Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 37)

5. Kết cấu đề tài

2.1.2. Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn

2.1.2.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thẩm quyền quản lý hoạt động kinh doanh vàng của NHNNVN được quy định tại khoản 17 điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010: “Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng” và thể hiện rõ hơn tại Nghị định 24: “thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng”27. Như vậy, có thể thấy NHNNVN là cơ quan chịu trách nhiệm chính trước Chính phủ, Quốc hội trong việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng và điều hành thị trường vàng.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, NHNNVN tham gia quản lý hoạt động kinh doanh vàng trên các nội dung sau:

Thứ nhất,để đáp ứng yêu cầu cấp thiết quản lý hoạt động kinh doanh vàng, trong thời gian qua NHNNVN đã chủ trì, phối hợp với các bên liên quan xây dựng nhiều văn bản quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Về vấn đề chấm dứt kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, NHNN đã có Thông tư 01/2010/TT-NHNN ngày 06 tháng 01 năm 2010 về bãi bỏ Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 01 năm 2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài và Quyết định 11/2007/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 3 năm 2007 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN. Tại Thông tư trên, NHNN đã quy định chấm dứt hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài của các TCTD, đồng thời yêu cầu các TCTD tất toán, đóng các tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài trước ngày 30/3/2010. Điều này xây dựng từ việc cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài đã đem lại nhiều tiêu cực, gây hỗn loạn thị trường vàng và khó khăn cho công tác quản lý nhà nước. Việc các TCTD được kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài đã kéo theo việc thành lập các sàn giao dịch vàng trong nước dù chưa có cơ chế quản lý các sàn vàng, gây rủi ro không chỉ cho những người tham gia kinh doanh vàng mà ngay cả các TCTD mở sàn vàng bởi giá vàng biến động không ngừng, rất khó dự đoán. Do đó, chấm dứt hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài là điều cần thiết.

Tuy nhiên, sau đó vì nhiều lý do, thời hạn tất toán, đóng các tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài đã được dời nhiều lần, mãi đến Thông tư 17/2010/TT-NHNN ngày 29 tháng 6 năm 2010 về sửa đổi khoản 2, khoản 3 Điều 2 Thông tư số 01/2010/TT-NHNN

27

ngày 06/01/2010 về việc bãi bỏ Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài và Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN ngày 15/3/2007 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN, NHNN mới chốt thời hạn tất toán, đóng các tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài trước ngày 31/7/2010. Điều này cho thấy trong điều hành chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng, NHNN vẫn còn chưa dứt khoát và quyết liệt, dễ làm người dân có cảm nhận chính sách ban hành chủ yếu nhằm “chữa cháy” trong ngắn hạn mà chưa có tầm nhìn sâu xa.

Về việc huy động và cho vay vốn bằng vàng của các TCTD, trước đây các TCTD được thực hiện huy động và cho vay vốn bằng vàng, thậm chí chuyển đổi vàng ra tiền đồng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh28. Có lúc, vàng chiếm 30-50% tổng tài sản của một ngân hàng và lợi nhuận từ kim loại quý này lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng, đóng góp gần nửa thu nhập. Tuy nhiên với diễn biến giá thất thường từ năm 2008, cộng với những rủi ro trong nghiệp vụ kinh doanh vàng của ngân hàng, nhiều đơn vị thua lỗ tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng29. Do đó, NHNN đã ban hành Thông tư 11/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 4 năm 2011 quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng. Theo đó, các TCTD không được thực hiện cho vay vốn bằng vàng kể từ ngày 01/5/2011, không được thực hiện các nghiệp vụ ủy thác, đầu tư và các hình thức cấp tín dụng khác bằng vàng. Ngoài ra, các TCTD không được huy động vốn bằng vàng, chấm dứt phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng vào ngày 01/5/2012; TCTD không được chuyển đổi số vốn huy động bằng vàng trước đây thành tiền, đối với số vốn bằng vàng đã chuyển đổi thành tiền phải tất toán chậm nhất là ngày 30/6/2011.

