Hoạt động kinhdoanh vàng đi vào trật tự

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 73)

5. Kết cấu đề tài

3.1.1.2. Hoạt động kinhdoanh vàng đi vào trật tự

Trước đây, hoạt động kinh doanh vàng không được nhà nước quản lý chặt chẽ nên rất phức tạp. Hoạt động kinh doanh vàng trang sức, vàng miếng còn lẫn lộn và rất khó quản lý. Thêm vào đó, các TCTD được huy động cho vay vốn bằng vàng, được mở tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài, rồi sự hình thành nên các sàn vàng, đầu cơ, buôn lậu vàng phổ biến… Tất cả đã nói lên sự mất trật tự trong hoạt động kinh doanh vàng, gây ảnh hưởng không nhỏ cho kinh tế cũng như đời sống xã hội.

Hiện nay, với sự ra đời của Nghị định 24 cũng như các văn bản khác có liên quan, Chính phủ đã từng bước kiểm soát được tình hình, hoạt động kinh doanh vàng đã đi vào khuôn khổ và có trật tự. Để làm được điều này, Chính phủ đã có sự mạnh tay trong việc siết chặt hoạt động kinh doanh vàng, dù vào thời điểm ấy nhận không ít lời chỉ trích.

Như đã đề cập tại các phần trên, từ 12.000 DN nhỏ lẻ được kinh doanh vàng (kể cả vàng miếng), hiện nay đã có sự phân tách rõ ràng. Chỉ những DN lớn mạnh về tài chính và có sự quản trị tốt mới được NHNN cấp phép cho kinh doanh vàng miếng. Các DN muốn kinh doanh vàng nữ trang, mỹ nghệ hay xuất, nhập khẩu vàng cũng cần có được giấy phép từ NHNN và phải chuyển đổi loại hình kinh doanh thành DN. Việc sắp xếp trật tự lại các cơ sở kinh doanh vàng giúp Chính phủ dễ dàng quản lý hoạt động này, cũng như có quy định và chế tài phù hợp hơn đối với từng loại hình kinh doanh. Thực tế khi triển khai, dù sụt giảm các cơ sở được kinh doanh vàng do không đủ điều kiện, nhưng thị trường không thiếu nguồn cung, không có biến động lớn.

Một số người cũng đặt ra tính pháp lý đối với các quy định về điều kiện kinh doanh vàng tại Nghị định 24. Họ cho rằng ở đây đã có sự phân biệt đối xử giữa các loại hình kinh doanh, giữa DN lớn và DN nhỏ khi tham gia vào hoạt động kinh doanh vàng và như thế là mâu thuẫn với ý chí của Luật doanh nghiệp năm 2005 được sửa đổi, bổsung năm

2009. Theo đó, luật này công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của mọi loại hình DN71. Tuy nhiên, những ý kiến này là chưa đầy đủ. Luật doanh nghiệp năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 cũng quy định về những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện72. Ví dụ, kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định 6 tỷ đồng, dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ đồng... Do đó, Nghị định 24 quy định các hoạt động kinh doanh mua bán vàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, cần cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là hoàn toàn phù hợp.73

Bên cạnh đó, nhờ giải pháp đồng bộ trong lộ trình chuyển từ quan hệ “huy động, cho vay vốn bằng vàng” sang quan hệ “mua, bán vàng”, hoạt động kinh doanh vàng tại các TCTD đã có những dấu hiệu tích cực. Toàn bộ hoạt động cho vay vốn bằng vàng đã chấm dứt vào 01/5/2011 và hoạt động huy động vốn bằng vàng đã chấm dứt vào ngày 25/11/2012. Sau thời gian dài gia hạn để các TCTD tất toán số dư huy động vốn bằng vàng, đến ngày 30/6/2013, hầu hết các TCTD đã tất toán xong trạng thái theo yêu cầu của NHNN. Như vậy, sau khi các TCTD chấm dứt kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài, hiện nay việc huy động và cho vay vốn bằng vàng của các TCTD cũng xem như chấm dứt, người dân muốn gửi vàng tại các TCTD sẽ phải chịu phí giữ hộ vàng. Vàng căn bản đã không còn là tài sản tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các TCTD, rủi ro từ huy động và cho vay vốn bằng vàng của các TCTD do đó cũng không còn.

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)