5. Kết cấu đề tài
2.4. Quy định pháp luật về các biện pháp can thiệp vào hoạt động kinhdoanh vàng
nhằm mục tiêu quản lý
Các biện pháp can thiệp vào hoạt động kinh doanh vàng được hiểu là các biện pháp do NHTW áp dụng theo khoản 3 điều 16 Nghị định 24, tùy vào mục tiêu điều hành chính sách vĩ mô cũng như thực tế diễn biến trên thị trường vàng. Các biện pháp mà NHNNVN có thể sử dụng để can thiệp vào hoạt động kinh doanh vàng gồm: can thiệp vào hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu, can thiệp vào việc tổ chức sản xuất, mua bán vàng miếng. Thực hiện các biện pháp này, mục tiêu mà NHNNVN hướng đến là làm cho hoạt động kinh doanh vàng ổn định, tránh để bất ổn ảnh hưởng đến việc điều hành các chính sách khác của nhà nước.
2.4.1. Đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu2.4.1.1. Nguyên tắc can thiệp 2.4.1.1. Nguyên tắc can thiệp
Về nguyên tắc, NHNN được quyền can thiệp vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu căn cứ vào chính sách tiền tệ và cung – cầu vàng trong từng thời kỳ51.
Chính sách tiền tệ là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra52. Do chính sách tiền tệ có mục tiêu hướng đến là nhằm ổn định giá trị đồng tiền, trong khi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu lại có khả năng ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền nên căn cứ vào chính sách tiền tệ, NHNN được quyền can thiệp vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng. Trong từng thời kỳ, khi hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu diễn ra tác động đến chính sách tiền tệ (nhất là về tỷ giá, khi xuất nhập khẩu vàng phải tiêu tốn nhiều ngoại tệ), NHNN sẽ sử dụng các công cụ cần thiết để điều hành như: NHNN tổ chức việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng; cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu cho DN.
Tương tự, mục tiêu cung – cầu vàng trong mỗi giai đoạn rất khác nhau. Có giai đoạn cần cung vàng nhiều để trong nước tiêu thụ, nhưng cũng có giai đoạn cần xuất khẩu vàng để thu về ngoại tệ. Tùy vào từng giai đoạn ấy, NHNN sẽ có sự can thiệp thích hợp.
51
Khoản 1 điều 14 Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
52
2.4.1.2. Trình tự thực hiện
Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 24 thì chỉ NHNN là cơ quan có quyền can thiệp vào hoạt động kinh doanh vàng bằng cách thực hiện hoạt động xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Trong thời gian vừa qua, việc thực hiện hoạt động nhập khẩu vàng nguyên liệu của NHNN đã diễn ra để Công ty SJC gia công vàng miếng. Trong đó, quan trọng nhất là chính sách thuế đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu của NHNN. Dù vậy, vẫn chưa có hướng dẫn đầy đủ về trình tự, thủ tục đối với vấn đề này.
Theo đó, khoản 2 điều 14 Nghị định 24 có quy định “Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu của Ngân hàng Nhà nước được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ”. Như vậy, hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu của NHNN được miễn thuế theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến tháng 8/2013, Chính phủ vẫn còn đang trong quá trình soạn thảo Quyết định này. Tuy nhiên, Quyết định này chưa ra đời đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia cũng như người dân. Họ lo ngại việc ban hành Quyết định trên tạo sự không minh bạch, lợi ích nhóm trong việc xuất nhập khẩu vàng khi NHNN đang được quá nhiều ưu tiên. Lo ngại này hoàn toàn có cơ sở nếu nhìn vào một số mặt hàng khác đang được nhà nước độc quyền và cũng đáng để các cơ quan có thẩm quyền quan tâm.
Bên cạnh đó, NHNN còn can thiệp vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu thông qua việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu theo quy định. Bằng cách cấp hoặc không cấp giấy phép xuất nhập khẩu vàng cho DN, NHNN có thể làm cho hoạt động này không ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Khi không dư thừa ngoại tệ, NHNN sẽ không cấp phép nhập khẩu vàng cho DN để tránh ảnh hưởng đến tỷ giá và các hoạt động sản xuất khác. Ngược lại, nếu giá vàng tại Việt Nam thấp hơn giá quy đổi so với giá vàng thế giới, NHNN hoàn toàn có thể cấp phép cho các DN hoạt động xuất khẩu vàng nguyên liệu nhằm thu ngoại tệ về cho đất nước.
