Khái niệm công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 25)

5. Kết cấu đề tài

1.1.3.1 Khái niệm công nghiệp phụ trợ

Thuật ngữ “công nghiệp phụ trợ” đƣợc sử dụng rộng rãi, đặc biệt ở các nƣớc Đông Á. Tuy nhiên, khái niệm công nghiệp phụ trợ chƣa hình thành một cách hiểu thống nhất trong các lý thuyết kinh tế cũng nhƣ trên thực tế, nhìn chung vẫn chƣa hình thành các chuẩn để quan niệm thế nào về công nghiệp phụ trợ.

xuất đầu vào (manufactured inputs). Hàng hóa, sản phẩm sau cùng đƣợc tạo ra từ những quá trình sản xuất và lắp ráp các đầu vào [13, tr. 7-8]. CNPT chính là những ngành sản xuất các sản phẩm đầu vào, gồm:

- Các sản phẩm, hàng hóa trung gian (intermediate goods).

- Các sản phẩm, hàng hóa phục vụ quá trình sản xuất (capital goods). Trong thực tiễn sản xuất kinh doanh, có hai cách hiểu về công nghiệp phụ trợ. Ở góc độ hẹp, công nghiệp phụ trợ là các ngành sản xuất linh kiện phục vụ cho công đoạn lắp ráp ra sản phẩm hoàn chỉnh. Ở góc độ rộng hơn, công nghiệp phụ trợ đƣợc hiểu nhƣ toàn bộ các ngành tạo ra các bộ phận của sản phẩm cũng nhƣ tạo ra các máy móc, thiết bị hay những yếu tố vật chất nào khác góp phần tạo thành sản phẩm. Khái niệm công nghiệp phụ trợ trên thực tế chủ yếu sử dụng trong các ngành công nghiệp có sản phẩm đòi hỏi sự kết nối của nhiều chi tiết phức tạp đòi hỏi tính chính xác cao, dây chuyền sản xuất đồng loạt với các công đoạn lắp ráp tách biệt. Tuy nhiên, nếu đặt góc nhìn rộng hơn, công nghiệp phụ trợ phải đƣợc hiểu một cách tổng quát nhƣ một hình dung về toàn bộ quá trình sản xuất nói chung, chứ không thể bổ dọc, cắt lớp theo ngành hay sản phẩm vì mỗi ngành, mỗi loại sản phẩm đều có những đặc thù riêng và đều có những đòi hỏi ở các mức độ khác nhau về yếu tố phụ trợ.

Lắp ráp cuối cùng

Lắp ráp Linh kiện, thiết bị

Công nghiệp phụ trợ Công cụ

Máy móc Nguyên vật liệu

Hình 1.4: Cấu trúc cơ bản của quy trình sản xuất

(Nguồn: Junichi Mori, Development of Supporting Industries for Vietnam’s Industrialization, M. of Arts in Law and Diplomacy Thesis, The Fletcher School,

2005.)

trợ. Ohno không đi vào định nghĩa thế nào là công nghiệp phụ trợ. Theo Ohno, thuật ngữ các ngành công nghiệp phụ trợ liên quan nhiều hơn đến sản xuất theo kiểu lắp ráp, theo đó các quy trình, các sản phẩm có thể chia sẻ các đầu vào chung. Các ngành dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm đòi hỏi những loại nguyên liệu đặc thù cho từng ngành, do đó không nhấn mạnh nhiều đến phát triển công nghiệp phụ trợ trong các chiến lƣợc đầu tƣ vào thƣợng nguồn [1, tr. 56].

Đặt trong khung phân tích chuỗi giá trị, với mục tiêu xây dựng một chiến lƣợc quốc gia về phát triển công nghiệp, Kenichi Ohno tổng quát hóa thành các nhóm ngành công nghiệp phụ trợ sẽ đóng vai trò đảm bảo quá trình công nghiệp hóa “lành mạnh và trôi chảy” [1, tr. 20]:

-Các ngành cứng nhƣ sản xuất nguyên vật liệu và linh kiện…

Các ngành mềm nhƣ thiết kế sản phẩm, mua sắm, marketing quốc tế, viễn thông, vận tải, năng lƣợng, cấp nƣớc…

-Các ngành phục vụ nhu cầu nội địa nhƣ thép, hóa chất, giấy, ximăng… Những ngành này, theo Ohno, cần phải đánh giá về chi phí và khả năng cạnh tranh trƣớc khi đi theo chiến lƣợc tập trung nội lực phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo.

Điện tử I và II Dệt may và giày dép Chế biến thực phẩm

Hình 1.5: Các mô hình chia sẻ của các ngành công nghiệp phụ trợ

( Nguồn: Kenichi Ohno và Nguyễn Văn Thƣờng (chủ biên), Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, 2005.)

