Cơ quan có thẩm quyền chung

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 32)

5. Kết cấu đề tài

2.1.1.Cơ quan có thẩm quyền chung

2.1.1.1. Quốc hội

Về thẩm quyền trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Quốc hội là cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung, quyết định những chính sách cơ bản để quản lý thị trường vàng cũng như hoạt động kinh doanh vàng tại nước ta. Nhiều văn bản của Quốc hội trong thời gian gần đây có các nội dung chỉ đạo, điều hành đối với thị trường vàng nói chung và hoạt động kinh doanh vàng nói riêng, như:

Tại Nghị quyết 10/2011/QH13 ngày 8/11/2011 (kỳ 2) về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 có nêu: “cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, ..., thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường vàng,....”

Tại Nghị quyết 21/2011/QH13 ngày 26/11/2011 (kỳ 2) về chất vấn và trả lời chất vấn có yêu cầu: “Quản lý chặt chẽ xuất nhập khẩu và thị trường vàng, phấn đấu không để giá vàng trong nước chênh lệch quá lớn so với giá vàng thế giới; bảo vệ quyền sở hữu vàng của người dân; có chính sách huy động nguồn lực vàng trong dân để phục vụ mục tiêu phát triển”.

Nghị quyết 40/2012/QH13 ngày 23/11/2012 (kỳ 4) về chất vấn và trả lời chất vấn nêu rõ: “tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động ngân hàng, thị trường tiền tệ, thị trường vàng. Làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với thị trường vàng; bảo đảm lợi ích của người dân; không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán trong nền kinh tế”.

Từ các Nghị quyết vừa nêu, có thể thấy Quốc hội trong những năm gần đây rất quan tâm đến thị trường vàng, cũng như hoạt động kinh doanh vàng. Các yêu cầu của Quốc hội đặt ra từ các Nghị quyết đều mang tính định hướng, thể hiện nguyện vọng của người dân. Cụ thể, các yêu cầu trên xoay quanh các vấn đề sau:

- Tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng và thị trường vàng, xử lý nghiêm các tiêu cực trong hoạt động kinh doanh vàng, không để người dân sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán, từ đó kiến thiết nên thị trường vàng mới;

- Phấn đấu không để giá vàng trong nước chênh lệch quá lớn so với giá vàng thế giới;

- Bảo vệ quyền sở hữu vàng hợp pháp của người dân;

- Huy động nguồn lực vàng trong dân để phục vụ mục tiêu phát triển.

Bằng quyền hạn của mình, Quốc hội đưa ra các yêu cầu để Chính phủ triển khai thực hiện, cũng như Quốc hội là cơ quan đôn đốc, giám sát việc thực hiện đó. Các chỉ đạo, yêu cầu của Quốc hội thể hiện tầm nhìn chiến lược và dựa vào đó, Chính phủ có thể đề ra mục tiêu, ban hành các chính sách nhằm quản lý tốt hoạt động kinh doanh vàng.

2.1.1.2. Chính phủ

Chính phủ có vai trò quan trọng đối với việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng, một hoạt động kinh doanh phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.Để thực hiện thẩm quyền quản lý đối với hoạt động kinh doanh vàng trong thời gian gần đây, Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành, kể cả ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này:

Tại Thông báo số 369/TB-VPCP ngày 30 tháng 12 năm 2009 về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng có nêu: “… Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát lại tất cả các quy định hiện hành về quản lý vàng để trình Chính phủ ban hành thành một Nghị định quản lý đối với vàng… Không tổ chức và thực hiện việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước dưới mọi hình thức… Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bãi bỏ ngay quy định về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài theo Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…”

Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 về các nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay là liềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội có chỉ đạo từ Chính phủ: “Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng; trong quý II năm 2011 trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới”.

Tiếp đó, để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, ngăn chặn tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế, hạn chế tình trạng nhập lậu vàng qua biên giới, Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Nghị định này đã nâng mức xử phạt và bổ sung thêm một số hành vi vi phạm quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Đến năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Đây là Nghị định trọng tâm, thể hiện nỗ lực lớn của Chính phủ về xây dựng một khuôn khổ pháp lý mới quản lý thị trường vàng, đáp ứng yêu cầu từ Quốc hội. Nghị định 24 ban hành là kết quả của các nỗ lực, chỉ đạo không ngừng của Chính phủ.

