Giải pháp về phía doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ ngành da giày

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 105)

5. Kết cấu đề tài

3.3.3 Giải pháp về phía doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ ngành da giày

giày

* Về chiến lược phát triển

Trên cơ sở những dự báo về xu thế mới của thế giới, về thị trƣờng, về công nghệ,… đánh giá đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ, từ đó đề ra chiến lƣợc cho từng đơn vị sản phẩm trên những khúc thị trƣờng nhất định. Đây thực sự đang là một bất cập lớn ở nhiều DN CNPT ngành da giày. Nhiều DN chƣa nhận thức đƣợc thực chất, vai trò, cũng nhƣ phƣơng pháp hoạch định và quản trị chiến lƣợc. Nhiều DN đề ra chiến lƣợc chung cho toàn DN với những giải pháp chung chung, tính khả thi kém. Chiến lƣợc chỉ thực sự hiệu quả khi đƣợc hoạch định đối với từng đơn vị kinh doanh chiến lƣợc ( tức là từng loại sản phẩm trên từng đơn vị thị trƣờng nhất định), trên cơ sở dự báo xu hƣớng, xác định tầm nhìn, sứ mệnh và đánh giá tốt SWOT,...

Với xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế và hình thành các khu, cụm liên kết kinh doanh trong ngành nhƣ hiện nay, để phát triển ổn định và bền vững, các DN CNPT ngành da giày đang nằm phân tán trong các khu dân cƣ cần có chiến lƣợc di chuyển tới các khu, cụm công nghiệp, nhằm tận dụng đƣợc các cơ chế, chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc và điều kiện cơ sở hạ tầng, giúp giảm thiểu chi phí sản xuất và tạo điều kiện liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong việc khai thác các hợp đồng kinh tế, san sẻ chi phí, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng và trách nhiệm xã hội…

* Về công tác quản trị doanh nghiệp

cập, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa. Các lãnh đạo DN còn chủ quan trong việc tiếp cận các phƣơng pháp, mô hình quản lý tiên tiến, hiện đại. Để nâng cao hiệu quả công tác điều hành DN, các DN cần quan tâm tới một số vấn đề sau:

- Cần xây dựng cơ chế quản lý mới, khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo dựng văn hoá doanh nghiệp trên cơ sở phát huy tối đa tính chủ động, tự chịu trách nhiệm, tự do sáng tạo của đội ngũ lao động, thu hút mọi nguồn chất xám cho phát triển DN.

- Cần có kế hoạch xây dựng hệ thống mạng thông tin điều hành nhằm nâng cao hiệu quả của việc điều hành và quản lý theo mục tiêu. Cần chú ý tinh gọn bộ máy để phát huy hiệu lực trong quản lý và điều hành doanh nghiệp, đặc biệt là các DN có vốn Nhà nƣớc.

- Tích cực chuẩn bị lực lƣợng từ quy hoạch lại sản xuất, bố trí năng lực, mở rộng hợp tác liên kết, đầu tƣ bổ sung. Từng bƣớc sắp xếp lại sản xuất theo hƣớng chuyên môn hoá, xây dựng quy mô sản xuất phù hợp với năng lực, trình độ quản lý tạo ra sự linh hoạt và thích ứng nhanh với thị trƣờng.

- Cần thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển, với sự trang bị các loại máy móc và các phƣơng tiện thí nghiệm hiện đại, với lực lƣợng cán bộ có đủ khả năng thiết kế các sản phẩm mới và giải quyết các vấn đề về kỹ thuật và công nghệ. Thực hiện cơ chế đơn đặt hàng đối với bộ phận này, giúp họ tự chủ, sáng tạo và có trách nhiệm hơn trong công tác nghiên cứu, phát kiến và cải tiến.

- Cần thành lập bộ phận phát triển thị trƣờng: Am hiểu thông lệ kinh doanh, đặc biệt là các quy định của các tổ chức mà Việt Nam đang và sẽ gia nhập; nắm vững kỹ năng phát triển thị trƣờng, marketing và xúc tiến thƣơng mại; nắm vững kỹ năng đàm phán, ký kết hợp đồng và chăm sóc khách hàng; khai thác tối ƣu thế mạnh của internet và thƣơng mại điện tử;…

- Các DN CNPT ngành da giày và các DN da giày hều hết là có quy mô nhỏ và vừa, nên thƣờng gặp phải những khó khăn trong tìm kiếm thị trƣờng và đàm phán, giao dịch kinh doanh. Vì vậy, các DN có thể tổ chức liên kết dọc theo kiểu vệ tinh, hình thành các kiểu công ty mẹ - con. Công ty mẹ chịu trách nhiệm tìm kiếm

đối tác, giao dịch, đàm phán. Tiếp đó, là cung ứng yếu tố đầu vào cho các công ty con, công ty vệ tinh. Sau đó, tổ chức thu gom, xuất hàng, với thƣơng hiệu có uy tín, đảm bảo thị trƣờng tiêu thụ ổn định và phát triển vững chắc.

