Hoạt động sản xuất và kinhdoanh vàng trang sức, mỹ nghệ chưa được

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 79)

5. Kết cấu đề tài

3.1.2.2. Hoạt động sản xuất và kinhdoanh vàng trang sức, mỹ nghệ chưa được

quan tâm đúng mực

Kể từ khi Nghị định 24 ra đời, NHNN đã gặt hái được nhiều thành tựu trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng, các hoạt động kinh doanh vàng cũng đã từng bước đi vào trật tự. Tuy nhiên, các quy định hiện nay dường như thể hiện sựưu tiên quản lý của NHNN đối với hoạt động kinh doanh vàng miếng, do đó các hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ chưa được quan tâm đúng mức dù tinh thần của Nghị định 24 là khuyến khích phát triển các hoạt động này.

Thứ nhất, vấn đề quản lý chất lượng của vàng trang sức, mỹ nghệ hiện nay vẫn đang được bỏ ngỏ. Không như vàng miếng SJC được nhà nước đảm bảo yêu cầu về chất lượng, các loại vàng trang sức, mỹ nghệ hiện nay được sản xuất bởi các DN có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ do NHNN cấp. Tuy nhiên, không loại trừ cả về yếu tố khách quan (do công nghệ sản xuất, chất lượng máy móc, thiết bị…) lẫn chủ quan (các DN cố tình gian lận hàm lượng vàng), chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ tại các DN sản xuất sẽ không đồng nhất. Bên cạnh đó, chúng ta cũng chưa xác định sẽ dựa vào tiêu chí kỹ thuật nào, loại máy nào để giám định chất lượng của vàng trang sức, mỹ nghệ. Hiện nay Việt Nam cũng chưa có được một cơ quan kiểm định vàng độc lập, có uy tín, chất lượng vàng nữ trang hoàn toàn bị thả nổi. Do đó, dù có công tác thanh, kiểm tra các DN này một cách thường xuyên, cũng rất khó để xác định các DN

này có vi phạm về chất lượng hay không. Điều này cũng gây tâm lý không tốt cho các DN kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ khi các DN này sợ bị phạt do rủi ro chất lượng vàng không đồng bộ, mà người mua vàng cũng lo sợ mua phải vàng trang sức, mỹ nghệ kém chất lượng.

Thứ hai, các DN sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ hiện nay đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vàng nguyên liệu để sản xuất. Nguyên nhân là hiện nay theo quy định tại Nghị định 24, NHNN độc quyền xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu và chỉ cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho DN khi có yêu cầu từ DN đồng thời căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ và cung cầu vàng trong từng thời kỳ77. Những năm qua, nhu cầu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là rất lớn, khoảng 10 tấn/năm78. Do NHNN nhập vàng chủ yếu để sản xuất vàng miếng nên nếu mua vàng miếng SJC về làm nguyên liệu để sản xuất, các DN trên rất khó có lợi nhuận. Nếu mua vàng nguyên liệu trôi nổi từ thị trường, các DN rất dễ mua phải vàng kém chất lượng hoặc tệ hơn là tiếp tay cho nạn buôn lậu vàng khi mua vàng lậu. Do đó, rất cần NHNN ban hành các chính sách để khơi thông nguồn vàng nguyên liệu sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ hiện nay.

Thứ ba, các DN hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ đang gặp khó khăn về vốn. Theo điều 2 Thông tư 33/2011/TT-NHNN ngày 08 tháng 10 năm 2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20 tháng 5 năm 2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì TCTD không được cho DN vay vốn để mua vàng nhằm sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nếu không có được sự đồng ý từ Thống đốc NHNN. Theo Hiệp hội Mỹ nghệ Kim hoàn đá quý Thành phố Hồ Chí Minh, có đến 70% DN trong lĩnh vực này ngưng hoạt động do không có vốn sản xuất kinh doanh79. Trong thời gian tới, bên cạnh tháo gỡ khó khăn về nguồn vàng nguyên liệu, nếu NHNN không cho phép các DN được vay vốn để sản xuất vàng nữ trang thì rất khó để các DN này có thể cạnh tranh với các DN vàng đến

77

Khoản 1 điều 14 Nghịđịnh 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

78

Huỳnh Trung Khánh: Đưa vàng vào trật tự mới: Đừng quên vàng nữ trang, http://nld.com.vn/kinh-te/dung-quen- vang-nu-trang-20130610101539304.htm, [truy cập ngày 20/6/2013].

79

Yên Trang: Nhập vàng nguyên liệu không được quá 100 kg/lần,

http://phapluattp.vn/20130917115456376p0c1014/nhap-vang-nguyen-lieu-khong-duoc-qua-100-kglan.htm, [truy cập ngày 20/9/2013].

từ các nước khác trên thị trường trong nước, chứ chưa nói đến xuất khẩu. Điều này vô tình đi ngược lại chủ trương khuyến khích các DN vừa và nhỏ phát triển của nhà nước thời gian gần đây.

Cuối cùng, hoạt động của các DN kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ dù đã không còn manh mún, thiếu các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ sản xuất kể từ khi Nghị định 24 ra đời nhưng nhìn chung, chúng ta vẫn còn nhiều DN nhỏ, chưa thể cạnh tranh trên thị trường trong nước lẫn quốc tế. Chủ trương khuyến khích hoạt động kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ tiến tới xuất khẩu tại khoản 4 điều 4 Nghị định 24 vẫn chưa thể được thực hiện tốt nếu NHNN không có nhiều biện pháp tập trung các cơ sở kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ lại để phát triển thành những DN tầm cỡ, đủ sức cạnh tranh. Hiện tại, Việt Nam có rất ít công ty hoạt động kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ có quy mô lớn, ta chỉ có thể điểm mặt một vài công ty như Công ty SJC, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, Công ty Vàng bạc đá quý DOJI… Trong đó, hiện nay chỉ có Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận thực hiện hoạt động xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ, các DN khác vẫn chưa chú trọng đến vấn đề này80.

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 79)