Các sản phẩm CNPT ngành da giày

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 44)

5. Kết cấu đề tài

1.3.4 Các sản phẩm CNPT ngành da giày

Các sản phẩm CNPT cho ngành da giày có thể kể đến 9 nhóm:

(i). Da tổng hợp, nhân tạo các loại, một số loại da tổng hợp, nhân tạo cao cấp nhƣ da tổng hợp có lót lông, có chi tiết trang trí…

(ii). Vải làm giày dép các loại, một số chủng loại vải cao cấp nhƣ loại có in và đính các chi tiết trang trí…

(iii). Đế, gót giày dép các loại, đế giữa, đế ngoài, đế mặt, pho hậu và pho mũi cho mũi giày, gót, đế, đế đúc liền gót và đế giày thể thao, các sản phẩm đế cao cấp, đế trong có trang trí nhãn mác, đế có túi khí,…

(iv). Phụ liệu kim loại làm giày dép: khuy khoá, ô dê, đinh vít, nhãn mác, khoá kéo, độn sắt, pho sắt, ống thép cho gót giày….

(v). Phụ liệu dệt, vải các loại: chỉ may, chỉ khâu đế, dây giày, băng viền, dây tăng cƣờng, nơ trang trí, chun, nhãn mác…

(vi). Vật liệu giấy và bao bì: các loại nhƣ bì Texon, cát tông, hộp, thùng, túi ni lông, nhãn mác, que chống, giấy độn, bìa giữ hình mũi giày, hạt chống ấm, vật liệu in…

(vii). Keo dán, dung môi, hoá chất trau chuốt các loại: keo dán, một số hoá chất trau chuốt giày dép, đồ da nhƣ: xi, chất bóng, chất màu…

(viii). Phom giày các loại: phom nhựa, phom nhôm, phom gỗ…

(ix). Dụng cụ cơ khí, phụ tùng, thiết bị máy móc: các loại khuôn mẫu, dao chặt, cữ may, ống viền, đục các loại, giá kệ, xe chuyển và các sản phẩm cơ khí chế tạo phục vụ sản xuất.

có thể nhận định trên các khía cạnh sau:

+ Sản phẩm CNPT ngành da giày là sản phẩm đầu vào cho ngành da giày, ngành sản xuất sản phẩm thiết yếu của xã hội, không thể thiếu đối với mọi thời đại, mọi quốc gia, mọi ngƣời trên thế giới.

+ Về xu hƣớng phát triển: với xu hƣớng phát triển mạnh của ngành da giày trong tƣơng lai, cũng nhƣ tốc độ phát triển ngày càng nhanh thì nhu cầu về CNPT ngành da giày trên thị trƣờng nội địa cũng tăng với tốc độ tƣơng ứng. Tốc độ tăng ngày một nhanh, sẽ là cơ hội, lợi thế rất lớn để các DN trong nƣớc nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển.

+ Yêu cầu về chất lƣợng sản phẩm CNPT ngành da giày cũng rất cao, đa dạng hóa, phức tạp. Sản phẩm CNPT ngành chịu ảnh hƣởng rất lớn về tính thời trang, tính đa dạng, phong phú của sản phẩm giày dép, với tỷ trọng giá trị lớn là xuất khẩu luôn phải đáp ứng theo yêu cầu và sự biến động không ngừng về kiểu dáng, mẫu mã, tính thời trang của rất nhiều nƣớc trên thế giới. Thế giới ngày càng phát triển thì nhu cầu về sản phẩm cũng ngày càng đa dạng, phức tạp.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Trong chƣơng này, tác giả tập trung vào những lý thuyết liên quan đến công nghiệp phụ trợ. Bắt đầu từ chuỗi giá trị, tác giả đi vào tìm hiểu những quan niệm về công nghiệp phụ trợ và công nghiệp ngành da giày. Có hai luận điểm quan trọng đƣợc rút ra ở đây:

- Xuất phát điểm từ sự vận động sáng tạo của chuỗi giá trị, công nghiệp phụ trợ là một khái niệm linh động. Do đó, nó không bị (và không nên) bó hẹp trong cách hiểu cứng nhắc về công nghiệp phụ trợ bao gồm các ngành sản xuất phụ kiện, bộ phận lắp ráp hoặc những ngành công nghiệp cơ bản.

- Công nghiệp da giày ngày càng mở rộng biên giới, tích hợp thêm nhiều nội dung mới. Xu hƣớng phát triển mới của công nghiệp da giày là xoay quanh việc hình thành “siêu giá trị”, nhanh chóng rút lui khỏi những lĩnh vực đã không còn hấp dẫn và hƣớng tới tập trung vào các dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng cao nhƣ thiết kế, cung ứng giải pháp những nguyên vật liệu mới. Xu hƣớng này đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản trong quan niệm công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành da giày.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH DA GIÀY TẠI TP.HCM

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)