Vi phạm về mua, bán, sử dụng vàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 68)

5. Kết cấu đề tài

2.5.2. Vi phạm về mua, bán, sử dụng vàng tại Việt Nam

Các hành vi vi phạm về mua, bán, sử dụng vàng tại Việt Nam được hiểu là những hành vi sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không đúng tiêu chuẩn, không đảm bảo chất lượng, không niêm yết giá mua, giá bán công khai được quy định tại Nghị định 24; hoạt động sản xuất vàng miếng khi NHNN đã độc quyền sản xuất loại vàng này, v.v…

Các hành vi vi phạm trên được Nghị định 95/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng quy định mức xử phạt như sau:

“3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

đ) Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng vàng với nhau không đúng quy định của pháp luật;

66

Khoản 1, điều 1 Nghị định 95/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

67

Theo khoản 4điều 1 Nghị định 95/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của

Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

e) Kinh doanh, mua, bán vàng không đúng quy định của pháp luật” và:

“5. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

d) Niêm yết giá, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ, vàng không đúng quy định của pháp luật”.

Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật là vàng hoặc/và bị tước Giấy phép hoạt động kinh doanh vàng trong thời hạn 12 tháng khi vi phạm lần đầu và tước không thời hạn khi tái phạm đối với các đối tượng kinh doanh, mua, bán vàng không đúng quy định của pháp luật.

Về thẩm quyền xử phạt, tương tự như việc xử phạt hành vi vi phạm về giấy phép hoạt động kinh doanh vàng, các hành vi vi phạm về mua, bán, sử dụng vàng tại Việt Nam thuộc thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng NHNNVN; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

Có thể thấy, việc quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm về mua, bán, sử dụng vàng tại Việt Nam không chỉ nhằm mục đích ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong kinh doanh vàng mà còn nhằm mục tiêu xa hơn là tránh tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế. Từ lâu, “vàng hóa” là căn bệnh lớn của nền kinh tế, đặc biệt khi giá vàng lên cao trong những năm gần đây, gây ảnh hưởng lớn đến tỷ giá và chính sách vĩ mô của nhà nước. Kể từ khi Nghị định 95/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng và Nghị định 24 ra đời, vấn đề sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán hay niêm yết giá bằng vàng trong giai đoạn trước đây đã không còn phổ biến bởi đây được xem là hành vi vi phạm. Vàng đã trở lại đúng vai trò là hàng hóa được mua bán bình thường và tình trạng “vàng hóa” về cơ bản đã được đẩy lùi.

Tóm lại, Chương 2 có cái nhìn tổng quan về các quy định của pháp luật trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Dù không phải là đầy đủ nhất nhưng qua đó, người viết muốn trình bày những vấn đề thời gian qua rất được quan tâm về những quy định mới

trong pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh vàng hiện nay. Các quy định hiện nay đã cho thấy chính sách trong giai đoạn này của nhà nước là kiểm soát và quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng, xây dựng khuôn khổ mới cho thị trường vàng, cũng như hạn chế việc sử dụng vàng miếng. Để làm được điều này, NHNN thời gian qua đã có chính sách can thiệp vào các hoạt động kinh doanh vàng. Pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã tác động rất lớn đến các đối tượng kinh doanh trên thị trường vàng thời gian qua và dù còn nhiều tranh cãi, nhưng nhìn chung trong ngắn hạn chính sách này đã phát huy tốt hiệu quả.

Chỉ trong thời gian ngắn tính từ năm 2011 nhưng các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành hàng loạt văn bản pháp luật để điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng, việc sai sót là điều khó tránh khỏi. Để tìm hiểu những ưu điểm trong quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng cũng như những hạn chế của nó, tại chương 3, Thực trạng thực hiện quy định pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh vàng – Một số giải pháp hoàn thiện, người viết sẽ trình bày vấn đề trên. Bên cạnh đó, người viết sẽ nêu một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng để hoạt động kinh doanh vàng được quản lý tốt hơn trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT QUẢN LÝ HOẠT

ĐỘNGKINH DOANH VÀNG – MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

3.1. Thực trạng thực hiện quy định pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng 3.1.1. Tác động tích cực của quy định pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trong thực tiễn

3.1.1.1. Pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh vàng thống nhất, có mục tiêu rõ ràng rõ ràng

Như đã biết, trước khi Nghị định 24 ra đời, việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng chưa được thống nhất và cũng không có được định hướng rõ ràng. Vàng miếng không có ai quản lý và “được phân ra thành nhiều đoạn, mỗi bộ, cơ quan quản lý một khúc trong cả thị trường”68 dẫn đến vàng miếng lưu thông hết sức thoải mái, các hoạt động kinh doanh vàng vì thế cũng phức tạp hơn. Ngoài ra, pháp luật thời kỳ này dù được ban hành rất nhiều nhưng nhìn chung không có được sự nhất quán, đặc biệt là về vấn đề quản lý kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài và vấn đề huy động và cho vay vốn bằng vàng của các TCTD đã được người viết phân tích tại Chương 2. Khi đó, lúc thì chúng ta cho phép thực hiện, khi thì lại cấm, rồi lại cho phép, rồi gia hạn… Chính sách “giật cục” đã gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý người dân cũng như DN tham gia hoạt động kinh doanh vàng trên thị trường, không thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh vàng phát triển, dễ làm mất lòng tin củangười dân đối với cơ quan quản lý nhà nước.

