Nhanh chóng xây dựng đầy đủ quy định để quản lý tốt hoạt động kinhdoanh

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 88)

5. Kết cấu đề tài

3.2.3. Nhanh chóng xây dựng đầy đủ quy định để quản lý tốt hoạt động kinhdoanh

tại điều 2 Thông tư 33/2011/TT-NHNN ngày 08 tháng 10 năm 2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20 tháng 5 năm 2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước do có nhiều điểm bất hợp lý. Quy định trên phần nào đó đã hạn chế sự phát triển của các DN sản xuất, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ. Khi các DN này không có đủ nguồn vốn để xoay vòng trong kinh doanh, rất khó yêu cầu các DN trên đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại, nhân lực có tay nghề cao phục vụ chế tác vàng trang sức, mỹ nghệ cũng như kinh doanh vàng bài bản, có tổ chức. Như vậy, quy định trên vô tình làm giảm tính cạnh tranh của các DN sản xuất, kinh doanh vàng tại Việt Nam so với DN kinh doanh vàng ở các nước khác, càng khó để vàng trang sức, mỹ nghệ của Việt Nam đủ sức cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường quốc tế.

Cuối cùng, NHNN cần quan tâm ban hành giải pháp để phát triển các DN sản xuất, kinh doanh vàng trang sức vừa và nhỏ thành các DN lớn, có mạng lưới kinh doanh rộng khắp nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho các DN hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam. Ngoài được vay vốn, các DN trên còn cần được tập huấn về quản trị DN, phát triển các cơ sở kinh doanh, tiếp cận thông tin về chính sách quản lý, hưởng ưu đãi về thuế… để trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có nhiều hơn những Công ty vàng bạc đá quý như SJC, Phú Nhuận, DOJI.

3.2.3. Nhanh chóng xây dựng đầy đủ quy định để quản lý tốt hoạt động kinh doanh vàng doanh vàng

Như đã phân tích tại các phần trên, hiện nay hệ thống pháp luật để quản lý hoạt động kinh doanh vàng vẫn còn thiếu một số quy định và cần được bổ sung trong thời gian tới để giúp công tác điều hành hoạt động kinh doanh vàng được thuận lợi hơn.

Trước tiên, Bộ Khoa học và Công nghệ cần sớm ban hành Thông tư quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường. Thông tư trên sẽ được xem là một chuẩn chất lượng về đo lường mà dựa vào đó, người dân và DN kinh doanh vàng có được sự an tâm cần thiết khi

tham gia sản xuất, mua, bán vàng và cơ quan quản lý cũng có được sự thuận lợi hơn khi kiểm tra, xử lý vi phạm.

Cùng với đó, chúng ta cần có những quy định về tổ chức giám định chất lượng vàng như: tư cách giám định, điều kiện nhân lực và kỹ thuật để được tham gia giám định, tính trách nhiệm trong hoạt động giám định… Chứng thư giám định chất lượng vàng của các tổ chức này phải đảm bảo uy tín, được các đối tác nước ngoài chấp nhận nếu có giám định chất lượng vàng để xuất khẩu. Theo người viết, các tổ chức trên không cần thuộc NHNN mà có thể hành nghề một cách độc lập, chỉ cần tuân thủ các điều kiện do NHNN quy định là có thể thực hiện hành nghề.

Một vấn đề khác cần được nhanh chóng quy định là thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh vàng. Theo quan điểm người viết, cơ quan nào cấp phép hoạt động thì cơ quan đó có thẩm quyền thu hồi. Do đó, đối với trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm, Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ sẽ do NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện. Các trường hợp còn lại, NHNNVN có thẩm quyền thu hồi.

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 88)