Công nghiệp phụ trợ ngành da giày

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 37)

5. Kết cấu đề tài

1.3 Công nghiệp phụ trợ ngành da giày

1.3.1 Khái niệm về CNPT ngành da giày

Nền tảng công nghiệp phụ trợ là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển ngành da giày. Sự yếu kém của công nghiệp phụ trợ đƣợc đƣa ra nhƣ nguyên nhân chủ yếu khiến công nghiệp da giày chƣa kết nối đƣợc với mạng sản xuất toàn cầu, mãi lẩn quẩn trong khâu gia công với lợi thế về giá nhân công rẻ. Trong công nghiệp da giày, khâu gia công mang lại giá trị gia tăng thấp nhất và có kết nối yếu nhất. Mối kết nối với mạng sản xuất toàn cầu bằng khâu gia công không tạo đủ lực để thúc đẩy phát triển công nghiệp địa phƣơng, khai thác hiệu ứng lan tỏa trong chuỗi giá trị. Chính sách công nghiệp các nƣớc thƣờng liệt kê những ngành nào đƣợc xem là ngành phụ trợ trong phạm vi một ngành cụ thể. Công nghiệp phụ trợ vốn là khái niệm nổi lên từ châu Á, do đó mang tính “địa phƣơng”, gắn liền với vai trò của những công ty dẫn đầu trong chiến lƣợc chuyển dịch các cơ sở sản xuất nhằm đạt đƣợc hiệu quả về chi phí. Công nghiệp phụ trợ phải bắt đầu từ nhu cầu của các công ty đang kiểm soát chuỗi giá trị một phần hoặc toàn bộ. Tùy vào cấu trúc chuỗi giá trị một lớp hay nhiều lớp, các công ty này đóng vai trò hạt nhân, tạo ra nhiều quỹ đạo xoay quanh. Công nghiệp phụ trợ quyết định khả năng tham gia và tăng tốc trên các quỹ đạo này. Và điểm xuất phát tham gia vào chuỗi giá trị sẽ quyết định cần phải hiểu thế nào về công nghiệp phụ trợ. Chính vì vậy, khái niệm công nghiệp phụ trợ ngành da giày có thể khác nhau tùy quốc gia, tùy địa phƣơng, tùy

thời điểm. Tóm lại, khái niệm công nghiệp phụ trợ da giày phải đƣợc đặt trong một khung phân tích nhất định, gồm:

- Bối cảnh thực tế, gồm phân công hàng ngang hay hàng dọc trong ngành. - Mục tiêu chính sách, gồm định hƣớng xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu, phát triển các nhà cung ứng ở thƣợng nguồn hay tập trung vào hạ nguồn với các dịch vụ xoay quanh tiếp cận thị trƣờng và sản phẩm cuối cùng.

- Xuất phát điểm trong chuỗi giá trị hay mạng sản xuất toàn cầu. - Các điều kiện phát triển công nghiệp ngành da giày.

Tùy vào các yếu tố cấu thành khung phân tích, khái niệm công nghiệp phụ trợ ngành da giày đƣợc vận dụng mang ý nghĩa chiến lƣợc nhiều hơn là lý thuyết. Bắt đầu từ xuất phát điểm thấp, công nghiệp phụ trợ ngành da giày đƣợc tiếp cận theo hƣớng thƣợng nguồn. Trong đó, nổi lên đặc thù và điều điều kiện phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ là độ phủ rộng, bao trùm việc cung ứng đầu vào của nhiều quy trình sản xuất sản phẩm da giày thuộc các phân ngành khác nhau, thậm chí cả những ngành sản xuất khác không thuộc công nghiệp da giày nhƣ sản xuất điện tử, cơ khí… Do đó, nếu phát triển công nghiệp phụ trợ một cách tách biệt thì nguồn lực về con ngƣời và kinh nghiệm sẽ là lực cản rất lớn, đặc biệt với điều kiện của các nƣớc đang phát triển. Tuy nhiên, công nghiệp phụ trợ có thể là điểm then chốt, là bàn đạp phát triển công nghiệp nếu kết nối đƣợc với mạng sản xuất toàn cầu, đáp ứng nhu cầu của các công ty dẫn đầu khi chuyển dịch các cơ sở sản xuất.

Trên cơ sở khái niệm về CNPT, theo TS. Đỗ Minh Thụy “CNHT ngành da giày là công nghiệp tạo ra các yếu tố đầu vào phục vụ cho công nghiệp chế tạo giày dép” [1, tr.25].