Không còn là các giải pháp mang tính ngắn hạn như trước đây, từ khi Nghị định 24 ra đời, pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã được Chính phủ nhìn nhận nghiêm túc, thống nhất và dài hạn hơn. Việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng được thống nhất quản lý bởi NHNNVN69, vàng miếng đã được nhìn nhận không phải là hàng hóa thông thường nên cần đòi hỏi sự quản lý cao hơn từ nhà nước. Người viết xin được tóm tắt nội dung ban hành pháp luật trong thời gian gầnđây qua bảng sau:

68

Vũ Hạnh: Thống đốc trả lời chất vấn về thị trường vàng, http://vov.vn/Kinh-te/Thong-doc-tra-loi-chat-van-ve-thi- truong-vang/235831.vov, [truy cập ngày 10/7/2013].

69

Theo khoản 2 điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh

Mục tiêu Pháp luật ban hành Thống nhất cơ chế quản lý vàng, quy về một mối cho NHNN, trao thêm cho NHNN

nhiều quyền hạn

để chủ động can thiệp thị trường vàng Hạn chế các hiện tượng lách luật để gom vàng tất toán của các TCTD Đưa ra hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động mua bán vàng miếng, mở đường

cho đấu thầu

vàng. Tạo nguồn

cung tiến tới cân đối cung cầu trên

thị trường nhằm

bình ổn thị trường

vàng

Bảng 2. Pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh vàng từ khi có Nghị định 2470

70

TS. Nguyễn Đức Trung: Nghị định 24/2012/NĐ-CP: Tầm nhìn dài hạn trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng,

http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Tam-nhin-dai-han-trong-quan-ly-hoat-dong-kinh-doanh- vang/31903.tctc, [truy cập ngày 16/9/2013].

Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng TT 16/2012/TT- NHNN hướng dẫn Nghị định 24

- Quản lý theo hướng siết chặt trong bối

cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn như hiện nay.

- Hạn chế tình trạng nhập lậu vàng, vàng giả, vàng không rõ xuất xứ.

- Hạn chế nguồn cung cho thị trường do đó dẫn tới hiện tượng một số TCTD

lách luật để thu hút vàng nhằm tất toán. Chỉ thị 05/2012/CT- NHNN: Chấn chỉnh việc thực hiện huy động, giữ hộ vàng, sử dụng vàng huy động và giữ hộ của các TCTD TT 12/2012/TT-NHNN và TT 24/2012/TT- NHNN: bổ sung về việc chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của các TCTD TT 38/2012/TT- NHNN: quy định về trạng thái vàng của các TCTD Quyết định 1623/2012/QĐ-NHNN: tổ chức quản lý sản xuất vàng miếng của NHNN Quyết định 16/2013/QĐ- TTg: mua bán vàng miếng

trên thị trường trong nước

của NHNNVN

Thông tư 06/2013/TT-

NHNN: hướng dẫn hoạt động mua bán vàng miếng trên thị trường trong nước của

NHNNVN Quyết định 563/QĐ- NHNN: ban hành quy trình mua bán vàng miếng của NHNNVN Cơ sở pháp lý để NHNN tổ chức sản xuất

vàng miếng nhằm bổ sung nguồn cung vàng miếng, can thiệp thị trường khi cần thiết.

NHNN lựa chọn phương thức sản xuất vàng miếng là thuê gia công và giao công ty SJC gia công theo đơn đặt hàng của NHNN

Cụ thể hóa quy định trong Nghị định 24, đưa

ra nguyên tắc kinh doanh trên thị trường

Cụ thể hóa các định hướng trong Quyết định 16, hướng dẫn chi tiết các khâu liên quan đến

việc mua bán vàng miếng trong nước

Cụ thể hóa quy trình mua bán thông qua đấu

Từ sự thống nhất của pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh vàng, cơ quan quản lý đã thu được nhiều tín hiệu tích cực trong thời gian qua. Có thể thấy, việc pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh vàng có được sự thống nhất, có mục tiêu rõ ràng là nhân tố quan trọng và là tiền đề để NHNN có thể đạt được nhiều mục tiêu trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

3.1.1.2. Hoạt động kinh doanh vàng đi vào trật tự

Trước đây, hoạt động kinh doanh vàng không được nhà nước quản lý chặt chẽ nên rất phức tạp. Hoạt động kinh doanh vàng trang sức, vàng miếng còn lẫn lộn và rất khó quản lý. Thêm vào đó, các TCTD được huy động cho vay vốn bằng vàng, được mở tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài, rồi sự hình thành nên các sàn vàng, đầu cơ, buôn lậu vàng phổ biến… Tất cả đã nói lên sự mất trật tự trong hoạt động kinh doanh vàng, gây ảnh hưởng không nhỏ cho kinh tế cũng như đời sống xã hội.

