Đối với hoạt động sản xuất, gia công và mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 45)

5. Kết cấu đề tài

2.3.1.Đối với hoạt động sản xuất, gia công và mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ

Các hoạt động kinh doanh liên quan đến vàng trang sức, mỹ nghệ có thể được chia làm 3 nhóm: hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động gia công vàng trang sức, mỹ nghệ và hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.

Trước đây, Nghị định 64/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2003 sửa đổi, bổ sung Nghị định 174/1999/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng quy định các tổ chức, cá nhân có các hoạt động kinh doanh liên quan đến vàng trang sức, mỹ nghệ chỉ cần làm thủ tục đăng ký kinh doanh là có thể được phép kinh doanh vàng38. Do đó, hầu hết các tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ đều đăng ký kinh doanh với loại hình hộ kinh doanh cá thể theo quy định tại Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 về đăng ký kinh doanh, cũng như các Nghị định sau đó như Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2004 về đăng ký kinh doanh, Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 về đăng ký kinh doanh, Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày ngày 15 tháng 4 năm 2010 về đăng ký doanh nghiệp nhằm hoạt động đơn giản, không cần lập sổ sách, hóa đơn chứng từ, kê khai thuế phức tạp.

Tuy nhiên, hiện nay theo điểm a khoản 1 điều 5, khoản 1 điều 8, khoản 1 điều 21 Nghị định 24 đã có quy định buộc các tổ chức hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải thực hiện đăng ký kinh doanh với loại hình là DN. Việc đăng ký DN là điều kiện tiên quyết để các tổ chức, cá nhân sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ được cấp phép hoạt động kinh doanh vàng. Đây cũng được xem là động thái của Chính phủ tiến tới xóa bỏ các cơ sở sản xuất, kinh doanh vàng tràn làn, quy mô nhỏ và không đủ điều kiện nhằm tạo tiền đề phát triển lành mạnh cho hoạt động kinh doanh này.

Để tìm hiểu rõ hơn quy định pháp luật về cấp giấy phép hoạt động đối với các hoạt động kinh doanh liên quan đến vàng trang sức, mỹ nghệ, ta có thể đi vào từng nhóm sau:

38

Khoản 2 điều 1 Nghị định 64/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2003 sửa đổi, bổ sung Nghị định 174/1999/NĐ-

* Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ

Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được NHNN cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Để được NHNN cấp Giấy chứng nhận, DN cần nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ đến NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ gồm các nội dung chủ yếu sau:39

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 16.

2. Giấy chứng nhận đăng ký DN có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.

3. Văn bản hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh; bản kê khai về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Căn cứ các quy định về điều kiện và hồ sơ thủ tục, trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố xem xét, quyết định việc cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theo mẫu tại Phụ lục 16 Thông 16.40

Sơ đồ 1: Quy trình cấp Giấy Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Có thể thấy, hồ sơ, thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ đơn giản, không phức tạp, gây khó khăn cho DN. Tuy nhiên, thời gian DN chờ để được cấp Giấy chứng nhận theo đánh giá của người viết là chưa nhanh,

39

Điều 8 Thông tư 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

40

Điều 16 Thông tư 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Nộp 01 bộ hồ sơ Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố xem xét, quyết định 30 ngày Chấp nhận Không chấp nhận NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố

kéo dài một tháng. Trong thời gian chờ đợi có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN. Thời gian này nên được rút ngắn xuống còn 10-15 ngày sẽ có lợi cho DN hơn.

* Hoạt động gia công vàng trang sức, mỹ nghệ

Gia công là quá trình sản xuất chính tạo ra những đặc điểm cơ bản của hàng hóa41. Do đó, hoạt động gia công vàng trang sức, mỹ nghệ được hiểu là quá trình tạo ra những đặc điểm cơ bản cho vàng trang sức, mỹ nghệ như hình dạng, kích thước, chất liệu (vàng 24K, 18K, 14K).

Hiện nay, các chủ thể tham gia hoạt động gia công vàng ở nước ta không bắt buộc phải đăng ký thành lập DN. Điều này được thể hiện tại điều 7 Nghị định 24:

“Cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp được thực hiện gia công cho doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và phải có đăng ký gia công vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.

Nhìn chung, việc quản lý hoạt động gia công vàng trang sức, mỹ nghệ không đòi hỏi nhiều điều kiện cũng như giấy phép phức tạp. Cá nhân, tổ chức muốn thực hiện gia công vàng trang sức, mỹ nghệ chỉ cần đăng ký gia công vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quy định hiện hành cũng không đòi hỏi điều kiện về cơ sở vật chất – kỹ thuật, trang thiết bị, thợ có trình độ chuyên môn như trước đây42.

* Hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ

Theo điều 7 Nghị định 24, hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, đối tượng muốn kinh doanh cần đăng ký thành DN. DN kinh doanh trong lĩnh vực này chỉ cần đáp ứng điều kiện tại điều 8 Nghị định 24 là có thể hoạt động:

- Là DN được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.

41 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoản 7 điều 3 Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về

xuất xứ hàng hóa.

42

Khoản 2 điều 1 Nghị định 64/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2003 sửa đổi, bổ sung Nghị định 174/1999/NĐ-

2.3.2. Đối với hoạt động mua, bán vàng miếng

Như đã trình bày tại mục 1.2.1.2, hoạt động mua, bán vàng miếng hiện nay được NHNN quản lý chặt chẽ, từ 12.000 điểm giao dịch thì hiện nay chỉ còn 2.500 điểm giao dịch khắp cả nước. Việc giảm đột ngột các điểm giao dịch vàng miếng không nằm ngoài nguyên nhân NHNN đã siết chặt điều kiện để cấp phép kinh doanh hoạt động này. Để được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng, các TCTD và DN phải đáp ứng các điều kiện khắt khe về tài chính, năng lực điều hành.

Tiêu chí Đối với doanh nghiệp Đối với tổ chức tín dụng

Điều kiện tài chính

- Vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên. - Có số thuế đã nộp từ hoạt động kinh doanh vàng từ năm trăm triệu đồng/năm trở lên trong hai năm liên tiếp gần nhất.

- Vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên.

Năng lực điều hành

- Là doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật. - Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ hainăm trở lên.

- Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ ba tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

- Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.

- Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ năm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Bảng1:Tóm tắt điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng theo điều 11 Nghị định 24.

Có thể thấy, điều kiện để được cấp phép hoạt động kinh doanh vàng miếng rất khắt khe, đặc biệt đối với DN, nên chỉ còn 38 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này.

Về trình tự thủ tục, việc cấp phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khá giống với cấp phép đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Điểm khác nhau là ở chỗ đối với việc cấp phép kinh doanh mua, bán vàng, nơi nhận hồ sơ là NHNNVN (Vụ Quản lý

Ngoại hối) và Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng do Thống đốc xem xét, quyết định cấp cho DN, TCTD có yêu cầu.43

Sơ đồ 2: Quy trình cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng của DN gồm đơnđề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục 2); Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh; Xác nhận của cơ quan thuế về số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng trong hai năm liền kề trước đó.44

Đối với TCTD, hồ sơ yêu cầu ít hơn hẳn, chỉ bao gồm đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục 3) và Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.45

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 45)