5. Kết cấu đề tài
2.2 Tổng quan về ngành da giày tại TP.HCM
Theo Hội Da giày TP.HCM (SLA) kim ngạch xuất khẩu giày dép của trong năm 2012 đã đạt kim ngạch trên 506,2 triệu USD, tăng 18.2% so với cùng kì năm 2011. Đồng thời cũng là ngành thu hút nhiều lao động, hàng năm tạo công ăn việc làm cho gần triệu lao động không kể số lao động làm trong các ngành phụ trợ có liên quan. Ngành cũng chịu tác động lớn nhất với các vấn đề nhạy cảm về lao động trong quá trình mở cửa và hội nhập. Lao động của ngành chủ yếu là các dòng lao
động nghèo đến từ khu vực nông thôn do phải đối mặt với thất nghiệp và thiếu cơ hội nâng cao thu nhập nên họ đã đổ về các thành phố, các khu công nghiệp để tìm kiếm việc làm. Trong quá trình phát triển của ngành da giày, đội ngũ lao động này dần dần tay nghề đƣợc nâng lên đáp ứng đƣợc các yêu cầu sản xuất. Công việc tƣơng đối ổn định, thu nhập đảm bảo cuộc sống cá nhân và một phần hỗ trợ kinh tế gia đình.
Ngành da giày ngày càng có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế TP.HCM trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá hiện đại hoá. Năng lực sản xuất của ngành da giày ngày một tăng trƣởng, tốc độ tăng trƣởng bình quân vào khoảng 13-15% / năm [59]. Ngành sản xuất da giày có vai trò quan trọng trong khu vực xuất khẩu của thành phố, Hoa Kỳ vẫn là thị trƣờng chính xuất khẩu mặt hàng này của TP.HCM trong năm 2012, chiếm tới 83% tỷ trọng, kế đến là thị trƣờng Anh chiếm 7,01%, Bỉ 5,46%...
Hình 2.1: Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu da giày năm 2012
( Nguồn: Theo Hội Da giày TP.HCM)
Việc đàm phán Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – EU, dù chƣa có kết quả chắc chắn nhƣng có nhiều nhà nhập khẩu hàng giày dép EU tìm đến TP.HCM đang tạo sức hút lớn đối với các nhà nhập khẩu. Bên cạnh đó, những bƣớc tiến khả quan trong đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) cũng mang lại nhiều yếu tố tích cực cho nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của TP.HCM. Một cơ hội “kép” cho da giày TP.HCM tại 2 thị trƣờng tiêu thụ lớn nhất thế giới.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu da giày năm 2012 (%)
Hoa Kỳ Anh Bỉ
Đức Nhật Bản Hà Lan
Trung Quốc Braxin Pháp
Đối với công nghiệp da giày, ảnh hƣởng của Trung Quốc luôn là sức ép lớn khi nói về các lợi thế tranh. Nhƣng với những nhận định trên đây, cơ hội luôn có và để nắm bắt chúng cần có một số điều kiện nhất định. Các điều kiện phát triển ngành da giày gồm:
- Thứ nhất, phát triển công nghiệp phụ trợ chính là điều kiện tiên quyết để phát triển công nghiệp da giày.
- Thứ hai, phát triển công nghiệp da giày cần nguồn nhân lực chất lƣợng cao.
Ngành da giày sản xuất theo quy trình, với tính tiêu chuẩn cao.
- Thứ ba, sự định hƣớng và hỗ trợ của khung chính sách về phát triển công nghiệp là điều kiện đủ cho phát triển công nghiệp da giày. Định hƣớng đúng trong khung chính sách thể hiện quan điểm chiến lƣợc về vai trò dẫn dắt trong phát triển công nghiệp.