2.4.2. Đối với sản xuất vàng miếng
2.4.2.1. Mục tiêu, nguyên tắc tổ chức sản xuất vàng miếng
Theo điểm b khoản 3 điều 16 Nghị định 24, NHNN được phép tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức sản xuất vàng miếng phù hợp trong từng thời kỳ. Đây cũng là một biện pháp can thiệp vào hoạt động kinh doanh vàng của NHNN. Bởi lẽ, từ việc NHNN quản lý nguồn
vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng thông qua hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu (như đã nêu ở phần trên), NHNN còn là người tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng. Dễ nhận thấy, mục tiêu can thiệp vào hoạt động kinh doanh vàng của NHNN đối với vàng miếng trong thời gian qua là ổn định và kiểm soát chặt chẽ nguồn vàng nguyên liệu, tự thực hiện việc sản xuất vàng miếng nhằm tạo nguồn cung vàng miếng ổn định cho thị trường thông qua một cơ quan quản lý, chứ không phải là DN như trước đây.
Bên cạnh đó, NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng theo các nguyên tắc sau:53
Thứ nhất, NHNN quyết định sản xuất vàng miếng trên cơ sở mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và cung cầu vàng miếng của NHNN. Nguyên tắc này rất giống với nguyên tắc can thiệp vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu của NHNN. Thực tế, cả hai quá trình can thiệp nêu trên đều có cùng bản chất nhằm quản lý nguồn vàng dùng để sản xuất vàng miếng ngay từ lúc đầu. Điều này giúp dễ dàng hơn cho NHNN thực hiện điều hành chính sách tiền tệ và cung cầu vàng miếng trên thị trường. Việc NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng cũng làm giảm khả năng đầu cơ vàng đến từ các DN xuất nhập khẩu vàng, các cá nhân và những tổ chức có tiềm lực tài chính.
Thứ hai, NHNN giao Công ty SJC gia công vàng miếng. Nguyên tắc này đã vấp phải không ít chỉ trích, bức xúc từ dư luận, kể cả các Đại biểu Quốc hội khi cho rằng việc ban hành nguyên tắc này là trái luật và Công ty SJC đã được nhiều lợi thế từ việc gia công vàng miếng cho NHNN. Xét đến cơ sở pháp lý của vấn đề này, Bộ Tư pháp đã có công văn số 2825/BTP-VP ngày 11/4/2013 trả lời kiến nghị của Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh. Theo đó, Bộ Tư pháp khẳng định việc NHNN giao công ty SJC gia công vàng miếng là phù hợp với quy định của pháp luật. Tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 24 khẳng định rõ một trong những nguyên tắc về quản lý hoạt động kinh doanh vàng là:
“Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng”. Đồng thời, tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định này cũng quy định: “Ngân hàng Nhà nước tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất, phương thức thực hiện sản xuất trong từng thời kỳ”. Mặt khác, vàng miếng là loại hàng hóa đặc biệt, liên quan đến dự trữ ngoại
53
Điều 2 Quyết định 1623/QĐ-NHNN ngày 23 tháng 8 năm 2012 về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng
hối của nhà nước, có tác động rất lớn đến việc quản lý, điều hành chính sách tiền tệ, do đó, cần phải được quản lý một cách chặt chẽ.54
Về thực tiễn, từ lâu thương hiệu vàng miếng SJC đã được người tiêu dùng tin tưởng, chiếm đến 90% lượng vàng miếng trong lưu thông. Công ty SJC lại là DN 100% vốn nhà nước trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, trong trường hợp cần thiết chuyển đổi quyền quản lý và sở hữu sẽ đơn giản, tiết kiệm cho Ngân sách nhà nước so với việc NHNN thành lập một DN mới để thực hiện hoạt động này. Ngoài ra, theo đánh giá của NHNN và các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh vàng, năng lực sản xuất vàng miếng của công ty SJC phù hợp với nhu cầu gia công của NHNN.55
Với những căn cứ nêu trên, ta có thể khẳng định việc NHNN giao Công ty SJC thực hiện gia công vàng miếng là có cơ sở pháp lý, đúng quy định tại Nghị định 24 về thẩm quyền tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng. Từ khi Nghị định 24 có hiệu lực, Công ty SJC cũng chỉ được kinh doanh mua bán vàng miếng, vàng trang sức như các DN khác đang hoạt động trên thị trường. Điều này không tạo ra độc quyền DN cho công ty SJC như một số nhận định thời gian gần đây.