Tuy nhiên, giống như việc xử lý kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài của các TCTD, NHNN lại khiến nhiều người nghĩ đến chính sách giật cục, không rõ ràng khi ban hành Thông tư 32/2011/TT-NHNN ngày 06 tháng 10 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng. Thông tư này lại cho phép các TCTD được tiếp tục chuyển đổi vàng thành

28

Quyết định số 432/2000/QĐ-NHNN1 ngày 03 tháng 10 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về nghiệp

vụ huy động và sử dụng vốn bằng vàng, bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng của các tổ chức tín dụng và Thông

tư số 22/2010/TT-NHNN ngày 29 tháng 10 năm 2010 quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng.

29

Nhóm PV: ‘Không ngân hàng nào được gia hạn tất toán vàng’, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin- tuc/ebank/ngan-hang/khong-ngan-hang-nao-duoc-gia-han-tat-toan-vang-2839472.html, [truy cập ngày 08/9/2013].

tiền. Sau đó, NHNN lại ban hành tiếp Thông tư 12/2012/TT-NHNN ngày 27 tháng 4 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng. Thông tư trên gia hạn để các TCTD chấm dứt phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng vào ngày 25/11/2012; đồng thời bãi bỏ quy định cho phép chuyển đổi vàng thành tiền tại Thông tư số 32/2011/TT-NHNN ngày 06 tháng 10 năm 2011, yêu cầu các TCTD đã chuyển đổi vàng thành tiền phải tất toán số vàng đã chuyển đổi thành tiền. Cuối cùng, trước sức ép thiếu hụt thanh khoản vàng của các TCTD, NHNN lùi thời hạn tất toán số dư huy động vốn bằng vàng đến ngày 30/6/201330.

Dẫu biết NHNN ban hành các văn bản nêu trên do yêu cầu thực tế từ công tác quản lý vĩ mô, tránh để ảnh hưởng chung đến nền kinh tế nhưng với vai trò của mình, việc trong thời gian ngắn NHNN ban hành quá nhiều văn bản với chính sách không đồng nhất không tránh khỏi sự nghi ngờ từ phía người dân đối với công tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Việc gây khó hiểu trong ban hành chính sách cũng như chưa giải trình tốt đã khiến nhiều người có quyền đặc câu hỏi phải chăng NHNN cũng đang “rối” như thị trường vàng vậy.

Về xây dựng khuôn khổ pháp lý mới quản lý hoạt động kinh doanh vàng, NHNN đã ban hành Thông tư 16/2012/TT-NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2012 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Thông tư trên giúp hướng dẫn chi tiết Nghị định 24 về điều kiện, trình tự thủ tục cấp phép đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu. Bên cạnh đó, đáp ứng yêu cầu quản lý vàng miếng phù hợp với Nghị định 24, NHNN đã ra Quyết định 1623/QĐ-NHNN ngày 23 tháng 8 năm 2012 về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 06/2013/TT-NHNN ngày 12 tháng 3 năm 2013 hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quyết định 563/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2013 ban hành quy trình mua, bán vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

30

Cùng với việc tích cực phối hợp góp ý để Chính phủ ban hành Nghị định 24, NHNN đã thể hiện chính sách nhất quán hơn trong việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Các văn bản được ban hành xoay quanh định hướng chung từ Nghị định 24 đã đáp ứng tốt yêu cầu quản lý đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, không thể không nhận ra rằng do quá để tâm đến quản lý hoạt động kinh doanh vàng miếng, NHNN vẫn chưa có những động thái thể hiện sự quan tâm đối với các hoạt động kinh doanh vàng khác. Việc ban hành quy định quản lý chất lượng vàng vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, cũng như NHNN hiện chưa có chính sách nào thể hiện sự khuyến khích đối với hoạt động kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ theo đúng tinh thần tại Nghị định 24. Điều này vô tình gây khó khăn đối với người mua vàng, cũng như DN kinh doanh vàng. Người mua vàng thì hoang mang khi không biết có mua nhằm vàng kém chất lượng hay không, còn DN kinh doanh vàng thì đang gặp khó khi thiếu nguồn vàng nguyên liệu do việc nhập khẩu vàng nguyên liệu bị NHNN quản lý chặt.

