5. Kết cấu đề tài
2.2.2. Vàng trang sức, mỹ nghệ
Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật36. Trên thị trường, các loại vàng trang sức, mỹ nghệ xuất hiện dưới các dạng như: bông tai, lắc, nhẫn, dây chuyền, mặt dây, kiềng, nữ trang bộ thể hiện sự đa dạng về chủng loại cũng như độ tinh xảo của nghệ nhân chế tác.
35
Điều 2 Nghị định 174/1999/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 1999 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
36
Hiện nay, chưa có quy định nào của pháp luật giải thích các vấn đề về tiêu chuẩn kĩ thuật đối với vàng trang sức, mỹ nghệ. Vào ngày 09/4/2013, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có văn bản xin lấy ý kiến về vấn đề này. Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 3 Dự thảo lần 4 Thông tư quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường do Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện, một số tiêu chuẩn đã được định nghĩa rõ ràng như hàm lượng vàng (hay còn gọi là tuổi vàng) là thành phần tính bằng phần trăm tính theo khối lượng vàng có trong sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ. Kara (Karat) là số phần của kim loại vàng (tính theo khối lượng) trong hai mươi bốn (24) phần của hợp kim vàng. Ngoài ra, dự thảo Thông tư trên còn quy định về tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ (điều 7), buộc các cơ sở kinh doanh phải công khai tiêu chuẩn công bố áp dụng, ghi nhãn vàng đầy đủ. Trong thời gian tới, việc ban hành Thông tư trên sẽ giúp ích rất nhiều cho cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người mua vàng trong việc xác định vàng trang sức, mỹ nghệ đạt chất lượng.