* Thực trạng phát triển ngành da giày ở TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 4 trung tâm sản xuất giày dép lớn nhất nƣớc. Năm 2013,Trên địa bàn Thành phố hiện có trên 200 DN sản xuất giày dép, thu hút khoảng 700.000 ngƣời vào làm việc. Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh giày dép trên địa bàn TP.HCM đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể. Cụ thể nhƣ sau:
- Thứ nhất, về số lƣợng DN: Tính đến thời điểm cuối năm 2011, số DN công nghiệp kinh doanh ngành hàng giày dép trên địa bàn TP.HCM là 178 DN, so với năm 2000 tăng 91 DN, tƣơng ứng là 2,04 lần, so với năm 2007 tăng 32 DN, tƣơng ứng là 1,2 lần.
Bên cạnh hệ thống các DN hoạt động công khai trên thị trƣờng, Hồ Chí Minh còn có một hệ thống các hộ kinh doanh cá thể, họ hoạt động trên cơ sở hỗ trợ cho các DN với các hợp đồng cá nhân…. Các hành vi kinh doanh của nhóm này không chịu sự điều chỉnh của Luật DN và một số bộ luật khác, chẳng hạn nhƣ pháp luật về đất đai, về thuế thu nhập DN,…
Bảng 2.2: Số lƣợng DN kinh doanh ngành da giày tại TP.HCM (2007-2011) Năm Số lƣợng 2000 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số DN (Số có đến 31/12/2011) 87 146 172 175 178 178 DN có vốn nhà nƣớc: - Địa phƣơng - Trung ƣơng 5 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 DN dân doanh 68 125 147 150 152 152 DN FDI 14 20 24 24 25 25
(Nguồn: Cục thống kê TP.HCM– năm 2011)
Biểu đồ 2.1: Số lƣợng DN công nghiệp da giày TP.HCM (2000-2011)
( Nguồn: Cục thống kê TP.HCM năm 2011 ) - Thứ hai, về lao động:
Bảng 2.3: Số lao động làm việc trong các DN ngành da giày
(ĐVT: ngƣời) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tốc độ BQ 2010 -2011 Phân theo thành phần kinh tế 464.942 549.374 601.834 13,85 DN Nhà nƣớc 8.969 8.607 8.916 -0,22 DN ngoài nhà nƣớc 257.269 320.837 349.814 16,8 5 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 68 125 147 150 152 152 14 20 24 24 25 25 2000 2007 2008 2009 2010 2011 DN có vốn nhà nƣớc- Địa phƣơng DN có vốn nhà nƣớc- Trung ƣơng DN dân doanh
DN đầu tƣ nƣớc ngoài 198.704 219.93 243.104 10,6 (Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM năm 2011)
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động phân theo hình thức pháp lý năm 2011
DN ngoài nhà Tổng số DN nhà nƣớc nƣớc DN có vốn NN Chỉ tiêu Trị số Cơ cấu Trị số Cơ cấu Trị số Cơ cấu Trị số Cơ cấu
(Ngƣời) (%) (Ngƣời) (%) (Ngƣời) (%) (Ngƣời) (%)
Tổng số 596.476 100 8.807 100 347.019 100 240.650 100 1.Lao động quản lý 42.887 7,19 436 4,95 18.427 5,31 28.373 11,79 2. Lao động chuyên môn nghiệp vụ 85.714 14,37 1.227 13,93 57.640 16,61 24.643 10,24 3. Lao động kỹ thuật 184.550 30,94 2.124 24,12 100.046 28,83 91.375 37,97 4. Lao động phổ thông 231.492 38,81 1.233 14 155.326 44,76 91.495 38,02 5. Nhân viên khác 51.834 8,69 3.787 43 15.581 4,49 4.765 1,98
( Nguồn: Xử lý từ kết quả điều tra doanh nghiệp da giày của Hội Da giày TP.HCM) Tổng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp da giày trên địa bàn TPHCM năm 2011 là 601.834 ngƣời. Trong giai đoạn 2010 – 2011, tốc độ tăng bình quân số lao động làm việc tại các doanh nghiệp là 13,85%/ năm. Tuy nhiên, số lao động tăng chủ yếu tập trung vào khu vực ngoài nhà nƣớc, tốc độ tăng bình quân lao động của khu vực này là 16,8%/ năm. Ngƣợc lại, lao động làm việc tại khu vực nhà nƣớc có xu hƣớng giảm trong những năm gần đây (Bảng 2.3).