* Về công tác nhân sự

- CNPT ngành da giày thƣờng là các ngành thâm dụng lao động, phần lớn là lao động phổ thông, trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm yếu, lại thƣờng có hiện tƣợng thiếu lao động cục bộ, Vì vậy, việc quản lý nhân sự trong các DN thƣờng phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ngoài việc tăng cƣởng quản lý, giám sát tốt về nhân sự, các DN cũng cần quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật, kỹ năng cho ngƣời lao động. Việc nâng cao chất lƣợng lao động, đặc biệt là lực lƣợng quản lý cấp trung sẽ góp phần hết sức quan trọng trong việc nâng cao đƣợc giá trị gia tăng, cải thiện mức thu nhập cho ngƣời lao động. Ngoài ra, việc nâng cao chất lƣợng nguồn lao động còn giúp các DN đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động, góp phần thoát khỏi tình trạng thâm dụng lao động, chỉ dựa vào nguồn lao động giá rẻ.

- Đối với cán bộ quản lý các cấp, cả về kinh tế và kỹ thuật, cần thƣờng xuyên tổ chức bồi dƣỡng và sát hạch nghiệp vụ. Có các tiêu chuẩn về chức danh quản lý và nghiệp vụ rõ ràng. Những ngƣời không bảo đảm yêu cầu, cần phải đƣợc đƣa ra khỏi các vị trí quản lý. Các DN cần thƣờng xuyên tổ chức tham quan, học hỏi các mô hình quản lý tiên tiến từ các DN khác, đặc biệt là các DN FDI.

- Đối với lực lƣợng nhân viên, công nhân, lao động trực tiếp, cần đƣợc quan tâm để không ngừng nâng cao tay nghề, đáp ứng đƣợc những đòi hỏi ngày càng cao của thị trƣờng cả trong và ngoài nƣớc. Đặc biệt quan tâm tới những lao động lành nghề, có kỹ năng, kinh nghiệm và trung thành với DN. Tổ chức các cuộc thi tay nghề và nâng bậc. Hợp tác, liên kết với các trƣờng nghề có đào tạo văn hóa để tổ chức giáo dục và đào tạo, giúp ngƣời lao động hoàn thiện trình độ văn hóa, nâng cao tay nghề, tiếp cận công nghệ và kỹ thuật tiên tiến. Tạo cơ hội phát triển và thăng tiến trong công việc, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất lẫn tinh thần cho công nhân lao động.

* Về năng lực công nghệ

- Trƣớc hết, có thể tiếp tục sử dụng các máy móc thiết bị vẫn còn khả năng sản xuất. Bởi nhiều DN chƣa thể có đủ nguồn vốn để đầu tƣ mới đồng loạt các thiết bị công nghệ tiên tiến, và việc đào tạo cán bộ, công nhân để tiếp thu công nghệ mới và sử dụng có hiệu quả các thiết bị cũng cần có thời gian.

- Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh đầu tƣ, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thị trƣờng. Tuy nhiên, các DN cần có sự lựa chọn kỹ càng, theo kế hoạch, chủ động, tự tìm kiếm kết hợp với sự giới thiệu của các công ty nƣớc ngoài khi nhập công nghệ. Nhập những thiết bị công nghệ với khoảng cách không quá xa về trình độ so với công nghệ ngành hiện tại, nếu không sẽ rất khó duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất và kinh doanh. Cần tạo đủ điều kiện tiền đề cần thiết trƣớc khi nhập. Những điều kiện tiền đề này giúp cho việc đƣa công nghệ vào sản xuất nhanh chóng, duy trì và khai thác công nghệ có hiệu quả.

- Đổi mới công nghệ phải đi đôi với đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng và củng cố hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9000, hệ thống quản lý môi trƣờng theo tiêu chuẩn ISO 14000 và hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000,… tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lƣợng các hoạt động của các DN.

