Vai trò của công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 30)

5. Kết cấu đề tài

1.1.3.2 Vai trò của công nghiệp phụ trợ

Vai trò của công nghiệp phụ trợ đối với phát triển kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa gắn với cái gọi là lợi thế toàn cầu. Theo The Boston Consulting Group [2, tr.8], lợi thế toàn cầu bao gồm 3 thành phần cơ bản: lợi thế về chi phí, lợi thế về tiếp cận thị trƣờng, lợi thế về năng lực. Cụ thể từ các lợi thế này, có 7 tiêu chí chính khi các công ty quyết định chuyển dịch các cơ sở sản xuất sang các quốc gia có chi phí thấp, gồm: Hàm lƣợng lao động; Tăng trƣởng cầu trên thị trƣờng nƣớc nhà; Quy mô của các thị trƣờng; Mức độ phát triển của nhà cung ứng; Mức độ chuẩn hóa; Hàm lƣợng tài sản trí tuệ; Yêu cầu về tiếp vận (logistics).

Các tiêu chí trên đều gắn bó chặt chẽ với việc phát triển công nghiệp phụ trợ. Lợi thế chi phí đến từ các nguồn lao động giá rẻ, chi phí đầu tƣ vốn thấp, giảm chi phí nhờ tìm đƣợc nguồn cung ứng nội địa, lợi thế kinh tế nhờ quy mô và các biện pháp ƣu đãi của chính phủ. Vai trò của các nhà cung ứng địa phƣơng ngoài sự thể hiện trong lợi thế về chi phí, còn thúc đẩy phát triển lợi thế về tiếp cận thị trƣờng và lợi thế về năng lực do các mối liên kết và hiệu ứng lan truyền công nghệ.

- Đối với thu hút và định hƣớng cho các nguồn FDI

Rất nhiều nghiên cứu đã thống nhất rằng, FDI không phải phƣơng thuốc thần cho sự phát triển. Tác động từ FDI có tính hai mặt. Một mặt, FDI tạo tác động lan tỏa thông qua các mối liên kết với các doanh nghiệp nội địa trong cấu trúc chuỗi giá trị, chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ, phƣơng thức quản lý… Mặt khác, FDI có thể là mối đe dọa lớn đối với các ngành sản xuất trong nƣớc, vốn yếu thế hơn hẳn về năng suất cũng nhƣ khả năng cạnh tranh. Ban đầu, FDI có thể đƣợc thu hút bằng những lợi thế về nguồn nhân lực, tài nguyên, thị trƣờng nội địa hoặc bằng các chính sách ƣu đãi tại các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, các lợi thế này thƣờng không bền vững, các ƣu đãi phải có sự đánh đổi, lực hút vì vậy mất dần và FDI có thể chuyển hƣớng. Trong dài hạn, chỉ có tham gia vào việc định hình các chuỗi giá trị, gắn bó lợi ích trong phát triển các mối liên kết mới có thể tạo tính bền vững trong khai thác FDI.

Công nghiệp phụ trợ thể hiện vai trò trong chuỗi giá trị, tạo ra sự thu hút và định hƣớng cho các luồng FDI. Một mặt, công nghiệp phụ trợ tạo ra các mối kết nối tham gia vào chuỗi giá trị, từ đó khai thác các tác động tích cực của FDI, mở rộng các liên kết tạo bàn đạp cho phát triển. Mặt khác, mặt bằng nền công nghiệp phụ trợ hiện tại chính là một yếu tố quan trọng đối với thu hút và định hƣớng FDI vì xu hƣớng chuyển dịch mạnh mẽ chuỗi giá trị đòi hỏi vai trò chủ động và khả năng hấp thu của các quốc gia tiếp nhận FDI. Nền tảng công nghiệp phụ trợ quyết định vai trò của FDI trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Từ đây xuất hiện một nghịch lý: công nghiệp phụ trợ khai thác tác động tích cực từ nguồn FDI tạo bàn đạp cho phát triển công nghiệp nhƣng nếu chƣa có một nền tảng công nghiệp phụ trợ tƣơng đối vững chắc thì khó có thể thu hút và định hƣớng nguồn FDI theo hƣớng tích cực và bền vững. Giải quyết nghịch lý này, các chính sách và chiến lƣợc phát triển công nghiệp cần phải xác định một xuất phát điểm phù hợp.

- Đối với chuyển dịch trên nấc thang chuỗi giá trị

Công nghiệp phụ trợ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cƣờng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa theo

hƣớng vừa mở rộng vừa theo chiều sâu. Mối quan hệ tƣơng hỗ này xuất phát từ việc các đầu vào hình thành nên sản phẩm cuối cùng có thể đến từ 3 nguồn: các nhà cung ứng trong nƣớc, các nhà cung ứng FDI và các nhà cung ứng từ nƣớc ngoài thông qua nhập khẩu. Việc nhập khẩu hoặc cung ứng từ các doanh nghiệp nƣớc ngoài thƣờng tạo sức ép về chi phí trong khi kỳ vọng của các công ty đa quốc gia là tìm kiếm nguồn cung ứng rẻ hơn ở địa phƣơng. Chuyển dịch trong chuỗi giá trị là cả một quá trình cạnh tranh mạnh mẽ để đáp ứng các đòi hỏi ngày càng cao của các doanh nghiệp đóng vai trò hạt nhân trong mạng sản xuất. Có kết nối đƣợc mới có thể mở rộng và chuyển dịch. Công nghiệp phụ trợ thể hiện sự kết nối và sức cạnh tranh của các nhà cung ứng nội địa, từ đó quyết định khả năng và tốc độ chuyển dịch trong các chuỗi giá trị.

Sự phát triển ban đầu sẽ kích thích mở rộng mạng lƣới cung ứng, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nội địa tham gia. Thị trƣờng công nghiệp phụ trợ phát triển thu hút thêm nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, đồng thời chia sẻ mặt bằng phát triển với các ngành công nghiệp nội địa. Sự tích lũy và tiếp nhận công nghệ, kỹ năng sẽ tạo ra các bƣớc chuyển dịch trong chuỗi giá trị, đúng hơn là trong mạng giá trị - mạng sản xuất với các liên kết xuyên quốc gia. Quá trình chuyển dịch diễn ra dần dần theo các công đoạn khác nhau với đặc thù của từng chuỗi giá trị.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)