Hiện nay, với sự ra đời của Nghị định 24 cũng như các văn bản khác có liên quan, Chính phủ đã từng bước kiểm soát được tình hình, hoạt động kinh doanh vàng đã đi vào khuôn khổ và có trật tự. Để làm được điều này, Chính phủ đã có sự mạnh tay trong việc siết chặt hoạt động kinh doanh vàng, dù vào thời điểm ấy nhận không ít lời chỉ trích.

Như đã đề cập tại các phần trên, từ 12.000 DN nhỏ lẻ được kinh doanh vàng (kể cả vàng miếng), hiện nay đã có sự phân tách rõ ràng. Chỉ những DN lớn mạnh về tài chính và có sự quản trị tốt mới được NHNN cấp phép cho kinh doanh vàng miếng. Các DN muốn kinh doanh vàng nữ trang, mỹ nghệ hay xuất, nhập khẩu vàng cũng cần có được giấy phép từ NHNN và phải chuyển đổi loại hình kinh doanh thành DN. Việc sắp xếp trật tự lại các cơ sở kinh doanh vàng giúp Chính phủ dễ dàng quản lý hoạt động này, cũng như có quy định và chế tài phù hợp hơn đối với từng loại hình kinh doanh. Thực tế khi triển khai, dù sụt giảm các cơ sở được kinh doanh vàng do không đủ điều kiện, nhưng thị trường không thiếu nguồn cung, không có biến động lớn.

Một số người cũng đặt ra tính pháp lý đối với các quy định về điều kiện kinh doanh vàng tại Nghị định 24. Họ cho rằng ở đây đã có sự phân biệt đối xử giữa các loại hình kinh doanh, giữa DN lớn và DN nhỏ khi tham gia vào hoạt động kinh doanh vàng và như thế là mâu thuẫn với ý chí của Luật doanh nghiệp năm 2005 được sửa đổi, bổsung năm

2009. Theo đó, luật này công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của mọi loại hình DN71. Tuy nhiên, những ý kiến này là chưa đầy đủ. Luật doanh nghiệp năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 cũng quy định về những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện72. Ví dụ, kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định 6 tỷ đồng, dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ đồng... Do đó, Nghị định 24 quy định các hoạt động kinh doanh mua bán vàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, cần cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là hoàn toàn phù hợp.73

Bên cạnh đó, nhờ giải pháp đồng bộ trong lộ trình chuyển từ quan hệ “huy động, cho vay vốn bằng vàng” sang quan hệ “mua, bán vàng”, hoạt động kinh doanh vàng tại các TCTD đã có những dấu hiệu tích cực. Toàn bộ hoạt động cho vay vốn bằng vàng đã chấm dứt vào 01/5/2011 và hoạt động huy động vốn bằng vàng đã chấm dứt vào ngày 25/11/2012. Sau thời gian dài gia hạn để các TCTD tất toán số dư huy động vốn bằng vàng, đến ngày 30/6/2013, hầu hết các TCTD đã tất toán xong trạng thái theo yêu cầu của NHNN. Như vậy, sau khi các TCTD chấm dứt kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài, hiện nay việc huy động và cho vay vốn bằng vàng của các TCTD cũng xem như chấm dứt, người dân muốn gửi vàng tại các TCTD sẽ phải chịu phí giữ hộ vàng. Vàng căn bản đã không còn là tài sản tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các TCTD, rủi ro từ huy động và cho vay vốn bằng vàng của các TCTD do đó cũng không còn.

3.1.1.3. Tình trạng đầu cơ, nhập lậu vàng giảm đáng kể

Một trong những nhân tố quyết định đến mục tiêu ngăn chặn ảnh hưởng từ hoạt động kinh doanh vàng đến biến động giá vàng, không để vàng ảnh hưởng đến tỷ giá, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ là tình trạng đầu cơ, nhập lậu vàng. Các hoạt động này nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Do đó, thời gian gần đây Chính phủ, NHNN đã có nhiều biện pháp nhằm chấn chỉnh các hoạt động này mà quan trọng nhất là can thiệp vào hoạt động kinh doanh vàng, thống nhất quản lý vàng. Các biện pháp trên đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Đối với tình trạng đầu cơ vàng, trước đây ở Việt Nam hoạt động này diễn ra dễ dàng và phổ biến. Các cá nhân, tổ chức có tiềm lực tài chính có thể dễ dàng thực hiện đầu

71

Khoản 1 điều 5 Luật doanh nghiệp năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. 72

Khoản 2 điều 7 Luật doanh nghiệp năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)