Vi phạm về giấy phép hoạt động kinhdoanh vàng

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 67)

5. Kết cấu đề tài

2.5.1. Vi phạm về giấy phép hoạt động kinhdoanh vàng

Từ khi Nghị định 24 ra đời, các hoạt động kinh doanh vàng đều được NHNN kiểm soát chặt chẽ hơn trước. Như đã biết, các đối tượng muốn tham gia hoạt động kinh doanh vàng cần được NHNN cấp giấy phép theo pháp luật mới có thể hoạt động. Khoản 1, khoản 2 và khoản 6 điều 19 Nghị định 24 có quy định:

“Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng gồm:

1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.

2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

6. Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép64…”

Thêm vào đó, tại điều khoản chuyển tiếp được quy định trong Nghị định 24 (điều 21) và Thông tư 16 (điều 22) thì đến ngày 10/01/2013, các TCTD, DN không hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh lại và không được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng sẽ không được phép thực hiện kinh doanh mua, bán vàng miếng; đến ngày 25/5/2013 thì các DN đang sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không được phép thực hiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Như vậy, nếu các đối tượng này không có Giấy phép mà vẫn kinh doanh sau thời hạn đã quy định thì được xem như đã vi phạm pháp luật trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Về mức phạt, các hoạt động kinh doanh vàng không được cấp phép, trừ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng, sẽ bị xử lý về hành vi “kinh doanh, mua bán vàng không đúng quy định của pháp luật”65. Theo đó, cácđối tượng trên sẽ chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy vào mức độ vi phạm, đồng thời có thể bị xử phạt bổ sung tịch thu tang vật là vàng. Đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng mà không có giấy phép của NHNN, mức phạt được đưa ra nặng

64

“Hoạt động kinh doanh vàng khác” gồm các hoạt động như kinh doanh vàng tài khoản, hoạt động phái sinh về

vàng…

65

Khoản 1 điều 1 Nghị định 95/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

hơn: phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cũng như phạt bổ sung tịch thu tang vật là vàng66.

Về thẩm quyền xử phạt, do các vi phạm về giấy phép hoạt động kinh doanh vàng có mức phạt từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nên theo quy định, chỉ nhữngngười sau đây mới có thẩm quyền xử phạt:67

- Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng NHNNVN.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnhtheo quy định tại khoản 3 điều 38, khoản 6, khoản 7 điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không phải là TCTD và thông báo cho NHNNVN biết.

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 67)