Nội dung chủ yếu của pháp luật quản lý hoạt động kinhdoanh vàng tại Việt

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 28)

5. Kết cấu đề tài

1.2.4. Nội dung chủ yếu của pháp luật quản lý hoạt động kinhdoanh vàng tại Việt

Việt Nam

Pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam hiện nay bao gồm Nghị định 24 và các văn bản hướng dẫn25; Nghị định 95/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt

25

Các văn bản hướng dẫn bao gồm: Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh

vàng; Quyết định số 1623/QĐ-NHNN ngày 23 tháng 8 năm 2012 về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng

của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quyết định số 563/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2013 ban hành quy

động ngân hàng; các quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng. Trong đó, “Nghị định 24 và các văn bản quy phạm pháp luật đi kèm là trụ cột”26.

Từ các quy định hiện hành của pháp luật, ta có thể điểm qua một số nội dung quan trọng sau:

Thứ nhất, pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng công nhận và bảo vệ quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Điều này đồng nghĩa với việc nhà nước không phân biệt đối xử việc người dân nắm giữ vàng SJC hay vàng “phi SJC”. Chỉ cần vàng được người dân sở hữu hợp pháp, đảm bảo đầy đủ chất lượng theo quy định thì đều được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, quy định pháp luật hiện hành chưa nhấn mạnh tới yếu tố tuyên truyền để người dân có thể nhanh chóng nắm được nội dung này. Thời gian qua, người dân không nắm giữ vàng thương hiệu SJC đã bị thiệt thòi khi chuyển đổi qua vàng thương hiệu SJC do bị các DN mua vào ép giá. Nếu việc tuyên truyền quy định của pháp luật về công nhận và bảo vệ quyền sở hữu vàng hợp pháp của người dân được triển khai tốt, có lẽ đã không có sự việc đáng tiếc trên.

Thứ hai, hoạt động kinh doanh vàng hiện nay do NHNNVN thống nhất quản lý. Các Bộ thuộc Chính phủ có nhiệm vụ phối hợp cùng NHNN thực hiện trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Việc phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan cũng như có quy chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với nhau để quản lý thị trường vàng là một tiến bộ nếu so với trước đây. Quy định về thẩm quyền cũng đồng thời là quy định về trách nhiệm. Các cơ quan nhà nước và người đứng đầu trong phạm vi, nhiệm vụ được giao nếu không hoàn thành tốt công tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Quốc hội.

Thứ ba, NHNNVN độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu, nhưng không kinh doanh vàng miếng. Việc cung ứng vàng miếng từ NHNN ra thị trường cho các đơn vị kinh doanh được thực hiện thông qua biện pháp mua bán trực tiếp hoặc đấu thầu. Hiện nay có nhiều người lầm tưởng việc NHNN là cơ quan vừa sản xuất, vừa kinh doanh vàng miếng theo kiểu “vừa đá bóng, vừa thổi còi” nhưng thực chất không phải vậy. NHNN là đơn vị thống nhất sản xuất vàng miếng mang thương hiệu SJC tại Việt Nam, nhưng NHNN không kinh doanh trên thị trường vàng. Thông qua các đơn vị kinh doanh, NHNN cung ứng vàng miếng ra thị trường. Việc kinh

26

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Báo cáo công tác quản lý nhà nước đối với thị trường vàng,

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/thu-hep-chenh-lech-gia-vang-chi-la-muc-tieu-tinh-the-2769629- p5.html, [truy cập ngày 15/7/2013).

doanh là việc giữa các đơn vị này với người mua, bán vàng, theo đúng quy luật thị trường. NHNN mua, bán vàng miếng cho các đơn vị kinh doanh bằng biện pháp đấu thầu, không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận nếu có được từ hoạt động trên sẽ thuộc về Ngân sách nhà nước.

Thứ tư, tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh vàng cần tuân thủ các quy định tại Nghị định 24 và các văn bản pháp luật có liên quan như: Thông tư 16/2012/TT- NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ- CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng; Thông tư 06/2013/TT-NHNN ngày 12 tháng 3 năm 2013 hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Nghị định 95/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; Thông tư 11/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 4 năm 2011 quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng và Thông tư 12/2012/TT-NHNN ngày 27 tháng 4 năm 2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 4 năm 2011 về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng; Thông tư 38/2012/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2012 quy định về trạng thái vàng của các tổ chức tín dụngcùng các văn bản khác có liên quan. Các văn bản nêu trên căn bản đã “kiến thiết” nên một thị trường vàng mới có trật tự, vận hành ổn định hơn so với trước đây. Tương lai, khi đã đưa hoạt động kinh doanh vàng vào trật tự, NHNN cần có cơ sở pháp lý để tạo thêm nhiều kênh đầu tư phong phú khác nhằm vực dậy nguồn lực vàng rất lớn đang nằm im trong nhân dân.

Cuối cùng, hầu hết các hoạt động kinh doanh vàng đều được NHNNVN cấp phép, quản lý. Các hoạt động kinh doanh vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được NHNN cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Đối với hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Hoạt động xuất, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ được thực hiện theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhưng hoạt động xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu của doanh nghiệp cần được NHNN cấp giấy phép. Điều này phù hợp với

mục tiêu của pháp luật trong việc quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng, đưa hoạt động kinh doanh vàng từng bước đi vào khuôn khổ chứ không hỗn loạn như trước đây.

Qua phân tích chương 1, có thể kết luận vàng với vai trò là hàng hóa đặc biệt nên các hoạt động kinh doanh vàng luôn diễn ra sôi nổi trên thị trường xung quanh loại tài sản đặc biệt này. Điều này gây thách thức to lớn đối với Chính phủ trong việc quản lý thị trường vàng nói chung, cũng như hoạt động kinh doanh vàng. So với trước đây, hiện nay các hoạt động kinh doanh vàng đã được pháp luật quản lý chặt chẽ hơn, thể hiện tính nhất quán của nhà nước trong điều hành thị trường vàng nhằm mục tiêu ổn định kinh tế - xã hội, đưa vàng về đúng vai trò là hàng hóa thông thường khi nằm trong dân cư. Để hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật trong việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng, chương 2 sẽ tiếp nối chương 1 để trình bày một số vấn đề nổi bật trong việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng thời gian qua.

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH VÀNG

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 28)