Ngoài ra, NHNN được quyền phê duyệt mức phí gia công vàng miếng SJC trong từng thời kỳ trên cơ sở chi phí gia công, lợi nhuận dự kiến và thuế áp dụng. Dù NHNN đã khẳng định sẽ công nhận và bảo vệ quyền sở hữu vàng hợp pháp của người dân khi sở hữu vàng thương hiệu khác nhưng thực tế, người dân vẫn có tâm lý muốn nắm giữ vàng thương hiệu SJC. Do đó, việc gia công vàng thương hiệu khác thành vàng SJC là điều cần thiết, đáp ứng nguyện vọng của người dân. Theo tìm hiểu của người viết, hiện nay chi phí cho việc gia công vàng miếng SJC là 50.000 đồng/lượng. Chi phí này được xem là hợp lý.
Về nguyên tắc thứ ba, NHNN được quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và nguồn vàng nguyên liệu để tổ chức sản xuất vàng miếng. Để làm tốt điều này, NHNN cần có khả năng nhận định, phân tích được diễn biến cung cầu vàng trên thị trường nhằm tạo cung vàng đủ số lượng, tránh để khan hiếm vàng để các tay đầu cơ trục lợi.
Ngoài ra, NHNN cần có năng lực quản lý nguồn vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng thương hiệu SJC. Hiện nay, nguồn vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng SJC
54
QC: NHNN giao SJC độc quyền sản xuất vàng miếng là đúng quy định, http://www.thoibaonganhang.vn/tin- tuc/2-nhnn-giao-sjc-doc-quyen-san-xuat-vang-mieng-la-dung-quy-dinh-8574.html, [truy cập ngày 18/9/2013].
55
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Báo cáo công tác quản lý nhà nước đối với thị trường vàng,
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/thu-hep-chenh-lech-gia-vang-chi-la-muc-tieu-tinh-the-2769629- p5.html, [truy cập ngày 15/7/2013].
gồm vàng nguyên liệu của NHNN; vàng miếng đã được NHNN cho phép sản xuất trong từng thời kỳ (trừ vàng miếng SJC); vàng miếng được SJC gia công sản xuất nhưng có một trong các đặc điểm như: không đủ trọng lượng, bị cắt dũa, mài mòn, bị trầy xước, bị đóng thêm các ký hiệu không phải của công ty SJC và bị biến dạng56. Do đó, để quản lý được tất cả số vàng trên, NHNN cần có năng lực tài chính chi cho chi phí quản lý, cũng như đủ sức gia công lượng vàng nguyên liệu trên.
Cuối cùng, NHNN tổ chức sản xuất vàng miếng hàm lượng 99,99%, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của công ty SJC. Khối lượng của loại vàng miếng SJC được sản xuất do NHNN quyết định trong từng thời kỳ. Nhìn chung, chất lượng vàng miếng thương hiệu SJC do NHNN sản xuất được đảm bảo tốt hơn nếu so với chất lượng của vàng trang sức, mỹ nghệ do DN sản xuất. Lý do là vàng miếng SJC được sản xuất đạt chuẩn kỹ thuật theo quy định từ NHNN, được kiểm tra chặt chẽ. Trong khi đó, các DN sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ hiện vẫn phải đợi ban hành Thông tư quy định về quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường, cũng như hoạt động thanh tra, kiểm tra các DN này vẫn còn nhiều hạn chế.