Theo số liệu điều tra các doanh nghiệp da giày trên địa bàn TP.HCM do Hội Da giày TP.HCM thực hiện năm 2011 cho thấy lao động đƣợc sử dụng trong các doanh nghiệp da giày phân theo hình thức pháp lý có cơ cấu khác nhau giữa các loại lao động. Tỷ lệ lao động quản lý từ phó phòng trở lên ở các doanh nghiệp có vốn
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chiếm 11,79%, cao hơn các doanh nghiệp trong nƣớc; Ngƣợc lại tỷ lệ nhân viên khác doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm tỷ lệ rất cao là 43% trong khi đó doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc chiếm 4,49% và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài chỉ chiếm 1,98% so với tổng số lao động. Cơ cấu lao động quản lý từ phó phòng trở lên và nhân viên nghiệp vụ các phòng ban, tức gồm các chức danh công việc phải qua đào tạo nghiệp vụ từ trung cấp trở lên tính bình quân trong các doanh nghiệp chiếm 21,56%. Nhƣ vậy lực lƣợng công nhân trực tiếp sản xuất và gián tiếp chiếm bình quân 78,44% trong các doanh nghiệp. Với lực lƣợng lao động đƣợc phân bổ nhƣ trên thì nhu cầu đào tạo đối với công nhân kỹ thuật phải cao hơn nhiều lần so với lao động chuyên môn nghiệp vụ (Bảng 2.4).
- Thứ ba, về cơ cấu sản xuất mặt hàng da giày: Số lƣợng sản phẩm giày dép sản xuất trên địa bàn thành phố TP.HCM năm 2011 là 141,761 triệu đôi; so với năm 2000 tăng 23,712 triệu đôi, tƣơng ứng là 1,2 lần. Ngoại trừ năm 2009 có phần suy giảm do ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, quy định mức thuế chống bán phá giá của EU đối với giày mũ da của Việt Nam.
+ Đối với giày dép thể thao, da, khác các loại là: 125,164 triệu đôi, so với năm 2000 tăng 17,505 triệu đôi, tƣơng ứng là 1,16 lần; so với năm 2007 giảm 5,800 triệu đôi.
+ Đối với giày vải các loại là: 16,597 triệu đôi, so với năm 2000 tăng 6,207 triệu đôi, tƣơng ứng là 1,59 lần; so với năm 2007 tăng 6,863 triệu đôi, tƣơng ứng là 1,7 lần.
Bảng 2.5: Số lƣợng sản phẩm giày dép các loại phân theo loại hình DN (ĐVT: triệu đôi) Năm Chỉ tiêu 2000 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số sản phẩm giày dép các loại: 118,049 140,698 138,491 129,665 139,884 141,761 Sản phẩm giày dép các loại (TT+ da+ khác) sản xuất trên địa bàn thành phố: 107,659 130,964 127,906 121,307 125,658 125,164 - Nhà nƣớc địa phƣơng quản lý 15,144 7,396 7,931 7,179 8,815 8,887 - Ngoài nhà nƣớc 57,100 81,359 78,428 75,229 74,878 73,749 - Đầu tƣ nƣớc ngoài 35,415 42,209 41,547 38,900 41,965 42,528 Số lƣợng sản phẩm giàyvải các loại sản xuất trên địa bàn thành phố: 10,390 9,734 10,585 8,358 14,226 16,597 - Nhà nƣớc địa phƣơng quản lý 2,013 1,503 1,138 765 1,072 1,550 - Ngoài nhà nƣớc 5,260 5,311 6,272 5,086 8,886 10,068 - Đầu tƣ nƣớc ngoài 3,117 2,920 3,176 2,507 4,268 4,979
(Nguồn: Cục thống kê thành phố TP.HCM – năm 2011)
* Có thể đánh giá thực trạng phát triển ngành da giày ở TP.HCM như sau:
- Về thành tựu: Nhiều năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu giày dép năm 2011 đạt 141,761 triệu đôi, tƣơng ứng là 486,673 triệu USD chiếm 4,5% trong tổng số 10.814,95 triệu USD tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trừ dầu thô. Nhiều nhà sản xuất da giày ở TP.HCM đã xây dựng đƣợc website của riêng mình. Các website tiếng Anh của một số nhà sản xuất đã mang lại
những ấn tƣợng tốt về năng lực sản xuất, đặc biệt là đối với những dòng sản phẩm của họ, chứng nhận chất lƣợng và trang thiết bị tại chỗ (ví dụ trang web của doanh nghiệp Vina Giày, Bình Tân…).
