Các giải pháp phát triển nguôn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 100)

5. Kết cấu đề tài

3.3.2.5 Các giải pháp phát triển nguôn nhân lực

+ Củng cố, hoàn thiện và mở rộng hệ thống đào tạo nghề da giày theo hƣớng mở rộng và phát triển của ngành. Mở các khoa, chuyên ngành da giày trong các trƣờng đại học và cao đẳng, đầu tƣ mạnh để có chất lƣợng đào tạo đạt yêu cầu của

ngành. Cần xây dựng các chƣơng trình đào tạo bằng phƣơng tiện nghe nhìn đạt tiêu chuẩn để cung cấp đồng loạt cho các DN. Tất cả các hoạt động trên đều trên cơ sở khảo sát kỹ lƣỡng yêu cầu của các DN và luôn có thông tin cập nhập có tính liên kết cao từ DN đến cơ sở đào tạo.

+ Liên kết với các trƣờng đại học, các tổ chức quốc tế về đào tạo chuyên ngành Dệt nhuộm, ngành Thuộc da để cử sinh viên, cán bộ học tập tại nƣớc ngoài. Hoạt động liên kết với nƣớc ngoài nên lựa chọn các nƣớc có ngành da giày và dệt may phát triển mạnh nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc…Tập trung mạnh cho đào tạo cán quản lý, lao động chuyên môn các lĩnh vực thuộc da, nhuộm, khuôn mẫu. Hội Da giày TP.HCM cần liên kết với Hội Da giày Quận 4 –Làng nghề da giày, là đầu mối để phối hợp và liên kết các cơ sở đào tạo trong và ngoài nƣớc triển khai chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành. Và đồng thời hai hội này, thành lập trung tâm cung ứng nguồn lao động chất lƣợng và ổn định. Cũng giống nhƣ các ngành khác, ngành da giày cũng mang tính chất mùa vụ, khi nhu cầu lao động cao thì trung tâm cung ứng lao động sẽ đáp ứng nhu cầu lao động, khi trái vụ trung tâm cung ứng sẽ thực hiện đào tạo lại đội ngũ lao động. Nhờ quy mô lớn và đào tạo tập trung, chuyên môn hóa cao hiệu quả sẽ tăng lên.

+ Các cơ sở đào tạo cần xây dựng các chƣơng trình hợp tác với nƣớc ngoài để đào tạo cán bộ quản lý, kỹ sƣ, công nhân lành nghề. Đầu tƣ xây dựng các trƣờng dạy nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất theo dây chuyền hiện đại, nhằm tạo đƣợc một đội ngũ công nhân có tay nghề cao.

+ Các cơ sở đào tạo cần đƣợc tăng cƣờng theo hƣớng phù hợp với nhu cầu và các tiêu chuẩn thực tế của các DN, nhất là các DN FDI. Ngoài ra, cần tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả các chƣơng trình đào tạo về kỹ năng đàm phán, quản trị kinh doanh, cải tiến công nghệ, dịch vụ sau bán hàng, tiếp cận tài chính, quản lý chất lƣợng,… để từng bƣớc hoàn thiện quy trình sản xuất và nâng cao kỹ năng cho nhân lực của các DN sản xuất trong nƣớc.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)