* Về thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư

- Các DN thực hiện cổ phần hóa, tăng cƣờng liên doanh, liên kết, đây là một biện pháp cơ bản nhằm thu hút nguồn vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán, tạo kênh huy động vốn nhanh để tái đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

- Huy động mọi nguồn lực tự có trong DN, nhƣ: huy động từ cán bộ công nhân viên, khấu hao cơ bản, thực hiện bán, khoán, cho thuê các tài sản không dùng đến, giải phóng hàng tồn kho,…

- Vay tín dụng trả chậm từ các nhà cung cấp, từ các tổ chức tài chính, ngân hàng, thuê tài chính, vay thƣơng mại... Đối với các hình thức này, các DN CNPT ngành da giày rất cần đƣợc bảo lãnh của Chính phủ, của các tổ chức, hiệp hội, đặc

biệt là Hiệp hội Da- Giày Việt Nam, Hội Da giày TP.HCM. Chính phủ có thể giao cho Hiệp hội quyền bảo lãnh tín dụng đối với các DN trong ngành, giúp các DN trao đổi nguồn lực tài chính với nhau, bên cạnh đó là sự trao đổi về các nguồn lực vật chất, nhân sự, giúp giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho toàn ngành…

Bên cạnh việc thu hút nguồn vốn đầu tƣ, các DN CNPT ngành da giày cần phải nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của đồng vốn đầu tƣ. Nếu đầu tƣ tràn lan, không có hiệu quả thì không thể có chất lƣợng tăng trƣởng cao. Do vậy, các DN cần sớm xây dựng các dự án đầu tƣ có thể đƣợc triển khai thực hiện bởi nhiều đối tác khác nhau, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Đây cũng là một biện pháp để huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế.

* Về công tác marketing

- Thứ nhất, chú trọng đầu tƣ cho quảng bá thƣơng hiệu: Thƣơng hiệu càng nổi tiếng, đƣợc nhiều ngƣời biết đến thì sự thành công của sản phẩm càng lớn, bên cạnh việc đảm bảo giá cả phù hợp, chất lƣợng sản phẩm tốt. Các DN CNPT ngành da giày cần:

Một là: Bảo đảm quyền lợi cho khách hàng

Thƣơng hiệu không thể có đƣợc trong một thời gian ngắn mà đòi hỏi phải có thời gian dài để chiếm lĩnh ngự trị trong tâm trí của khách hàng. Nó chỉ khẳng định bằng chất lƣợng, bằng việc đảm bảo quyền lợi cho khách hàng của DN. Đảm bảo quyền lợi của khách hàng, đảm bảo chất lƣợng không chỉ thể hiện ở tính hữu dụng, độ bền của sản phẩm mà đƣợc thể hiện ở rất nhiều thuộc tính: Các thuộc tính về công dụng, các thuộc tính về thẩm mỹ, các thuộc tính về an toàn, các thuộc tính về kinh tế, độ bền, độ tin cậy, thuộc tính tiềm ẩn và đặc biệt là phong cách phụ vụ và vấn đề đảm bảo sau khi mua hàng. Làm thế nào để khách hàng mua một lần sản phẩm đã nhớ đến hình ảnh về chất lƣợng sản phẩm. Theo các nhà quản trị chất lƣợng thì “ chất lƣợng là cái cho không”, việc đảm bảo chất lƣợng chỉ đem lại lợi ích cho DN chứ không tốn kém. Việc đảm bảo chất lƣợng và quyền lợi khách hàng là yếu tố quyết định trong việc tạo dựng một thƣơng hiệu.

Hai là: Xây dựng và thực hiện triết lý kinh doanh

Có thể thấy các tập đoàn kinh doanh nổi tiếng trên thế giới họ đều xây dựng triết lý kinh doanh cho riêng mình. Họ khẳng định rằng sự thành công trong kinh doanh của họ là vì có triết lý kinh doanh đúng, triết lý kinh doanh là nội dung chỉ đạo cơ bản của DN, giúp DN này tiến xa hơn DN khác, thể hiện sự phát huy khả năng lãnh đạo ngoan cƣờng của các nhà doanh nghiệp. Một số triết lý nổi tiếng có thể kể đến: Hãng Honda đƣa ra triết lý “Không mô phỏng, kiên trì, sáng tạo, độc đáo”. Công ty máy tính điện tử IBM xây dựng triết lý kinh doanh của mình “ Thực hiện triệt để nhất việc phục vụ ngƣời tiêu dùng”….Bất cứ một DN ƣu tú nào của thế giới cũng có triết lý kinh doanh- là nguồn tài sản mắt thƣờng không nhìn thấy đƣợc nhƣng nó tạo nên những phong cách độc đáo, trở thành trụ cột cho sự phát triển lâu dài của DN.

