5. Kết cấu đề tài
2.4.3. Đối với hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước
2.4.3.1. Nguyên tắc mua, bán vàng miếng
Hoạt động mua, bán vàng miếng can thiệp vào hoạt động kinh doanh vàng của NHNN đã được khẳng định tại Nghị định 24 và Quyết định 16/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2013 về việc mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 16 Nghị định 24 có quy định NHNN được quyền can thiệp vào hoạt động kinh doanh vàng thông qua biện pháp: “Thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước…theo quy định của Thủ tướng Chính phủ”.
Tại khoản 1 điều 3 Quyết định 16/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2013 về việc mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định quyền hạn và trách nhiệm của NHNN: “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phương án can thiệp thị trường vàng theo quy định tại Điều 5 Quyết định này”.
Các cơ sở pháp lý trên đã khẳng định quyền được can thiệp vào hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của NHNNVN.
Nguyên tắc mua, bán vàng miếng của NHNNVN được quy định tại điều 2 Quyết định 16/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2013 về việc mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
“1. Căn cứ mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước mua, bán vàng miếng để can thiệp, bình ổn thị trường vàng trong nước và được mua vàng miếng để bổ sung vào dự trữ ngoại hối Nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua bán vàng miếng với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được phép theo phương án mua, bán vàng miếng trong từng thời kỳ.
3. Việc xác định giá mua, giá bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được phép thực hiện theo quy định
Công ty SJC gửi văn bản đề nghị
gia công lại
vàng miếng SJC NHNN Chấp thuận bằng văn bản Công ty SJC Báo cáo NHNN kế hoạch gia công lại vàng miếng SJC Gia công vàng miếng SJC 02 ngày
của Ngân hàng Nhà nước phù hợp với từng hình thức mua, bán vàng miếng quy định tại Điều 6 của Quyết định này”.
Như vậy, dễ nhận ra một nguyên tắc chung để NHNN can thiệp vào hoạt động kinh doanh vàng là căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Căn cứ vào chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ mà NHNN có quyền thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu; tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng hoặc thực hiện mua, bán vàng miếng hoặc thực hiện cả ba giải pháp trên. Bên cạnh đó, hầu hết các chính sách can thiệp của NHNN đều nhắm đến đối tượng là vàng miếng. Điều này được hiểu là sau thời gian dài buông lỏng quản lý vàng miếng đến mức ai cũng có thể thực hiện việc mua bán vàng miếng dễ dàng, gây tác động xấu đến kinh tế - xã hội, NHNN đã vào cuộc để chấn chỉnh hoạt động này bằng cách can thiệp mạnh tay vào nguồn cung và quy trình mua bán.
Ngoài ra, nguyên tắc số hai được nêu tại Quyết định trên là NHNN chỉ thực hiện mua, bán vàng miếng với các TCTD, DN được phép thực hiện mua, bán vàng miếng, hay nói cách khác là NHNN chỉ thực hiện mua, bán vàng miếng thương hiệu SJC do NHNN độc quyền sản xuất với các TCTD, DN có Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng. Như vậy, NHNN đã có sự giới hạn đối tượng tham gia vào hoạt động mua, bán vàng miếng. Các đối tượng không được cấp phép kinh doanh mua, bán vàng miếng cũng không thể tham gia vào quan hệ mua, bán vàng miếng với NHNN. Hoạt động kinh doanh vàng miếng hiện nay là sân chơi của những đối tượng thực sự có năng lực, tiềm lực tài chính mạnh với NHNN vừa là nguồn cung vàng miếng, vừa là người quản lý – các TCTD, DN tham gia mua, bán vàng miếng với NHNN và phân phối lại cho thị trường – những người trên thị trường có nhu cầu mua, bán vàng miếng để tích trữ. Mô hình trên đã đạt được hiệu quả bước đầu khi góp phần rất lớn ổn định lại hoạt động kinh doanh vàng cũng như thị trường vàng, làm các tay đầu cơ không còn cơ hội tác động đến thị trường do không ai có thể có tiềm lực tài chính mạnh như NHNN để thực hiện được hoạt động đầu cơ thao túng giá.