Hình 1.8. Chuỗi giá trị ngành giày

( Nguồn: Luận án TS. Đỗ Minh Thụy, Công nghiệp hỗ trợ ngành giày dép - nghiên

cứu đối với ngành giày dép ở Hải Phòng )

Cũng cần lƣu ý, chuỗi giá trị của ngành da giày có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ sử dụng công nghệ sản xuất và việc sử dụng nguồn lực đầu vào trong nƣớc nhƣ nguyên liệu thô, máy móc sản xuất và dịch vụ hỗ trợ. Mặt khác, chất liệu giày dép quyết định chất lƣợng và đẳng cấp sản phẩm. Hiện nay chất liệu da vẫn đƣợc đánh giá là cao cấp nhất, tiếp theo là chất dẻo và cao su và các chất liệu khác. Các tính năng đặc thù của giày dép cũng đƣợc đánh giá cao, càng ngày các công nghệ mới càng đƣợc ứng dụng trong ngành da giày để đƣa ra các sản phẩm cực kỳ sáng tạo, đi trƣớc xu hƣớng thời đại và vì vậy có giá trị rất cao. Đơn cử nhƣ nhãn hiệu giày dép Geox (http://www.geox.com) của Ý với ý tƣởng độc đáo thiết kế những đôi giày có thể “thở” đƣợc, đặc biệt cho giày thể thao với công nghệ thiết kế giày thẩm thấu đƣợc tối đa mồ hôi chân. Công nghệ này hiện nay đƣợc ứng dụng nhiều nơi và thậm chí cả trong ngành dệt may. Công ty này cũng phát triển công nghệ sản xuất da chống thấm nƣớc. Những sáng tạo thành công này đã trở thành một phân ngành mới trong ngành giày dép và đƣa tên tuổi những hãng giày dép này nổi tiếng toàn thế giới. Hoặc công ty Nike thể hiện đẳng cấp đầu đàn của mình với các dự án thân thiện với môi trƣờng nhƣ “tái chế” giày với công nghệ phân tách, tái chế và tái sử dụng lại các nguyên liệu của đôi giày cũ.

Công nghiệp phụ trợ ngành da giày yêu cầu cao về công nghệ và nguồn nhân lực. Các yếu tố này tạo nên khoảng cách giữa các DN da giày và các nhà cung ứng

địa phƣơng. Các doanh nghiệp nội địa không đủ năng lực để liên kết mạnh hơn trong chuỗi giá trị còn các công ty đa quốc gia sẽ không có động cơ mạnh mẽ để lấp đầy khoảng trống này nếu họ vẫn còn có lựa chọn khác từ những nguồn nhập khẩu và các các nhà cung ứng theo hợp đồng. Nhƣ vậy, sự chủ động phải đến từ chính các nhà cung ứng địa phƣơng. Họ phải tiếp cận đƣợc với nhu cầu của các DN da giày, nâng cao tầm vóc, mở rộng đầu tƣ và hạ giá thành để đạt đƣợc tính kinh tế theo quy mô trong sản xuất.

1.3.2 Các điều kiện phát triển CNPT ngành da giày

Việc phát triển CNPT ngành da giày là một vấn đề rất phức tạp trong quá trình hoạch định chiến lƣợc phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia. Với các nƣớc đang trong quá trình công nghiệp hoá, khi các nguồn lực còn hẹp, qui mô các ngành kinh tế còn nhỏ bé, việc giải quyết bài toán quan hệ giữa phát triển CNPT ngành da giày và ngành da giày lại càng khó khăn và phức tạp hơn. Phát triển CNPT ngành da giày chịu sự tác động của nhiều nhân tố ở các mức độ khác nhau. Chúng ta có thể sử dụng “Mô hình kim cƣơng Porter” để xác định các điều kiện và mức độ ảnh hƣởng của chúng đến sự phát triển CNPT ngành da giày.

Hình 1.9: Mô hình Viên kim cƣơng của Porter

(Nguồn: The Michael E. Porter (1990))

Theo Hình 1.9, tác giả đi phân tích một số nội dung chủ yếu của từng điều kiện ảnh hƣởng tới sự phát triển CNPT ngành da giày tạo lợi thế cạnh tranh nhƣ sau:

Các đóng góp của yếu tố đầu vào sản xuất:

Các yếu tố đầu vào thƣờng bao gồm nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, nguồn tri thức, nguồn vốn, kết cấu hạ tầng. Tỷ lệ sử dụng các yếu tố đầu vào của các ngành khác nhau là khác nhau, vì vậy mỗi quốc gia có thể khai thác lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng chiến lƣợc phát triển các ngành công nghiệp với tỷ lệ sử dụng yếu tố đầu vào thích hợp.