- Về hạn chế: Tuy có nhiều lợi thế trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ: vị trí địa lý thuận lợi, môi trƣờng kinh doanh tƣơng đối tốt, nguồn lao động dồi dào và phù hợp,… nhƣng hoạt động kinh doanh xuất khẩu giày dép của các DN trên địa bàn thành phố những năm gần đây không có nhiều chuyển biến tích cực, chƣa phát huy tối đa đƣợc lợi thế của mình. Có thể nêu ra một số hạn chế cơ bản sau:
Một là, quy mô sản xuất của các DN kinh doanh da giày nhiều năm gần đây không tăng nhiều, diện tích mặt bằng sản xuất của ngành tăng lên không đáng kể, vốn chủ sở hữu quá nhỏ. Điều này làm ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của các DN.
Hai là, lực lƣợng lao động trong các DN tƣơng đối trẻ, năng lực và sự nhiệt tình có sẵn, nhƣng kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và trình độ chuyên môn nhìn chung thấp. Thậm chí, nhiều lao động có ý thức rất kém trong công việc, lƣời biếng, vô kỷ luật. Hiện tƣợng lao động tự ý bỏ việc rất hay xảy ra. Bên cạnh đó, hiện tƣợng lao động phải làm thêm giờ, làm tăng ca cũng diễn ra thƣờng xuyên. Việc này đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của các DN.
Ba là, máy móc thiết bị của các DN kinh doanh giày dép còn ở tình trạng “lạc hậu về mặt công nghệ”, dây chuyền sản xuất đƣợc chế tạo và chuyển giao đã từ rất lâu. Máy móc, thiết bị mới chủ yếu đƣợc bổ sung, thay thế do bị thiếu trong dây chuyền, bị hỏng phải thay thế nên dây chuyền sản xuất không đƣợc đồng bộ, làm giảm hiệu quả trong quá trình vận hành sản xuất sản phẩm.
Bốn là, các DN sản xuất giày dép trên địa bàn thành phố luôn bị động về nguồn nguyên liệu. Theo số liệu thống kê thì có tới 60% đến 80% nguyên vật liệu để sản xuất giày dép là nhập khẩu từ nƣớc ngoài và với chi phí cao, trong khi nguyên phụ liệu trong nƣớc thì chất lƣợng kém, không bảo đảm mà giá lại cao, điều này đã ảnh hƣởng đến giá trị gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu của ngành [76].