2.4.3.2. Trình tự và thủ tục thực hiện
Việc thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước được thực hiện thông qua hai hình thức là mua, bán vàng miếng trực tiếp hoặc mua, bán vàng miếng thông qua đấu thầu. Nếu mua, bán vàng miếng bằng hình thức đấu thầu thì có thể thực
hiện qua đấu thầu theo giá hoặc theo khối lượng.58 Việc lựa chọn giao dịch với hình thức nào do Thống đốc NHNN quyết định trong phương án mua, bán vàng miếng.
Các TCTD và DN đủ điều kiện muốn tham gia giao dịch mua, bán vàng miếng với NHNN trước tiên cần gửi hồ sơ đăng ký thiết lập quan hệ giao dịch mua, bán vàng miếng với NHNN đến NHNN (Sở Giao dịch). Yêu cầu trong hồ sơ được quy định rõ tại khoản 1 điều 3 Thông tư 06/2013/TT-NHNN ngày 12 tháng 3 năm 2013 hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nếu TCTD, DN được NHNN chấp nhận thiết lập quan hệ giao dịch thì có thể cử một người đại diện giao dịch theo danh sách đã đăng ký (tối đa ba người) để tham gia giao dịch mua, bán vàng miếng với NHNN.
* Quy trình mua, bán vàng miếng trực tiếp
Mua, bán vàng miếng trực tiếp là hình thức mua, bán trong đó NHNN quyết định và công bố giá, khối lượng, đối tác mua, bán vàng miếng59. Quy trình mua, bán vàng miếng trực tiếp được thực hiện qua các bước sau:60
1. NHNN (Sở Giao dịch) thông báo mua, bán vàng miếng qua fax cho các TCTD, DN đã thiết lập quan hệ mua, bán vàng miếng với NHNN. Việc thông báo này được thực hiện chậm nhất là trong ngày làm việc liền kề trước ngày NHNN tổ chức giao dịch mua, bán vàng miếng.
2. Sau khi nhận được thông báo từ NHNN, chậm nhất đến 17h của ngày làm việc liền kề trước ngày NHNN tổ chức mua, bán vàng miếng, TCTD, DN chuyển tiền đặt cọc vào tài khoản của NHNN. Đặt cọc là một biện pháp nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ được xác nhận và thực hiện. Trong đó, giá trị đặt cọc được tính theo công thức:
Giá trị đặt cọc = Tỷ lệ đặt cọc x Giá tham chiếu x Khối lượng tham chiếu61
Quy định này nếu xét về thời gian có sự mâu thuẫn với bước 1 nêu trên. Bởi lẽ, nếu Sở giao dịch gửi thông báo mua, bán vàng miếng đến với TCTD, DN vào 17h của ngày liền kề trước ngày NHNN tổ chức giao dịch mua, bán vàng miếng thì TCTD, DN khó có khả năng chuyển tiền đặt cọc kịp cho NHNN. Do đó, đối với các TCTD, DN có tham gia
58Điều 7 Thông tư 06/2013/TT-NHNN ngày 12 tháng 3 năm 2013 hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
59
Khoản 2 điều 2 Thông tư 06/2013/TT-NHNN ngày 12 tháng 3 năm 2013 hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
60
Mục 3 Quyết định 563/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2013 về ban hành quy trình mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
61
Khoản 2 điều 10 Thông tư 06/2013/TT-NHNN ngày 12 tháng 3 năm 2013 hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
giao dịch mua, bán vàng miếng với NHNN, ngoài việc chờ thông báo từ Sở Giao dịch cần chủ động nắm bắt thông tin thêm thông qua báo chí, trang điện tử chính thức của NHNN.
3. NHNN kiểm tra tư cách tham gia giao dịch của TCTD, DN. Việc kiểm tra bao gồm các vấn đề: kiểm tra tiền đặt cọc, kiểm tra giấy tờ tùy thân của người đại diện giao dịch. Nếu không thỏa mãn yêu cầu kiểm tra, Sở giao dịch ra thông báo bằng văn bản cho TCTD, DN không đủ tư cách tham gia mua, bán vàng miếng với NHNN, trong đó nêu rõ lý do.
4. Sở giao dịch thông báo bằng văn bản mức giá mua, bán vàng miếng của NHNN cho người đại diện giao dịch. Mức giá mua bán này được xác định theo phương án mua, bán vàng miếng của NHNN.