Các yếu tố đầu vào của CNPT ngành da giày cũng có đầy đủ đầu vào của các ngành công nghiệp khác. Trong đó, các yếu tố đầu vào cơ bản lại chiếm tỷ trọng lớn, đóng vai trò quyết định nhƣ lao động, da, vải, cao su, giấy, cơ sở hạ tầng hành chính –thông tin – khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, thổ nhƣỡng khí hậu.

Các điều kiện về mức cầu

Các yếu tố về cầu thị trƣờng bao gồm: các yếu tố cấu thành cầu thị trƣờng, quy mô và sự tăng trƣởng của cầu và phƣơng thức chuyển ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Các yếu tố thuộc nhóm này có ý nghĩa là căn cứ quan trọng nhất trong sự phát triển CNPT ngành da giày cả về quy mô, cơ cấu sản phẩm cũng nhƣ về tốc độ.

Các ngành liên hệ và hỗ trợ

Các ngành CNPT ngành da giày luôn chịu ảnh hƣởng của các ngành công nghiệp liên quan, bao gồm:

- Ngành da giày, đây là ngành sản xuất sản phẩm hạ nguồn, ngành tiêu thụ, sử dụng sản phẩm của CNPT ngành da giày. Ngành da giày có phát triển thì mới kéo theo sự phát triển của các ngành CNPT cho ngành.

- Ngành cơ khí chế tạo các thiết bị, dây chuyền sản xuất da, vải, cao su, giấy, hóa chất…Đây là một ngành rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm, đổi mới mẫu mã sản phẩm.

- Các ngành cung cấp dịch vụ nhƣ giao thông vận tải, hải quan, bảo hiểm, y tế,…cũng rất ảnh hƣởng đến sự phát triển của CNPT ngành da giày. Các ngành này nếu phát triển tốt thì phục vụ và có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các DN trong các ngành CNPT.

- Thứ nhất, khả năng phân tích và xây dựng các chiến lƣợc. Nội dung cụ thể của vấn đề này về cơ bản bao gồm việc chủ DN xác định đƣợc DN đang ở đâu, khả năng cạnh tranh nhƣ thế nào, nguồn lực ra sao; DN muốn đến đâu, tầm nhìn, mục tiêu chiến lƣợc là gì; DN phải làm gì để đến đƣợc đích, lên kế hoạch chiến lƣợc, triển khai và giám sát thực hiện chiến lƣợc.

- Thứ hai, chiến lƣợc và cơ cấu tổ chức của các DN trong ngành. Phƣơng pháp cạnh tranh và quản lý của một DN trong một quốc gia thƣờng bị ảnh hƣởng bởi đặc điểm của quốc gia đó. Ngành công nghiệp của một nƣớc sẽ có lợi thế cạnh tranh khi các phƣơng pháp và các thông lệ quản lý phù hợp với đặc trƣng của quốc gia và khả năng cạnh tranh của ngành.

- Thứ ba, các yếu tố mục tiêu. Mục tiêu của quốc gia và DN tạo động lực cho mỗi công dân, mỗi nhà quản lý. Có sự thống nhất trong mục tiêu của Nhà nƣớc, DN và mỗi cá nhân thì chắc chắn quốc gia đó sẽ đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh hơn các quốc gia khác.

- Thứ tƣ, yếu tố cạnh tranh nội địa. Trên thực tế hiếm có ngành công nghiệp nào có thế mạnh cạnh tranh trên trƣờng quốc tế lại không đã và đang chịu sức cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng nội địa. Cạnh tranh từ thị trƣờng nội địa đòi hỏi DN phải không ngừng đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ.

Thời cơ

Hiện nay, có một xu thế đẩy mạnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới là sự chia nhỏ quá trình sản xuất thành các công đoạn đang diễn ra nhanh chóng. Các nƣớc đều cố gắng đạt đƣợc ở mức độ nào đó về chuyên môn hóa và tham gia vào MLSX trong khu vực hoặc trên thế giới. Điều này đặt ra yêu cầu các quốc gia phải định hƣớng lại các lựa chọn phát triển của mình về mặt cơ cấu. Vấn đề quan trọng là TP.HCM có thể đảm nhận bộ phận có tầm quan trọng và giá trị gia tăng cỡ nào trong chuỗi giá trị ấy.

Cụm liên kết ngành “là khu vực tập trung các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV ) cùng ngành, theo cùng một khu vực địa lý, cùng sản xuất và bán các

loại hàng hóa phụ trợ hay có liên quan với nhau và do đó gặp các khó khăn và thuận lợi tƣơng tự”. Các DN trong một cụm có thể tạo nên chuỗi giá trị của sản phẩm, từ khâu cung cấp nguyên liệu cho đến việc đem sản phẩm tới ngƣời tiêu dùng. Do đó, một cụm liên kết ngành (CLKN) không chỉ bao gồm các DN sản xuất, mà còn bao gồm cả các nhà cung cấp nguyên liệu thô, các nhà thầu phụ, ngƣời mua, ngƣời xuất khẩu, các nhà cung cấp máy móc.

