Quy định độc quyền vàng miếng gây nhiều hệ lụy

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 83)

5. Kết cấu đề tài

3.1.2.4. Quy định độc quyền vàng miếng gây nhiều hệ lụy

Có thể nói, độc quyền vàng miếng là một quyết định táo bạo của NHNN81 và quyết định trên đã có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh doanh vàng thời gian qua. Như đã phân tích tại các phần trên, NHNN độc quyền vàng miếng đồng nghĩa với việc độc quyền xuất nhập khẩu vàng miếng và độc quyền sản xuất vàng miếng. Việc cung vàng miếng ra thị trường hiện nay chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu. Dù quyết định trên là đúng, góp phần ngăn chặn sự ảnh hưởng của vàng miếng đối với nền kinh tế và chủ trương chung là không khuyến khích kinh doanh loại vàng này nhưng cũng từ đây đã xuất hiện nhiều tranh cãi và hệ lụy từ thế độc quyền của NHNN. Một câu hỏi được đặt ra là NHNN có nên độc quyền vàng miếng hay không, khi thế độc quyền có thể tạo nên sự mâu thuẫn và xung đột với cạnh tranh tự do, khi chúng tađang vận hành trong một nền kinh tế thị trường?

Trước hết, cần phải hiểu nguyên nhân vì sao NHNN quyết định đi đến độc quyền vàng miếng. Theo quan điểm của người viết, NHNN quyết định độc quyền vàng miếng do lo ngại ba yếu tố là đầu cơ, tỷ giá và ngoại hối. Việc độc quyền vàng miếng đã giúp NHNN chặn đứng được đầu cơ, ổn định được tỷ giá và ở một chừng mực nào đó làm giảm lực cầu vàng, do đó cũng đỡ tiêu tốn ngoại hối. Nhìn chung, mục tiêu ưu tiên của NHNN trong giai đoạn hiện nay là không để hoạt động kinh doanh vàng gây ảnh hưởng cho nền kinh tế và việc độc quyền vàng miếng đã giúp NHNN giải quyết tốt vấn đề này.

Tuy nhiên, quyết định độc quyền vàng miếng của NHNN cũng gây nhiều hệ lụy.

Xét dưới góc độ của người dân và DN tham gia hoạt động kinh doanh vàng, độc quyền vàng miếng khiến họ bất lợi về nhiều mặt. Người dân phải mua vàng miếng với giá cao hơn rất nhiều so với giá thế giới và so với giai đoạn trước đây kể từ khi khuôn khổ pháp lý mới có hiệu lực. Bên cạnh đó, như đã phân tích, việc NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng đã gây ngộ nhận các loại vàng miếng có thương hiệu khác không được công nhận, dẫn đến miếng mang thương hiệu quốc gia (vàng SJC) có giá cao hơn các loại vàng mang thương hiệu khác dù chất lượng là như nhau. Đây là điển hình của việc ngộ nhận vàng thương hiệu quốc gia là tiền quốc gia, khiến làm tăng giá trị ảo của vàng

81

Quy định tại khoản 3 điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 về quản lý hoạt động kinh

miếng mang thương hiệu quốc gia, dù Nghị định 24 đã khẳng định bảo vệ quyền sở hữu vàng hợp pháp của người dân tại khoản 1 điều 482. Hậu quả là người dân phải chấp nhận bán vàng “phi” SJC với giá thấp hơn giá trị thực tế.

Đối với các DN tham gia hoạt động kinh doanh vàng, nhà nước độc quyền vàng miếng đã khiến sự cạnh tranh trên thị trường giảm xuống đáng kể. Điều này không tốt đối với các DN kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ. Khi phụ thuộc nguồn cung vàng nguyên liệu vào NHNN, các DN này không thể cạnh tranh hạ thấp giá thành sản phẩm. Ngoài ra, do NHNN quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh vàng, hoạt động kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ cũng phần nào chịu ảnh hưởng theo. Khi bị quản lý bởi các quy định khắt khe hơn, các DN tham gia kinh doanh hoạt động này bị kiềm hãm nguồn lực phát triển, không đủ sức cạnh tranh với mặt hàng vàng trang sức, mỹ nghệ của các nước khác ngay cả trên thị trường trong nước.

Dưới góc độ quản lý nhà nước, độc quyền vàng miếng để quản lý hoạt động kinh doanh vàng cũng không thành công về nhiều phương diện. Trước hết, NHNN không thành công trong việc kéo giá vàng trong nước xuống sát hơn so với giá vàng thế giới theo như mục tiêu mà Quốc hội giao cho. Khi giá vàng trong nước có khoảng cách quá lớn so với giá thế giới, chắc chắn sẽ có hiện tượng nhập lậu vàng nhằm hưởng sự chênh lệch về giá. Do NHNN đã độc quyền sản xuất vàng miếng nên các đối tượng buôn lậu có thể sử dụng vàng nhập lậu để sản xuất vàng nữ trang, đặc biệt trong tình trạng nguồn vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ đang rất hiếm như hiện nay. NHNN chỉ có thể thành công khi chống buôn lậu để sản xuất vàng miếng, nhưng rất khó để ngăn vàng lậu hợp thức hóa thành vàng trang sức, mỹ nghệ.

