Các Bộ có liên quan

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 41)

5. Kết cấu đề tài

2.1.2.2. Các Bộ có liên quan

Các Bộ là cơ quan thuộc Chính phủ, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước. Trách nhiệm các Bộ liên quan đến việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng được thể hiện rõ tại điều 17 Nghị định 24:

“Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng như sau:

1. Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và việc doanh nghiệp kinh doanh vàng chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật.

32

Khoản 4 điều 16 Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

33

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm quy định và hướng dẫn thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng và sao gửi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn để phối hợp thực hiện.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vàng, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập đối với hoạt động kinh doanh vàng phù hợp trong từng thời kỳ.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm thực hiện ban hành tiêu chuẩn chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ; kiểm tra, thanh tra và quản lý chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và kiểm định phương tiện đo lường của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

5. Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc đấu tranh, điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật về kinh doanh vàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.”

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các Bộ có trách nhiệm thực hiện yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh vàng được đặt ra tại Nghị định 24. Đặc biệt, Bộ Khoa học và Công nghệ cần nhanh chóng ban hành tiêu chuẩn chất lượng đối với các loại vàng, nhằm giúp quản lý tốt hơn hoạt động kinh doanh vàng. Ngoài ra, Nghị định 24 cũng quy định sự phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan với NHNN trong việc phục vụ công tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Các hoạt động phối hợp này bao gồm chia sẻ thông tin; phối hợp trong hoạt động để quản lý tốt DN kinh doanh vàng như cấp giấy phép, quản lý thuế, ban hành các Thông tư liên tịch, kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh vàng.34 So với quy định trước đây tại Nghị định 174/1999/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 1999 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, trách nhiệm giữa các Bộ, ngành trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng tại Nghị định 24 đã được nêu cụ thể hơn, đặc biệt là quy định tại điều 18 Nghị định 24, một quy định giúp nâng cao sự phối hợp giữa các Bộ có liên quan nhằm quản lý hoạt động kinh doanh vàng được thuận tiện, nhanh chóng, chặt chẽ.

34

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)