Chính phủ

Đối với CNPT ngành da giày, nhiều năm gần đây, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm phát triển, thể hiện ở việc phê duyệt các đề án chiến lƣợc phát triển ngành, các chính sách hỗ trợ để thúc đẩy phát triển ngành, thực thi các giải pháp, các hƣớng dẫn về xúc tiến thƣơng mại, nhằm giảm thiểu các vấn đề rào cản thƣơng mại, chế độ giám sát, chống bán phá giá,… Chính phủ cũng đã có quy hoạch phát triển các ngành hỗ trợ, các chính sách thuế để nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trong nƣớc…

1.3.3 Vai trò của CNPT ngành da giày

- Thứ nhất, góp phần khai thác các nguồn lực trong nƣớc, giải quyết công ăn việc làm cho một lƣợng lớn lao động phổ thông, giảm xuất khẩu các sản phẩm thô và nhập khẩu nguyên phụ liệu, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm giày dép trong nƣớc và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo hƣớng vừa mở rộng vừa chuyên sâu.

- Thứ hai, phát huy ảnh hƣởng của tác động “lan toả” trong mạng lƣới sản xuất (MLSX) da giày. Mạng lƣới này có thể liên kết theo chiều dọc hoặc chiều ngang, tạo thành các CLKN, có mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Do vậy, sự phát triển của ngành công nghiệp này sẽ có tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác, kích thích các ngành cùng phát triển theo hƣớng đáp ứng đƣợc yêu cầu của thời kì mới.

- Thứ ba, mở rộng khả năng thu hút FDI vào phát triển ngành da giày. CNPT ngành da giày và FDI có mối quan hệ tƣơng hỗ hai chiều, CNPT ngành da giày phải phát triển mới thu hút FDI cho ngành da giày. Mặc dù ngành da giày có hàm lƣợng

chi phí lao động cao, nhƣng chi phí cho CNPT của ngành da giày, nhìn chung, vẫn cao hơn nhiều so với chi phí lao động. Vì vậy, một nƣớc dù có ƣu thế về lao động nhƣng CNPT không phát triển sẽ làm cho môi trƣờng đầu tƣ kém hấp dẫn. Tuy nhiên, cũng không phải CNPT phát triển đồng bộ rồi mới có FDI. Có nhiều trƣờng hợp FDI đi trƣớc và kéo theo các DN khác (kể cả DN trong và ngoài nƣớc) đầu tƣ phát triển CNPT, do đó có sự quan hệ tƣơng hỗ 2 chiều giữa FDI và CNPT.

1.3.4 Các sản phẩm CNPT ngành da giày

Các sản phẩm CNPT cho ngành da giày có thể kể đến 9 nhóm:

(i). Da tổng hợp, nhân tạo các loại, một số loại da tổng hợp, nhân tạo cao cấp nhƣ da tổng hợp có lót lông, có chi tiết trang trí…

(ii). Vải làm giày dép các loại, một số chủng loại vải cao cấp nhƣ loại có in và đính các chi tiết trang trí…

(iii). Đế, gót giày dép các loại, đế giữa, đế ngoài, đế mặt, pho hậu và pho mũi cho mũi giày, gót, đế, đế đúc liền gót và đế giày thể thao, các sản phẩm đế cao cấp, đế trong có trang trí nhãn mác, đế có túi khí,…

(iv). Phụ liệu kim loại làm giày dép: khuy khoá, ô dê, đinh vít, nhãn mác, khoá kéo, độn sắt, pho sắt, ống thép cho gót giày….

(v). Phụ liệu dệt, vải các loại: chỉ may, chỉ khâu đế, dây giày, băng viền, dây tăng cƣờng, nơ trang trí, chun, nhãn mác…

(vi). Vật liệu giấy và bao bì: các loại nhƣ bì Texon, cát tông, hộp, thùng, túi ni lông, nhãn mác, que chống, giấy độn, bìa giữ hình mũi giày, hạt chống ấm, vật liệu in…

(vii). Keo dán, dung môi, hoá chất trau chuốt các loại: keo dán, một số hoá chất trau chuốt giày dép, đồ da nhƣ: xi, chất bóng, chất màu…

(viii). Phom giày các loại: phom nhựa, phom nhôm, phom gỗ…

(ix). Dụng cụ cơ khí, phụ tùng, thiết bị máy móc: các loại khuôn mẫu, dao chặt, cữ may, ống viền, đục các loại, giá kệ, xe chuyển và các sản phẩm cơ khí chế tạo phục vụ sản xuất.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)