Một số DN ngành da giày TP.HCM đã xây dựng đƣợc triết lý kinh doanh cho mình nhƣ Công ty Bình Tiên đƣa ra triết lý “ Nâng niu bàn chân Việt”, Coats Phong Phú với quan điểm kinh doanh “ Cực đại hóa giá trị gia tăng cho khách hàng”…

Cùng với xu thế quốc tế hóa và hội nhập hiện nay, sự hoàn thiện không ngừng cơ chế thị trƣờng ở Việt Nam. Để có đƣợc một sức mạnh thực sự trong cạnh tranh trên thƣơng trƣờng, đã đến lúc các DN ngành da giày nói chung và DN CNPT ngành da giày nói riêng phải nghĩ đến việc xây dựng các triết lý kinh doanh cho mình. Một DN, một thƣơng hiệu muốn phát triển bền vững thì không thể không có một triết lý kinh doanh đúng đắn, đây chính là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của DN.

Xây dựng triết lý không khó, vấn đề là thực hiện triết lý kinh doanh nhƣ thế nào. Việc thực hiện kinh doanh theo triết lý đòi hỏi các nhà quản trị phải có sự kiên trì theo đuổi có tính dài hạn. Trƣớc hết mọi ngƣời trong DN phải hiểu, thấm nhuần triết lý của DN mình và thực hiện nghiêm ngặt, có nguyên tắc. Tránh hiện tƣợng triết lý chỉ là khẩu hiệu bên ngoài còn việc thực hiện lại rất yếu.

Ba là: Thực hiện thiết kế thƣơng hiệu

phải độc đáo, gây ấn tƣợng có tính thẩm mỹ; Tên thƣơng hiệu phải tạo ra sự phân biệt, tránh gây nhầm lẫn với các thƣơng hiệu khác; Tên thƣơng hiệu cần mang tính quốc tế hóa, có thể sử dụng đƣợc ở nhiều nƣớc nhƣng vẫn giữ đƣợc ý nghĩa, không phạm quý hoặc có các từ có ý nghĩa không tốt.

Bốn là: Bảo vệ thƣơng hiệu

Một thƣơng hiệu nổi tiếng thì khó có thể bị phai mờ trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, đối với những thƣơng hiệu đang xây dựng, mới hình thành hoặc mới tham gia vào thị trƣờng mới thì việc xâm phạm thƣơng hiệu là không thể tránh khỏi bởi các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, cùng với việc xây dựng thƣơng hiệu thì các DN cần phải thực hiện các biện pháp bảo vệ thƣơng hiệu, có thể theo hƣớng:

Tạo hàng rào bảo vệ thƣơng hiệu, có thể thông qua các biện pháp sau: Ngay từ khi thiết kế tên thƣơng hiệu phải cá biệt, tránh trùng lắp hoặc khó nhái; Sử dụng bao bì và kiểu dáng hàng hóa có sự khác biệt cao; thƣờng xuyên thay đổi bao bì; luôn có các biện pháp rà soát thị trƣờng để phát hiện hàng giả….

Thực hiện đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu, thông qua đăng ký bảo hộ bản quyền nhãn hiệu, bảo hộ quyền sử dụng công nghiệp về kiểu dáng, kích thƣớc sản phẩm.

Không ngừng nâng cao chất lƣợng và đảm bảo quyền lợi của khách hàng - Thứ hai, mở rộng mạng lƣới kênh phân phối: Việc này sẽ giúp các DN tận dụng hết khả năng khai thác thị trƣờng, thâm nhập sâu vào các mạng lƣới phân phối trên thị trƣờng lớn… Xu hƣớng hiện nay của thị trƣờng giày dép là buộc các nhà sản xuất sản phẩm hỗ trợ phải chuyên môn hoá cao hơn. Vì vậy, để chủ động cạnh tranh trong thời kỳ mới, các DN CNPT ngành da giày phải sớm trang bị thêm cho mình khả năng nhạy bén, sáng tạo trong kinh doanh, có những chiến lƣợc tiếp thị thích hợp, chủ động hơn trong việc khai thác và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Xây dựng, tổ chức và thâm nhập sâu hơn vào mạng lƣới sản xuất và

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)