Có thể nói, công nghiệp phụ trợ cho đến nay vẫn chƣa đƣợc hiểu một cách thống nhất. Không chỉ về chuẩn hóa định nghĩa hay cách tiếp cận, còn có hai quan điểm trái ngƣợc nhau về đặc thù của ngành công nghiệp phụ trợ.

và hạ nguồn cho rằng, công nghiệp phụ trợ có đặc tính thâm dụng vốn, có độ phủ rộng phục vụ và chia sẻ với nhiều ngành sản xuất [13, tr.9]. Khác với ngành hình thành sản phẩm cuối cùng có thể cần nhiều nhân lực phổ thông, các thiết bị, linh kiện, sản phẩm hỗ trợ đƣợc sản xuất với sự đầu tƣ tốn kém về máy móc và nguồn nhân lực kỹ thuật cao. Chính vì vậy, công nghiệp phụ trợ là những ngành thâm dụng vốn, đòi hỏi cao vềchất lƣợng lao động. Mặt khác, công nghiệp phụ trợ có độ phủ rộng, sản phẩm có thể sử dụng chung cho nhiều ngành, do đó phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu nghiêm ngặt về công nghệ và tiêu chuẩn kỹ thuật. Cả hai đặc tính này khiến công nghiệp phụ trợ ở các nƣớc đang phát triển kém tính cạnh tranh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các nƣớc đang phát triển thƣờng không đủ nguồn lực về vốn cũng nhƣ về lao động kỹ thuật cao để có thể phát huy vai trò của công nghiệp phụ trợ khi tham gia chuỗi giá trị.

- Ngƣợc lại, công nghiệp phụ trợ trong quan điểm khác gắn với khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khái niệm công nghiệp phụ trợ của Trần Văn Thọ (2006) chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính, cụ thể gồm những linh kiện, phụ tùng, phụ liệu, bao bì…và bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế [2, tr. 173]. Sản phẩm công nghiệp phụ trợ, theo ông, thƣờng đƣợc sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, những ngành sản xuất thâm dụng vốn nhƣ quan điểm trên sẽ không đƣợc tính là công nghiệp phụ trợ.

Do các quan niệm khác nhau về công nghiệp phụ trợ, việc hiểu và vận dụng đúng khái niệm này trong các chính sách công nghiệp thƣờng gặp nhiều khó khăn. Xem công nghiệp phụ trợ là những ngành sử dụng công nghệ thấp là một quan niệm sai lệch thƣờng thấy ở các nƣớc đang phát triển, dẫn đến không có các chính sách và đầu tƣ thỏa đáng. Tuy nhiên, xem công nghiệp phụ trợ theo nghĩa thâm dụng vốn và sử dụng lao động kỹ thuật cấp cao không mấy ý nghĩa đối với việc hình thành các chính sách và chiến lƣợc phát triển công nghiệp do điều kiện, năng lực hạn chế của các nƣớc đang phát triển. Trên thực tế, khái niệm công nghiệp phụ trợ đƣợc hiểu và tiếp cận một cách “thực dụng”, nghĩa là tùy mục tiêu, tùy chiến lƣợc mà sử

dụng hay tiếp nhận

- Ở Việt Nam, tận đến năm 2007, khi Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thƣơng) cho ban hành “Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành CNPT Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020”, cụm từ “CNPT” mới đƣợc chính thức hóa. Theo đó, CNPT đƣợc hiểu là: “hệ thống CNPT là hệ thống các nhà sản xuất (sản phẩm) và công nghệ sản xuất có khả năng tích hợp theo chiều ngang, cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng,.. cho khâu lắp ráp cuối cùng” [8, tr.8]. Ngày 24/2/2011, Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành CNPT, theo đó, CNPT đƣợc hiểu là “các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng, phụ kiện, linh kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tƣ liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng” [46, tr.2]. Đồng thời, Chính phủ cũng đã chỉ định danh mục các sản phẩm ƣu tiên phát triển đối với 5 nhóm ngành: ô tô, cơ khí chế tạo, dệt - may, da - giày, điện tử.

Tuy nhiên, theo Đỗ Minh Thụy (2012) công nghiệp phụ trợ nếu xét trên phƣơng diện công nghệ, thì khái niệm trên vẫn rộng và cần thiết đƣợc xác định cụ thể hơn, đó là: CNPT là công nghiệp tạo ra các yếu tố đầu vào phục vụ cho công nghiệp chế tạo [ 1, tr.15].

Hình 1.6: Khái niệm về CNHT

( Nguồn: Luận án TS. Đỗ Minh Thụy, Công nghiệp hỗ trợ ngành giày dép- nghiên

Qua các quan điểm và lý thuyết khác nhau, tác giả nhận thấy, công nghiệp phụ trợ là một khái niệm dựa trên nền tảng chính sách. Tùy vào chiến lƣợc và chính sách phát triển công nghiệp, mỗi vùng, mỗi nƣớc, mỗi khu vực, mỗi ngành tự lựa chọn cho mình một phạm vi thích hợp cho định nghĩa về công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, một lựa chọn đúng đắn cho quan niệm thế nào là công nghiệp phụ trợ phụ phải phù hợp với các nhân tố khách quan nhƣ xu hƣớng phát triển ngành, các chuỗi giá trị, các mối tƣơng quan… cũng nhƣ nhất thiết phải đặt trong một tổng thể thống nhất chiến lƣợc và chính sách phát triển công nghiệp cấp quốc gia.

Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả không sử dụng thuật ngữ công nghiệp hỗ trợ do công nghiệp phụ trợ là cụm từ đƣợc sử dụng từ đầu và đã đƣợc thể hiện trong nhiều nghiên cứu trƣớc đây. Mặt khác, do giới hạn nghiên cứu của đề tài nên không cần thiết phải đào sâu hay mở rộng độ phủ của khái niệm công nghiệp phụ trợ đến mức phải theo một cách thể hiện khác.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)