Ngoài ra, việc NHNN thực hiện cung vàng thông qua đấu thầu sẽ làm vơi Dự trữ ngoại hốinhà nước. Lý do là giá vàng biến động không ngừng, trong khi nhu cầu tiêu thụ vàng của người dân thực sự rất lớn, dù NHNN có siết chặt bằng cách độc quyền vàng miếng thì vàng miếng vẫn không hề kém hấp dẫn trong mắt người dân. Nhu cầu vàng lớn của người dân đến từ hai nguyên nhân khách quan mà NHNN dù muốn hạn chế cũng không thể làm được: Thứ nhất, tập quán giữ vàng của người dân đã có từ lâu đời, đặc biệt khi tình hình kinh tế toàn cầu bất ổn, lạm phát cao. NHNN rất khó thay đổi được tập quán này chỉ bằng biện pháp hành chính, độc quyền vàng miếng. Lý do thứ hai, liên quan

82

TS. Nguyễn Minh Phong: Bình ổn thị trường Việt Nam nhìn từ Nghị định 24/2012/NĐ-CP,

http://www.tapchitaichinh.vn/Vang-Tien-te/Binh-on-thi-truong-vang-mieng-Viet-Nam-nhin-tu-Nghi-dinh- 242012NDCP/31783.tctc, [truy cập ngày 12/9/2013].

đến tính chất đặc biệt của vàng. Vàng được coi là phương tiện để bảo hộ giá trị tài sản của người dân, đặc biệt khi các nước sử dụng tiền giấy bất khả hoán thì lạm phát luôn là một khả năng tiềm ẩn. Do đó, giải pháp cung vàng ra thị trường thông qua đấu thầu như hiện nay vẫn làm vơi Dự trữ ngoại hối nhà nước. NHNN cần có các giải pháp đồng bộ khác để hạn chế lực cầu vàng.

Bên cạnh đó, độc quyền vàng miếng không thể đưa các hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam phát triển tiến bộ hơn được. Với việc độc quyền vàng miếng, NHNN chấp nhận một thị trường vàng hoạt động ổn định với các hoạt động giao dịch, kinh doanh vàng dựa trên vàng vật chất. Nếu chỉ dựa trên việc kinh doanh vàng vật chất thì trong tương lai, đất nước vẫn sẽ tiêu tốn nhiều ngoại tệ để nhập vàng do nhu cầu tích trữ, đầu cơ vào vàng của người dân là có thật.

Cuối cùng, độc quyền vàng miếng dễ khiến việc quản lý trở nên không minh bạch. Với việc được trực tiếp thực hiện các hoạt động như xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu mà không phải đóng thuế83, được miễn kiểm tra thủ tục nhập khẩu84 và lợi nhuận từ đấu thầu cung ứng vàng ra thị trường là có thật, dư luận có quyền đặt ra câu hỏi về sự mập mờ và lợi ích trong độc quyền vàng miếng, vốn là căn bệnh của các ngành độc quyền khác như điện hay xăng dầu tại Việt Nam.

Tóm lại, độc quyền vàng miếng đã giúp NHNN thành công khi đưa các hoạt động kinh doanh vàng miếng đi vào trật tự, từ đó góp phần ổn định tỷ giá, ngoại hối và chặn đứng được đầu cơ. Tuy nhiên, xét về dài hạn, độc quyền vàng miếng có thể làm tổn hại đến lợi ích của người dân và DN, gây nên những mâu thuẫn không đáng có trên thị trường, trong một chừng mực nào đó làm cho sự minh bạch trong công tác quản lý của NHNN bị ảnh hưởng. Do đó, theo quan điểm người viết, trong tương lai chúng ta cần suy nghĩ đễn những giải pháp tối ưu hơn, mà quan trọng nhất là sửa đổi quy định tại Nghị định 24 theo hướng tôn trọng hơn cơ chế thị trường – vốn cần thiết nhằm xóa bỏ những hạn chế của thế độc quyền. Ở đó, NHNN chỉ nên đứng ở vai trò giám sát và điều tiết thị trường bằng các biện pháp can thiệp gián tiếp, chứ không nên đứng ra tự thực hiện công việc mà các DN hoạt động kinh doanh vàng có thể tự thực hiện được.

83

Theo khoản 2 điều 14 Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh

vàng.

84

T.Xuân – Anh Vũ: Miễn kiểm tra vàng nhập khẩu của NHNN,

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130826/mien-kiem-tra-vang-nhap-khau-cua-nhnn.aspx, [truy cập ngày 27/8/2013].

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)