Năm là, mặc dù giá trị sản xuất hàng năm lớn, nhƣng lại mang về cho thu nhập quốc dân, đóng góp cho GDP không đƣợc nhiều (chỉ khoảng 25% đến 30% tổng giá trị). Sản phẩm giày dép vẫn chủ yếu mang tính chất gia công là chính, giá trị gia tăng của sản phẩm còn thấp. Các DN trên địa bàn thành phố hiện nay làm thuê cho DN nƣớc ngoài, sản xuất theo những mẫu mã, nguyên phụ liệu họ mang đến và đƣợc hƣởng giá gia công rất thấp. Họ không quyết định giá thành sản xuất cũng nhƣ giá bán. Hơn nữa, hoạt động gia công mang nhiều yếu tố rủi ro, khi các DN nƣớc ngoài bất kể lúc nào cũng có thể chuyển sang đối tác khác nếu ở đó giá gia công cạnh tranh hơn.
Công ty Giày An Lạc là một doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu giày dép các loại với lực lƣợng lao động thƣờng trực khoảng 3.000 ngƣời tại Quận Bình Tân. Giám đốc công ty, bà Châu Quệ Cẩm, cho biết “ Trong hơn 25 năm gia công giày xuất khẩu, giá bán trung bình chỉ tăng khoảng 10%, trong khi chi phí đầu vào, từ giá nhân công cho đến các loại nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu lại tăng cao hơn nhiều, trung bình 30-40% tùy mặt hàng”.
Sáu là, các DN da giày của thành phố còn hạn chế trong thiết kế mẫu hàng. Chủ yếu các DN chờ đợi các đơn hàng từ nƣớc ngoài, các mẫu mã đƣợc thiết kế sẵn. Hoạt động của các DN chỉ bao gồm việc phác mẫu hàng loạt, cắt, may, mài, thành hình, đóng gói, xuất hàng. Các DN chủ yếu làm gia công cho nƣớc ngoài nên chƣa quan tâm nhiều đến việc đa dạng hoá, nâng cao chất lƣợng và cải tiến sản phẩm xuất khẩu do đó chất lƣợng sản phẩm da giày chƣa cao, mẫu mã còn đơn điệu. Điều đó kéo theo việc các DN không có khả năng cạnh tranh một cách toàn diện, ít nhất là về khía cạnh thời trang trong lĩnh vực giày dép. Không có năng lực cạnh tranh toàn diện, không có đội ngũ tạo ra những giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm, làm cho các DN không có thƣơng hiệu và niềm tin từ ngƣời tiêu dùng. Chính vì vậy, mặc dù là một ngành quan trọng trong nền công nghiệp thời trang nhƣng từ lâu giày dép vẫn bị coi là thứ yếu.
Bảy là, thị trƣờng da giày của TP.HCM chƣa đa dạng, tập trung chủ yếu vào hai thị trƣờng lớn là Châu Âu và Mỹ. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến thƣơng mại và quảng bá sản phẩm của các DN chƣa hiệu quả cả trong và ngoài nƣớc.
Tám là, năng lực cạnh tranh của các mặt hàng còn yếu, đại bộ phận các DN có quy mô sản xuất nhỏ, năng lực kiến thức và kinh nghiệm thƣơng mại quốc tế còn hạn chế. Kim ngạch xuất khẩu tuy tăng trƣởng nhanh nhƣng vẫn chƣa thực sự vững chắc và dễ bị ảnh hƣởng bởi tác động bên ngoài, nhƣ biến động giá cả trên thị trƣờng thế giới hay sự xuất hiện của các rào cản thƣơng mại. Trƣớc tác động của vụ kiện chống bán phá giá của EC vừa qua, nhiều DN đã bị ảnh hƣởng lớn, thậm chí ảnh hƣởng đến cả tâm lý của ngƣời lao động.
- Về nguyên nhân của hạn chế: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trên, trong đó thực trạng nguồn nguyên liệu và hệ thống cung ứng hiện nay còn nhiều hạn chế là một nguyên nhân quan trọng hàng đầu. Các công đoạn hỗ trợ sản xuất toàn diện nhƣ cung ứng phụ liệu, thiết kế, kiểm nghiệm, marketing, phân phối và phát triển thƣơng hiệu hầu nhƣ vắng bóng ở TP.HCM. Một số nhà sản xuất đã