5. Trong thời hạn 30 phút kể từ khi được Sở giao dịch thông báo giá mua, bán vàng miếng, người đại diện giao dịch nộp cho NHNN đơn đăng ký mua, bán vàng miếng theo mẫu tại Phụ lục 10 Quyết định 563/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2013 ban hành quy trình mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
6. Sở Giao dịch xét đăng ký mua, bán và xác định kết quả mua bán trong thời hạn một giờ kể từ thời điểm kết thúc việc nộp đơn đăng ký mua, bán. Việc này bao gồm xét tính hợp lệ của đơn đăng ký mua, bán; tổng hợp số liệu đăng ký mua, bán và xác định khối lượng vàng miếng mua, bán với từng TCTD, DN trên cơ sở đăng ký mua, bán của TCTD, DN và phương án mua, bán vàng miếng đã được phê duyệt.
7. Thông báo ngừng giao dịch mua, bán vàng miếng (nếu có). Trước khi thông báo kết quả mua, bán vàng miếng, nếu giá vàng biến động vượt quá mức biến động giá trong phương án mua, bán vàng miếng đã được phê duyệt thì Sở Giao dịch ngừng giao dịch mua, bán.
8. NHNN thông báo khối lượng vàng miếng mua, bán bằng văn bản cho người đại diện giao dịch. Trong thời hạn 30 phút kể từ khi NHNN thông báo kết quả mua, bán, người đại diện giao dịch phải ký văn bản xác nhận giao dịch mua, bán vàng miếng với NHNN.
* Quy trình mua, bán vàng miếng thông qua hình thức đấu thầu
Mua, bán vàng miếng qua đấu thầu là hình thức mua, bán trong đó NHNN thực hiện đấu thầu để xác định đối tác, giá và khối lượng vàng miếng mua bán.62 Hiện nay, đây là hình thức được NHNN sử dụng để cung ứng vàng miếng ra thị trường.
Quy trình mua, bán vàng miếng bằng hình thức đấu thầu diễn ra tương tự các bước như quy trình mua, bán vàng miếng trực tiếp. Tuy nhiên, nếu là hình thức đấu thầu thì NHNN sẽ có thông báo rõ cho TCTD, DN biết, cũng như việc thông báo giá sẽ có sự khác nhau. Nếu đấu thầu theo giá, Sở Giao dịch sẽ thông báo giá trần, giá sàn (nếu có); còn nếu đấu thầu theo khối lượng thì Sở Giao dịch sẽ thông báo giá mua, giá bán.
Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 điều 2 Thông tư 06/2013/TT-NHNN ngày 12 tháng 3 năm 2013 hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì đấu thầu theo giá là “hình thức đấu thầu mà các thành viên tham gia đấu thầu đưa ra các mức giá dự thầu để xác định mức giá và khối lượng vàng miếng trúng thầu” và đấu thầu theo khối lượng là “hình thức đấu thầu mà các thành viên tham gia đấu thầu đăng ký khối lượng dự thầu để xác định khối lượng trúng thầu tại mức giá do Ngân hàng Nhà nước công bố”.
Như vậy, đối với hình thức đấu thầu theo giá, cái mà NHNN quan tâm là mức giá đặt thầu được các TCTD, DN đưa ra. Trường hợp NHNN bán vàng miếng, NHNN xét thầu theo nguyên tắc xét theo thứ tự giảm dần từ giá trúng thầu cao nhất tới giá trúng thầu thấp nhất mà tại đó NHNN bán được khối lượng tối đa dự kiến bán. Trường hợp NHNN mua vàng miếng, việc xét thầu được thực hiện theo thứ tự tăng dần từ giá trúng thầu thấp nhất tới giá trúng thầu cao nhất mà tại đó NHNN mua được tối đa khối lượng vàng miếng dự kiến mua.