Thứ hai, NHNN được quyền can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu; tổ chức quản lý và sản xuất vàng miếng; thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước và tổ chứchuy động vàng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.31 Khái niệm “bình ổn thị trường vàng” được đưa ra tại khoản 3 điều 16 Nghị định 24 đã tạo nên nhiều luồn ý kiến khác nhau. NHNNVN cho rằng NHNN bình ổn thị trường vàng không nhằm mục tiêu bình ổn giá. Điều này ngay lập tức gây phản ứng từ dư luận, bởi lẽ nhiều người vẫn nghĩ bình ổn thị trường vàng chính là bình ổn giá, tức giá vàng thế giới và giá vàng trong nước phải có sự liên thông nhau, không có khoảng cách lớn. Để làm rõ hơn khái niệm này, trong chuyên mục Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời được phát sóng trên chương trình thời sự 19h của VTV1 ngày 05/5/2013, Thống đốc NHNNVN Nguyễn Văn Bình đã cho rằng một trong những nội dung bình ổn thị trường chính là ổn định giá cả. Giá cả phải do lực lượng thị trường quyết định chứ không bị chi phối do các nhóm lũng đoạn và người dân đã hiểu nhầm khái niệm bình ổn giá với khái niệm trên lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Chỉ cần giá trong nước ổn định, không còn tình trạng giá vàng tăng giảm đột ngột là đạt yêu cầu đề ra.

Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết thì cách hiểu của người dân không sai. Khái niệm “bình ổn thị trường vàng” ở đây phải được hiểu là bao gồm ổn định giá cả, tức

31

không để giá vàng trong nước có sự dao động quá lớn so với giá vàng thế giới, giá vàng trong nước phải theo kịp diễn biến giá vàng thế giới. Bởi lẽ, chỉ khi làm được như vậy thì mới tránh được tình trạng buôn lậu, đầu cơ vàng, gây bất ổn thị trường vàng. Nếu lý giải theo hướng của NHNN, tức NHNN vẫn chấp nhận chênh lệch lớn giữa giá trong nước và giá thế giới dù giá vàng trong nước ổn định, thì thị trường vẫn bất ổn do nạn đầu cơ và buôn lậu vàng, vậy thì không thể gọi là “bình ổn thị trường vàng” được.

Thứ ba, NHNN có quyền cấp, thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh vàng đối với các đối tượng muốn tham gia kinh doanh vàng.32 Vấn đề này sẽ được phân tích rõ hơn tại

mục 2.3.

Cuối cùng, NHNN có quyền kiểm tra, thanh tra đối với các hoạt động kinh doanh vàng tại các ngân hàng, đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh vàng tại các DN.33 Cùng với việc ban hành các quy định pháp luật để quản lý hoạt động kinh doanh vàng, việc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng một cách thường xuyên sẽ góp phần phát hiện sớm khó khăn, sai phạm tại các doanh nghiệp, qua đó có cách xử lý phù hợp. Điều này cũng giúp đảm bảo thực hiện đúng các quy định pháp luật, nâng cao hơn nữa ý thức tự giác của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

2.1.2.2. Các Bộ có liên quan

Các Bộ là cơ quan thuộc Chính phủ, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước. Trách nhiệm các Bộ liên quan đến việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng được thể hiện rõ tại điều 17 Nghị định 24:

“Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng như sau:

1. Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và việc doanh nghiệp kinh doanh vàng chấp hành, tuân thủ các quy định của pháp luật.

32

Khoản 4 điều 16 Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

33

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm quy định và hướng dẫn thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng và sao gửi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn để phối hợp thực hiện.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vàng, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập đối với hoạt động kinh doanh vàng phù hợp trong từng thời kỳ.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm thực hiện ban hành tiêu chuẩn chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ; kiểm tra, thanh tra và quản lý chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và kiểm định phương tiện đo lường của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

5. Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc đấu tranh, điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật về kinh doanh vàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.”

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các Bộ có trách nhiệm thực hiện yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh vàng được đặt ra tại Nghị định 24. Đặc biệt, Bộ Khoa học và Công nghệ cần nhanh chóng ban hành tiêu chuẩn chất lượng đối với các loại vàng, nhằm giúp quản lý tốt hơn hoạt động kinh doanh vàng. Ngoài ra, Nghị định 24 cũng quy định sự phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan với NHNN trong việc phục vụ

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)