5. Kết cấu đề tài
3.3 Một số giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ ngành da giày tại TP.HCM-
TP.HCM
3.3.1 Xây dựng và triển khai chƣơng trình phát triển CNPT ngành da giày
Theo chƣơng trình hành động quốc gia về CNPT nói chung, có thể vận dụng xây dựng chƣơng trình hành động cho TP.HCM đối với CNPT ngành da giày, cho giai đoạn từ nay đến năm 2025, trên cơ sở nghiên cứu đặc trƣng của ngành, với 3 giai đoạn chính nhƣ sau:
(i) Giai đoạn từ nay đến năm 2015: Nhằm khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, phân tán đã không tạo ra đƣợc khối lƣợng sản phẩm lớn, dẫn đến sức canh tranh suy giảm, đồng thời giúp hình thành những khu liên kết sản xuất qui mô lớn, mang tính tập trung chuyên môn hóa cao với việc ứng dụng rộng rãi các thành tựu mới của khoa học – công nghệ để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, TP.HCM cần hoàn thiện quy hoạch các cụm phát triển mang tính chuyên môn hóa các sản phẩm có thế mạnh hình thành các trung tâm giao dịch (chợ đầu mối) CNPT và đánh giá khả năng phát triển các Cụm liên kết ngành.
Tóm lại, xây dựng nhận thức về sản xuất CNPT; đánh giá năng lực sản xuất và xây dựng CSDL về CNPT của TP.HCM; tập trung thu hút các doanh nghiệp FDI vào sản xuất linh phụ kiện; xây dựng các khung chính sách thể chế tạo điều kiện thu hút đầu tƣ vào CNPT nhƣ Nghị định khuyến khích phát triển CNPT, các văn bản pháp lý liên quan đến các sắc thuế, cơ chế hợp đồng, tiêu chuẩn sản phẩm
linh kiện, xây dựng hạ tầng để phát triển CNPT nhƣ các khu CNPT dành cho doanh nghiệp FDI với các ƣu đãi đầu tƣ mạnh nhất. Mục tiêu của giai đoạn này là thành lập các đầu mối giao dịch nguyên phụ liệu và thu hút lớn nhất đầu tƣ nƣớc ngoài vào sản xuất phụ trợ ở TP.HCM, thông qua các chính sách ƣu đãi khuyến khích;
(ii) Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020: Xây dựng năng lực cung ứng nội địa. Giai đoạn này Chính phủ cần tập trung chuyển giao năng lực cung ứng từ các doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp nội địa với việc tập trung vào các chƣơng trình hỗ trợ liên kết mạnh với các đối tác cụ thể của cả phía doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa. Trong giai đoạn này, danh mục linh kiện nội địa hoá nên đƣợc công bố cùng với các ƣu đãi về thuế, đất đai, thị trƣờng... để hấp dẫn các doanh nghiệp nội địa và FDI đầu tƣ. Sự liên kết giữa 3 hình thức: Khu CNPT, trung tâm giao dịch (chợ đầu mối) CNPT và các Cụm liên kết ngành nên đƣợc tập trung phát triển trong giai đoạn này. Mục tiêu của giai đoạn này là chuyển giao phát triển CNPT sang các doanh nghiệp nội địa.
(iii) Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025: Xây dựng năng lực cung ứng quốc tế. Qua 2 giai đoạn kể trên, Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng đã bƣớc đầu xác định đƣợc khả năng tham gia của mình vào MLSX quốc tế, dựa trên năng lực sản xuất cung ứng của mình. Giai đoạn này, Chính phủ cần nhắm đến thị trƣờng quốc tế với các linh phụ kiện có giá trị gia tăng cao. Mục tiêu của giai đoạn này là đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nƣớc và TP.HCM bắt đầu xuất khẩu linh phụ kiện của một số ngành.