Nhận định về Nghị định 24, dù các chuyên gia có nhiều ý kiến trái chiều nhưng nhìn chung đều đồng tình việc Chính phủ ban hành Nghị định này xuất phát từ động cơ tích cực. Thông qua Nghị định 24, Chính phủ muốn cùng lúc đạt được nhiều mục tiêu trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo như yêu cầu Quốc hội giao cho.

NHNN chịu trách nhiệm quản lý chính) nhằm tạo sự quy củ, dễ dàng quản lý hoạt động này. Mục tiêu này dù gặp nhiều phản đối từ người dân nhưng thực tiễn đã chứng minh hoạtđộng kinh doanh vàng khi được nhà nước quản lý đã trở nên ổn định hơn hẳn. Thứ hai, thông qua Nghị định 24, Chính phủ đã có cái nhìn rõ ràng hơn đối với vàng khi chia vàng ra 2 nhóm, một là “vàng tiền” (vàng miếng) và một dạng khác là vàng trang sức. Vàng miếng do tính chất đặc biệt, rất gần với tiền của nó nên chịu sự quản lý chặt chẽ từ nhà nước như: quy định điều kiện kinh doanh khắt khe hơn, nhà nước hạn chế hơn sự gia nhập thị trường vàng miếng, nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng và quản lý chặt chẽ nguồn vàng nguyên liệu. Đối với vàng trang sức do tính chất gần hơn với hàng hóa thông thường nên chủ trương cũng thoáng hơn, nhà nước chỉ quản lý chất lượng vàng, thậm chí khuyến khích hoạt động kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ. Mục tiêu lâu dài của Chính phủ khi ban hành Nghị định 24 là kiến thiết được một thị trường vàng mới, không để hiện tượng “sốt vàng” có nguy cơ tái diễn.

Tuy vậy, Nghị định 24 cũng lần đầu tiên đánh dấu sự tham gia của một NHTW trên thế giới đối với việc độc quyền sản xuất vàng miếng, đưa vàng miếng vào lưu thông trên thị trường. Điều này đã gây không ít phản ứng trong dư luận. Do đó, để giữ vững quan điểm, hoàn thiện hơn chủ trương và nhận được sự đồng thuận trong dư luận khi ban hành Nghị định này, Chính phủ cần có thái độ cầu thị, lắng nghe nhiều luồn ý kiến khác nhau và làm tốt hơn công tác giải trình, minh bạch thông tin để người dân hiểu.

Sau đó, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý từ Nghị định 24 cũng như Dự trữ ngoại hối nhà nước, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 16/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2013 về việc mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Quyết định trên cho phép NHNN mua, bán vàng miếng với các TCTD, DN được phép kinh doanh vàng miếng để can thiệp, bình ổn thị trường vàng trong nước và được mua vàng miếng bổ sung vào Dự trữ ngoại hối nhà nước theo tinh thần từ Nghị định 24.

Có thể thấy, trong thẩm quyền của mình, thời gian gần đây Chính phủ đã ban hành rất nhiều văn bản để quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Các văn bản này nhằm triển khai các yêu cầu đã được Quốc hội đề ra, trong đó tập trung một số vấn đề cần lưu ý như: siết chặt quản lý các hoạtđộng kinh doanh vàng, ngăn chặn buôn lậu vàng qua biên giới, về dài hạn là xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do… và được thể hiện rõ nét thông qua Nghị định 24. Sự quản lý của Chính phủ phù hợp với tình hình thực tế của

thị trường vàng tại Việt Nam khi rất cần nhà nước quản lý để ổn định và phát triển, qua đó không để các hoạt động kinh doanh vàng làm ảnh hưởng đến các chính sách vĩ mô của nhà nước.

2.1.1.3. Ủy ban nhân dân các cấp

Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương. Việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng tại địa phương cũng thuộc chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân. Khoản 6 điều 17 Nghị định 24 có quy định: “Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng tại địa phương theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật khác có liên quan.”

Trong nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (Sở, phòng, ban) triển khai thực hiện các hoạt động quản lý kinh doanh vàng tại địa phương theo Nghị định 24. Các vấn đề quản lý hoạt động kinh doanh vàng tại địa phương thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân các cấp gổm:

- Chỉ đạo đôn đốc, tuyên truyền để các hộ sản xuất, kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ chuyểnđổi mô hình từ hộ kinh doanh sang DN trước ngày 25/5/2013 theo quy định tại khoản 1 điều 21 Nghị định 24. Để thực hiện tốt điều này, Ủy ban nhân dân cần có sự chỉ đạo kịp thời đến Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc tạo mọi điều kiện thuận lợi, đơn giản hóa thủ tục chuyển đổi thành doanh nghiệp nhằm giúp các đối tượng trên dễ dàng thực hiện.

