Xuất tiến tới bãi bỏ quy định về độc quyền vàng miếng

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 89)

5. Kết cấu đề tài

3.2.4. xuất tiến tới bãi bỏ quy định về độc quyền vàng miếng

Như đã phân tích ở mục 3.1.2.4, việc độc quyền vàng miếng và thống nhất quản lý thị trường vàng đã đem đến nhiều thành công, nhưng về lâu dài biện pháp này không bền vững, cần được sửa đổi. Theo đó, tinh thần Nghị định 24 là độc quyền vàng miếng nhằm kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh loại vàng này. Quan điểm người viết cho rằng việc cần quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh vàng miếng là đúng, nhưng giải pháp để NHNN độc quyền vàng miếng như tại Nghị định 24 là không cần thiết. Thay vào đó, người viết xin đề xuất một số giải pháp dựa trên việc tuân thủ tốt hơn cơ chế thị trường nhằm quản lý tốt các hoạt động kinh doanh vàng mà vẫn đồng thời đạt được các mục tiêu lớn hơn như ổn định tỷ giá, chặn đứng đầu cơ, hạn chế làm vơi ngoại tệ của đất nước do nhập khẩu vàng nhiều, đồng thời phải huy động được nguồn vàng đang nằm im trong dân một cách hiệu quả.

* Đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu

Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu cần có một cơ chế thoáng hơn nhằm thay thế cơ chế hiện nay. Thay vì tự mình thực hiện như tại điều 14 Nghị định 24, NHNN nên để các DN có đủ điều kiện về kinh nghiệm và tài chính (do NHNN quy định)

thực hiện. NHNN chỉ cần giám sát hoạt động của các DN này và cấp phép cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Trước mắt, NHNN có thể cấp hạn ngạch cho các DN được phép với điều kiện xác định rõ tiêu chí để phân bổ hạn ngạch hợp lý. Điều này có thể thực hiện được do sau một thời gian can thiệp vào hoạt động kinh doanh vàng, NHNN cơ bản đã nắm được lực cầu vàng đến từ thị trường. Về lâu dài, tiến tới dở bỏ hạn ngạch khi trạng thái cán cân thanh toán trở nên an toàn hơn.87 Việc điều tiết của nhà nước đối với hoạt động này nên được thực hiện thông qua việc đánh thuế xuất nhập khẩu vàng sẽ tốt hơn.

Như vậy, theo đề xuất này thì quyền kinh doanh nằm trong tay DN. Chỉ những DN nào có thực lực và khả năng tìm kiếm lợi nhuận mới có thể tham gia. NHNN giữ vai trò quản lý thông qua việc cấp hạn ngạch, thanh tra, kiểm tra các DN hoạt động lĩnh vực này và điều tiết thông qua chính sách về thuế. Cách làm này vừa tránh làm vơi Dự trữ ngoại hối nhà nước, vừa có thể thu được nguồn thu quan trọng từ thuế vào Ngân sách nhà nước.

* Đối với quản lý sản xuất vàng miếng

Thay vì chỉ có một thương hiệu vàng miếng SJC dễ gây ngộ nhận cho người dân như hiện nay, chúng ta nên có nhiều thương hiệu khác nhau để người dân có thể lựa chọn, cũng như các DN có thể tận dụng lại được những máy móc đã đầu tư trước đây để dập vàng miếng. NHNN sẽ quy định điều kiện, tiêu chuẩn đểcác DN được tham gia sản xuất vàng miếng. Bên cạnh đó, định kỳ các DN này cần báo cáo về NHNN để cơ quan quản lý có thể nắm được số lượng vàng miếng đã tung ra thị trường.

Như vậy, việc làm này giúp các DN cạnh tranh do đó sẽ nhanh chóng kéo giá vàng về sát hơn so với giá thế giới theo như yêu cầu mà Quốc hội giao phó và từ đó chặn đứng được buôn lậu về giá; người dân được hưởng lợi nhiều hơn do có thêm nhiều lựa chọn và không bị ép giá như hiện nay. Đồng thời, NHNN vẫn nắm được đối tượng mua vàng thông qua chế độ báo cáo định kỳ nhằm xác định có hay không đối tượng đầu cơ để có biện pháp xử lý thích hợp.

* Đối với quản lý giao dịch vàng

Các hoạt động giao dịch liên quan đến vàng trang sức, mỹ nghệ vẫn sẽ được thực hiện như trước đây. Tuy nhiên, đối với vàng miếng, NHNN cần nghiên cứu tiến tới bãi bỏ việc đấu thầu cung cấp vàng cho các TCTD và DN được phép kinh doanh vàng

87

Hoàng Công Gia Khánh: Ổn định thị trường vàng miếng ở Việt Nam, Đánh thức nguồn lực vàng trong dân, 2013, tr.146-164, tr.160.

miếng. Thay vào đó, cần nghiên cứu để tiến tới thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia. Việc thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia sẽ giải quyết được nhiều vấn đề tồn tại hiện nay:

- Sở giao dịch vàng quốc gia là sân chơi cho giới đầu cơ. Mục đích cuối cùng của giới đầu cơ khi tham gia vào hoạt động kinh doanh vàng không phải nắm giữ vàng vật chất mà là thu được lợi nhuận bằng VND. Trên Sở giao dịch vàng quốc gia có các công cụ quyền chọn, kỳ hạn tương tự như Sở giao dịch hàng hóa, đáp ứng được yêu cầu của giới đầu cơ.

- Nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới do luôn niêm yết giá dựa trên cơ sở giá vàng thế giới quy đổi.

- Không cần nhập khẩu nhiều vàng, ảnh hưởng đến ngoại hối do người dân đã có kênh đầu tư mới là kinh doanh vàng tài khoản trên Sở giao dịch vàng quốc gia. Người dân cũng từ đó dần từ bỏ nắm giữ vàng vật chất.

- Không ảnh hưởng đến tỷ giá do giới đầu cơ không còn muốn nắm giữ vàng vật chất, phải gom ngoại tệ để nhập khẩu vàng như trước đây.

- NHNN có thể sử dụng vàng do người dân gửi tại Sở giao dịch vàng quốc gia để làm nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội thay vì cứ đều đặn cung cấp thông qua đấu thầu mà chưa có biện pháp huy động ngược lại số vàng này.

Như vậy, cùng với việc giảm dần lượng vàng miếng cung cấp ra thị trường, Sở giao dịch vàng quốc gia sẽ là địa điểm mới để người dân có thể tham gia mua, bán vàng miếng, đồng thời có thể thu hút một lượng vàng lớn đang nằm trong dân vào giao dịch để tạo nguồn lực phát triển kinh tế. Khi vàng miếng được tập trung vào Sở giao dịch vàng quốc gia, NHNN cũng dễ dàng hơn trong việc quản lý loại vàng này.

Mô hình Sở giao dịch vàng quốc gia sẽ có nhữngđặc thù sau đây:88

- Thuộc sở hữu nhà nước, độc lập về tài chính, NHNN giữ vai trò giám sát hoạt động. Vấn đề thành viên, cơ chế hoạt động, sản phẩm giao dịch, công cụ giao dịch…do NHNN quyết định thông qua;

- Là Sở giao dịch vàng duy nhất tại Việt Nam chứ không tồn tại nhỏ lẻ như các sàn vàng đã bị cấm hoạt động trước đây, do đó có quy mô tập trung lớn, tính thanh khoản cao;

88

Xem Hoàng Huy Hà: Sở giao dịch vàng quốc gia – Giải pháp phù hợp để tổ chức lại hoạt động thị trường vàng Việt Nam và huy động nguồn lực vàng trong dân, Đánh thức nguồn lực vàng trong dân, 2013, tr. 53-89, tr. 79-81.

- Cơ chế hoạt động minh bạch, là nơi tạo “mặt bằng giao dịch” cho các thành viên chứ không trực tiếp tham gia mua bán. Giá vàng hoàn toàn do cung cầu thị trường xác định một cách khách quan và được phản ánh công khai tại Sở giao dịch.

- Có một hệ thống kỹ thuật đồng bộ và chuẩn hóa, quản lý tập trung từ giao dịch, thanh toán, lưu trữ đến kiểm định chất lượng.

Về hành lang pháp lý, Sở giao dịch vàng quốc gia có thể vận hành tương tự Sở giao dịch hàng hóa. Do đó, Sở giao dịch vàng quốc gia có thể chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại năm 2005, Nghị định 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, các văn bản trên cần được bổ sung thêm quy định để thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của Sở giao dịch vàng quốc gia. Một số quy định cần được bổ sung thêm để phù hợp gồm: thành phần tham gia và điều kiện để được tham gia, phạm vi hoạt động và cách thức hoạt động, các loại vàng được giao dịch và cách thức giao dịch, hệ thống thanh toán, lưu trữ và vận chuyển vàng, các biện pháp giám sát của NHNN đối với Sở giao dịch vàng quốc gia.

Kiến nghị phá bỏ thế độc quyền vàng miếng có thể được biểu diễn theo sơ đồ sau:89

89

TS Lê Đạt Chí: Huy động vàng – Góc nhìn thế giới và mô hình gợi ý, Đánh thức nguồn lực vàng trong dân, 2013, tr.90-98, tr.90). Mua bán vàng nữ trang NHNNVN NHNN cho phép xuất/nhập khẩu vàng Các công ty kinh doanh vàng được phép hoạt động

Trung tâm giao dịch vàng tập trung

Người dân và các chủ

thể trong nền kinh tế

Tham gia mua bán Cửa hàng kinh doanh vàng Mua bán vàng nữ trang Kho dự trữ vàng tập trung (ngân hàng vàng) Nhận vàng miếng để sản xuất Vàng miếng nhập/ xuất kho Ghi nhận lượng vàng lưu kho

