Chưa ban hành đầy đủ quy định để thực hiện tốt công tác quản lý hoạt

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 81)

5. Kết cấu đề tài

3.1.2.3. Chưa ban hành đầy đủ quy định để thực hiện tốt công tác quản lý hoạt

động kinh doanh vàng

Do từ năm 2011, NHNN mới triểnkhai các quy định mới về quản lý hoạt động kinh doanh vàng nên trong hai năm qua, dù đã rất cố gắng, NHNN vẫn chưa ban hành được hết khung pháp lý để quản lý tốt hoạt động kinh doanh vàng. Một số thiếu sót có thể kể đến như: chưa có quy định về chất lượngđối với vàng trang sức, mỹ nghệ; chưa quy định về tổ chức giám định vàng cũng như điều kiện để các cơ quan này hoạt động và chưa quy định cụ thể về thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh vàng.

Đối với vấn đề quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ, đến tháng 9/2013, tại Việt Nam vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh. Mặc dù Nghị định 24 đã có định nghĩa về các loại vàng tại điều 3, trong đó có nhắc đến hàm lượng vàng những quy định đó chưa thể là căn cứ để có thể xác định chất lượng vàng. Lý do đến từ việc chưa có quy định thống nhất về sai số khi đo hàm lượng vàng, tiêu chuẩn về máy đo chất lượng vàng, phương pháp lẫy mẫu… Vì thế, hiện nay tình trạng vàng trang sức, mỹ nghệ do DN này sản xuất khi đem kiểm tra chất lượng tại DN khác sẽ cho sai số khác nhau vẫn

80

Thanh Thương: Chỉ SJC được kiểm định vàng 99,99%,

là điều phổ biến. Điều này dẫn đến việc người mua vàng tại DN nào chỉ có thể đến DN đó bán vàng, do sợ bị các DN khác ép giá nếu cân đo chất lượng. Do đó, việc ban hành một bộ tiêu chuẩn kỹ thuật để quản lý chất lượng vàng là điều rất cần thiết.

Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định cụ thể về tổ chức giám định chất lượng vàng, dù vàng xuất khẩu phải có chứng thư giám định của các tổ chức trên. Nếu với các hàng hóa khác, việc giám định do một trung tâm độc lập hoặc do trung tâm giám định trực thuộc nhà nước thực hiện thì với vàng trang sức, mỹ nghệ, hiện tại chưa có quy định cụ thể về việc chỉ định và quản lý hoạt động của tổ chức giám định chất lượng vàng. Theo tìm hiểu, nhằm giải quyết vấn đề vàng xuất khẩu phải có chứng thư giám định chất lượng vàng, Tổng cục hải quan đã có Công văn 4492/TCHQ-GSQL ngày 06 tháng 8 năm 2013 V/v sử dụng chứng thư giám định vàng để làm thủ tục xuất khẩu. Theo đó, vàng khi xuất khẩu có hàm lượng 99,99% cần phải có chứng thư giám định của SJC, còn vàng dưới 99,99% khi xuất khẩu sẽ căn cứ vào chứng thư giám định vàng của tổ chức giám định hoạt động theo Nghị định 20/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 Quy định chi tiết Luật thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.

Ngoài ra, Thông tư 16 đã quy định rất rõ vấn đề cấp giấy phép hoạt động kinh doanh vàng của các DN nhưng chưa quy định rõ vấn đề thu hồi giấy phép kinh doanh vàng. Tại khoản 4 điều 16 Nghị định 24 có quy định chủ thể có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh vàng:

“…4. Ngân hàng Nhà nước cấp, thu hồi:

a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. b) Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

c) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.

d) Giấy phép mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định.

đ) Giấy phép đối với các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép…”

Có thể thấy, NHNNVN là cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép đã cấp cho DN. Tuy nhiên, có một vướng mắc là theo Thông tư 16 thì Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm, Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ do NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố cấp. Vậy thẩm quyền thu hồi các giấy phép trên không

biết sẽ do NHNNVN hay NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện do chưa có quy định nói rõ về vấn đề này.

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)