- Chỉ đạo cơ quan thuế kiểm tra quá trình thực hiện kê khai thuế của các DN hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn. Đối với các doanh nghiệp vừa chuyển đổi mô hình kinh doanh thì tổ chức tập huấn các thủ tục tự in và ghi hóa đơn giá trị gia tăng, cách lập sổ sách, kế toán, kê khai, nộp thuế.

- Chỉ đạo các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ trên địa bàn. Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm về chậm chuyển đổi mô hình kinh doanh, các cơ sở tổ chức kinh doanh vàng trái phép nhằm đưa các hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn quản lý đi vào nề nếp.

2.1.2. Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn 2.1.2.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2.1.2.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thẩm quyền quản lý hoạt động kinh doanh vàng của NHNNVN được quy định tại khoản 17 điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010: “Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng” và thể hiện rõ hơn tại Nghị định 24: “thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng”27. Như vậy, có thể thấy NHNNVN là cơ quan chịu trách nhiệm chính trước Chính phủ, Quốc hội trong việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng và điều hành thị trường vàng.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, NHNNVN tham gia quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên các nội dung sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất,để đáp ứng yêu cầu cấp thiết quản lý hoạt động kinh doanh vàng, trong thời gian qua NHNNVN đã chủ trì, phối hợp với các bên liên quan xây dựng nhiều văn bản quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Về vấn đề chấm dứt kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, NHNN đã có Thông tư 01/2010/TT-NHNN ngày 06 tháng 01 năm 2010 về bãi bỏ Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 01 năm 2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài và Quyết định 11/2007/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 3 năm 2007 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN. Tại Thông tư trên, NHNN đã quy định chấm dứt hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài của các TCTD, đồng thời yêu cầu các TCTD tất toán, đóng các tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài trước ngày 30/3/2010. Điều này xây dựng từ việc cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài đã đem lại nhiều tiêu cực, gây hỗn loạn thị trường vàng và khó khăn cho công tác quản lý nhà nước. Việc các TCTD được kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài đã kéo theo việc thành lập các sàn giao dịch vàng trong nước dù chưa có cơ chế quản lý các sàn vàng, gây rủi ro không chỉ cho những người tham gia kinh doanh vàng mà ngay cả các TCTD mở sàn vàng bởi giá vàng biến động không ngừng, rất khó dự đoán. Do đó, chấm dứt hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài là điều cần thiết.

Tuy nhiên, sau đó vì nhiều lý do, thời hạn tất toán, đóng các tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài đã được dời nhiều lần, mãi đến Thông tư 17/2010/TT-NHNN ngày 29 tháng 6 năm 2010 về sửa đổi khoản 2, khoản 3 Điều 2 Thông tư số 01/2010/TT-NHNN

27

ngày 06/01/2010 về việc bãi bỏ Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài và Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN ngày 15/3/2007 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN, NHNN mới chốt thời hạn tất toán, đóng các tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài trước ngày 31/7/2010. Điều này cho thấy trong điều hành chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng, NHNN vẫn còn chưa dứt khoát và quyết liệt, dễ làm người dân có cảm nhận chính sách ban hành chủ yếu nhằm “chữa cháy” trong ngắn hạn mà chưa có tầm nhìn sâu xa.

Về việc huy động và cho vay vốn bằng vàng của các TCTD, trước đây các TCTD được thực hiện huy động và cho vay vốn bằng vàng, thậm chí chuyển đổi vàng ra tiền đồng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh28. Có lúc, vàng chiếm 30-50% tổng tài sản của một ngân hàng và lợi nhuận từ kim loại quý này lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng, đóng góp gần nửa thu nhập. Tuy nhiên với diễn biến giá thất thường từ năm 2008, cộng với những rủi ro trong nghiệp vụ kinh doanh vàng của ngân hàng, nhiều đơn vị thua lỗ tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng29. Do đó, NHNN đã ban hành Thông tư 11/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 4 năm 2011 quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng. Theo đó, các TCTD không được thực hiện cho vay vốn bằng vàng kể từ ngày 01/5/2011, không được thực hiện các nghiệp vụ ủy thác, đầu tư và các hình thức cấp tín dụng khác bằng vàng. Ngoài ra, các TCTD không được huy động vốn bằng vàng, chấm dứt phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng vào ngày 01/5/2012; TCTD không được chuyển đổi số vốn huy động bằng vàng trước đây

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 32)