Nhìn chung, trong thời gian gần đây với các bước đi thích hợp, NHNN đã thực hiện quản lý rất tốt hoạt động kinh doanh vàng, đưa các hoạt động kinh doanh vàng trở lại bình thường và ổn định hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh vàng từ NHNN, chúng ta có thể rút ra một số điểm chưa phù hợp và cần rút kinh nghiệm, có giải pháp thích hợp để chấn chỉnh thông qua sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới các quy phạm pháp luật. Qua đọc một số bài viết, nghiên cứu của các chuyên gia cũng như theo hiểu biết của người viết, người viết cho rằng một giải pháp phù hợp rất cần được nghiên cứu thêm để quản lý tốt hoạt động kinh doanh vàng là trả lại hoạt động kinh doanh vàng cho cơ chế thị trường tự điều chỉnh, chứ không độc quyền nhà nước như hiện nay. Đặc biệt, các hoạt động kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ cần được nhà nước xem trọng và khuyến khích hơn, đủ sức cạnh tranh với thế giới và thu về được nhiều ngoại tệ cho đất nước.

KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh vàng rất cần đến sự quản lý của nhà nước do liên quan đến sự ổn định của kinh tế vĩ mô, của đầu tư và tiết kiệm, gắn liền với quyền lợi của ba bên: nhà nước, DN và người dân. Pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh vàng khi ban hành vì lẽ ấy phải đáp ứng được nguyện vọng của các bên, phải có sự quyết liệt trong quản lý và sức thuyết phục để người dân và DN tuân theo.

Từ việc tìm hiểu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có thể rút ra một số kết luận sau:

- Các hoạt động kinh doanh vàng diễn ra rất phức tạp xung quanh loại tài sản đặc biệt là vàng, do đó việc NHNN thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng thông qua các quy định pháp luật là đúng và phù hợp.

- Các quy định pháp luật do NHNN ban hành thể hiện sự thống nhất và tương đối đầy đủ, góp phần to lớn làm các hoạt động kinh doanh vàng ổn định, từ đó hoàn thành nhiều mục tiêu mà Quốc hội, Chính phủ giao phó.

- Điểm yếu của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng hiện nay là chưa bảo vệ tốt quyền lợi của người dân và DN như: chưa coi trọng vấn đề phổ biến và minh bạch thông tin; chưa có cơ chế phù hợp để khuyến khích các hoạt động kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ; chưa có tiêu chuẩn đo lường chất lượng vàng thống nhất. Do đó, thời gian tới các có quan có thẩm quyền cần nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện các quy định.

- Pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng còn nặng về độc quyền, quản lý theo hướng mệnh lệnh hành chính. Điều này đi ngược lại xu thế hiện nay là tôn trọng và đảm bảo cơ chế thị trường.

Cuối cùng, thay cho lời kết, người viết xin được dẫn ý kiến của một chuyên gia khi nhìn nhận vấn đề quản lý hoạt động kinh doanh vàng của nhà nước: “Đừng sợ hãi vàng mà phải thâm nhập và thừa nhận nó như một phần thiết yếu của đời sống và huy động nó phục vụ nền kinh tế của đất nước”.90 Các hoạt động kinh doanh vàng rất cần được quản lý, vấn đề là chúng ta sẽ quản lý các hoạt động này như thế nào có hiệu quả chứ không sợ hãi ngăn cấm và độc quyền. Đây là xu hướng chung của thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng ấy.

90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. 2. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. 3. Bộ luật dân sự năm 2005.

4. Luật doanh nghiệp năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. 5. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

6. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010. 7. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

8. Nghị quyết 10/2011/QH13 ngày 8/11/2011 (kỳ 2) về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015.

9. Nghị quyết 21/2011/QH13 ngày 26/11/2011 (kỳ 2) về chất vấn và trả lời chất vấn. 10.Nghị quyết 40/2012/QH13 ngày 23/11/2012 (kỳ 4) về chất vấn và trả lời chất vấn. 11.Pháp lệnh ngoại hối năm 2005.

12.Nghị định 63/CP ngày 24 tháng 9 năm 1993 về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng.

13.Nghị định 174/1999/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 1999 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

14.Nghị định 64/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2003 sửa đổi, bổ sung Nghị định 174/1999/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 1999 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

15.Nghị định 202/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

16.Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa.

17.Nghị định 95/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

18.Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

19.Quyết định 16/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2013 về việc mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

20.Thông tư 01/2010/TT-NHNN ngày 06 tháng 01 năm 2010 về bãi bỏ Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 01 năm 2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài và Quyết định 11/2007/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 3 năm 2007 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN.

21.Thông tư 17/2010/TT-NHNN ngày 29 tháng 6 năm 2010 về sửa đổi khoản 2, khoản 3 Điều 2 Thông tư số 01/2010/TT-NHNN ngày 06/01/2010 về việc bãi bỏ Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài và Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN ngày 15/3/2007 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN.

22.Thông tư 11/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 4 năm 2011 về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng.

23.Thông tư 32/2011/TT-NHNN ngày 06 tháng 10 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng.

24.Thông tư 33/2011/TT-NHNN ngày 08 tháng 10 năm 2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20 tháng 5 năm 2010 quy định

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 89)