2.4.2.2. Trình tự và thủ tục thực hiện
Trong từng thời kỳ, NHNN ra phương án sản xuất vàng miếng SJC. Trong phương án sản xuất vàng miếng SJC có các nội dung cơ bản như nguồn vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng SJC, hạn mức và thời điểm sản xuất vàng miếng SJC.57 Để có thể sản xuất vàng miếng SJC, ngày 26/02/2013, NHNN đã ký với Công ty SJC Hợp đồng nguyên tắc gia công vàng miếng theo đúng quy định tại khoản 1 điều 5 Quyết định 1623/QĐ-NHNN ngày 23 tháng 8 năm 2012 về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng của NHNN. Theo đó, NHNN được sử dụng thương hiệu vàng miếng SJC để sản xuất vàng miếng của NHNN.
* Quy trình sản xuất vàng miếng SJC từ nguồn vàng nguyên liệu của NHNN
Vàng nguyên liệu mà NHNN sử dụng có được chủ yếu từ quá trình nhập khẩu vàng nguyên liệu của NHNN để sản xuất vàng miếng. Sau đó, khi có nhu cầu gia công vàng miếng SJC, NHNN sẽ gửi văn bản yêu cầu gia công đến công ty SJC, bao gồm khối
56
Khoản 1, 2, 3 Điều 3 Quyết định 1623/QĐ-NHNN ngày 23 tháng 8 năm 2012 về việc tổ chức và quản lý sản xuất
vàng miếng của NHNN. 57
Điều 4 Quyết định 1623/QĐ-NHNN ngày 23 tháng 8 năm 2012 về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng
lượng vàng miếng SJC cần gia công, thời gian gia công và loại vàng miếng SJC cần gia công (loại 5 phân, 1 chỉ, 2 chỉ, 1 lượng…)
Trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu gia công vàng miếng của NHNN, Công ty SJC gửi bản báo cáo kế hoạch gia công vàng miếng SJC đến NHNN. Sau đó, Công ty SJC nhận vàng nguyên liệu của NHNN tại kho của công ty và tiến hành kiểm định chất lượng vàng nguyên liệu, gia công thành vàng miếng SJC. Cuối cùng, công ty bàn giao sản phẩm đã qua gia công là vàng miếng SJC cho NHNN tại kho của công ty, đồng thời nhận phí gia công theo thỏa thuận trong Hợp đồng nguyên tắc gia công và văn bản yêu cầu gia công vàng miếng SJC của NHNN. Tất cả các hoạt động trên sẽ chịu sự giám sát của Tổ giám sát gia công vàng miếng của NHNN.
Ta có thể tóm tắt quy trình trên như sau:
Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất vàng miếng SJC từ nguồn vàng nguyên liệu của NHNN
* Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC
Việc chuyển đổi vàng miếng mang các thương hiệu khác thành vàng mang thương hiệu SJC được thực hiện theo điều 6 Quyết định 1623/QĐ-NHNN ngày 23 tháng 8 năm 2012 về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng của NHNN. Theo đó, TCTD, DN kinh doanh mua bán vàng miếng theo quy định pháp luật cần gửi văn bản đề nghị NHNN cho phép chuyển đổi vàng miếng khác có nguồn gốc hợp pháp, hợp lệ thành vàng miếng SJC. Nếu được NHNN chấp thuận, TCTD, DN kinh doanh mua bán vàng miếng sẽ ký kết Hợp đồng gia công vàng miếng SJC với công ty SJC để công ty này thực hiện việc gia công, bàn giao sản phẩm là vàng miếng SJC cho TCTD, DN. Các hoạt động giao nhận, kiểm định vàng nguyên liệu, gia công vàng miếng SJC và bàn giao sản phẩm vàng miếng SJC được thực hiện dưới sự giám sát của Tổ giám sát của NHNN chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
NHNN gửi văn bản
yêu cầu gia công
vàng miếng SJC Công ty SJC Báo cáo kế hoạch gia công vàng miếng SJC NHNN Chuyển vàng nguyên liệu đến