Đối với hình thức đấu thầu theo khối lượng, cái mà NHNN quan tâm là khối lượng đặt thầu củacác TCTD, DN đưa ra tại mức giá do NHNN công bố. Nếu tổng khối lượng đặt thầu của các TCTD, DN dự thầu bằng hoặc thấp hơn tổng khối lượng NHNN dự kiến mua hoặc bán thì khối lượng trúng thầu của từng TCTD, DN bằng khối lượng đặt thầu của chính TCTD, DN đó. Trường hợp tổng khối lượng đặt thầu của các TCTD, DN dự thầu vượt quá tổng khối lượng NHNN dự kiến mua hoặc bán thì khối lượng trúng thầu
62
Khoản 3 điều 2 Thông tư 06/2013/TT-NHNN ngày 12 tháng 3 năm 2013 hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
của từng TCTD, DN được xác định theo nguyên tắc khối lượng đặt thầu cao nhất xuống thấp cho tới khi NHNN mua hoặc bánđược tối đa khối lượng dự kiến mua hoặc bán.
Ta có thể tóm tắt quy trình mua, bán vàng miếng qua hình thức đấu thầu tại mục 2 Quyết định 563/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2013 về ban hành quy trình mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qua cácbước sau:
1. Sở giao dịch thông báo đấu thầu vàng miếng. 2. TCTD, DN tham gia chuyển tiền đặt cọc.
3. Sở Giao dịch kiểm tra và thông báo tư cách dự thầu của TCTD, DN. 4. Sở Giao dịch thông báo giá cho người đại diện giao dịch của TCTD, DN. 5. Người đại diện giao dịch điền đầy đủ thông tin và nộp phiếu dự thầu.
6. Sở Giao dịch đóng thầu tại thời điểm kết thúc thời hạn nộp phiếu dự thầu, sau đó 10 phút tiến hành mở thầu.
7. Sở Giao dịch thực hiện tổng hợp số liệu đặt thầu, xét thầu và xác định kết quả đấu thầu.
8. Hủy thầu nếu trước thời điểm thông báo giá hoặc thông báo kết quả đấu thầu, giá vàng biến động vượt quá mức biến động giá trong phương án mua, bán vàng miếng đã được phê duyệt.
9. Sở Giao dịch thông báo bằng văn bản kết quả tổng hợp đấu thầu, kết quả trúng thầu cho từng TCTD, DN có phiếu dự thầu hợp lệ thông qua người đại diện. Người đại diện ký văn bản xác nhận giao dịch mua, bán vàng miếng với NHNN.
Có nhiều ý kiến cho rằng việc NHNN can thiệp vào hoạt động kinh doanh vàng miếng là không phù hợp. Giá vàng luôn có sự biến động nhất định, nếu NHNN kinh doanh có lời thì không sao, còn lỗ sẽ làm mất đi một lượng dự trữ ngoại hối, ảnh hưởng đến Ngân sách nhà nước do mua vàng từ nước ngoài về và điều này là không đáng có (trước đây, nếu lỗ thì DN kinh doanh vàng sẽ tự chịu). Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết, với quy trình mua, bán vàng như trên, NHNN rất ít có khả năng bị lỗ. Bởi lẽ, dù là mua, bán trực tiếp hay mua, bán thông qua hình thức đấu thầu thì trước đó, NHNN đã được tham mưu để xác định mức giá mua, bán và mức biến động giá có thể xảy ra, được thể hiện rõ trong phương án mua, bán vàng miếng của NHNN. Trường hợp mức biến động giá quá lớn, NHNN lại có quyền hủy bỏ hoạt động mua, bán này. Thực tế, qua 57 phiên đấu thầu mua, bán vàng miếng từ ngày 28/3/2013 đến 30/8/2013, NHNN đã tung ra thị trường hơn 1,6 triệu lượng vàng SJC và lãi hơn 6000 tỷ đồng, góp phần không
nhỏ vào Ngân sách nhà nước63. Nguyên nhân dẫn đến số lãi trên là từ lúc thực hiện mua, bán vàng miếng, giá vàng trong nước luôn được giữ cao hơn giá vàng thế giới.
Tuy nhiên, ở góc độ kinh tế thị trường, việc NHNN kinh doanh hầu như không lỗ, cũng như nhận được nhiều sự ưu ái của Chính phủ lại là một chuyện đáng bàn. NHNN không thể mãi bận tâm đến việc trực tiếp kinh doanh mua, bán vàng miếng do chức năng chính của NHNN là quản lý hoạt động này, nhưng nếu lập thêm doanh nghiệp thuộc NHNN để thực hiện công việc mua, bán vàng miếng can thiệp thị trường thì cần đặt ra