Mục tiêu của pháp luật trong việc quản lý hoạt động kinhdoanh vàng

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 26)

5. Kết cấu đề tài

1.2.3. Mục tiêu của pháp luật trong việc quản lý hoạt động kinhdoanh vàng

Mục tiêu của pháp luật là cái mà pháp luật muốn hướng tới để thực hiện. Từ năm 2010 trở lại đây, trước sức nóng từ thị trường vàng cũng như những ảnh hưởng mà hoạt động kinh doanh vàng đã đem lại cho nền kinh tế, các văn bản pháp lý ra đời đều thể hiện quan điểm tăng cường quản lý chặt chẽ hơn đối với hoạt động kinh doanh vàng.

Kết luận số 02/KL-TW ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ Chính trị về tình hình kinh tế, xã hội năm 2011đã chỉ đạo “tăng cường quản lý thị trường vàng, khắc phục tình trạng đầu cơ tích trữ, buôn bán trái phép, có lộ trình và biện pháp phù hợp trong từng thời kỳ, đảm bảo lợi ích hợp pháp của người nắm giữ vàng, quan tâm đúng mức đến nhu

24

CPI (Consumer Price Index) là chỉ số giá tiêu dùng, đo lường sự thay đổi về chi phí của một rổ hàng hóa, dịch vụ

cố định, thường gồm các lĩnh vực như nhà ở, giao thông, thực phẩm. CPI được Tổng cục Thống kê công bố hàng tháng.

cầu của người dân và doanh nghiệp để ổn định tâm lý, tránh gây biến động cho thị trường, tổ chức lại thị trường vàng”.

Tại Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 về các nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay là liềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, Chính phủ đã có chỉ đạo “Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng; trong quý II năm 2011 trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới”.

Thông báo số 298/VPCP-KTTH ngày 30 tháng 3 năm 2011 có chỉ đạo “Khẩn trương xây dựng và hoàn thiện Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý về thị trường vàng, hoạt động kinh doanh vàng, quản lý xuất nhập khẩu vàng; tiếp tục duy trì quyền tích trữ vàng, mua bán vàng của người dân và phải thực hiện tại đơn vị có đủ điều kiện do Ngân hàng Nhà nước cấp phép. Từng bước hạn chế sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán trong dân cư”.

Tại Thông báo số 497/VPCP-KTTH ngày 17 tháng 5 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục nhấn mạnh “Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu bổ sung các điều kiện để đảm bảo được sự quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng trong tình hình mới, kể cả việc cấp giấy phép kinh doanh đối với hoạt động mua, bán các loại vàng trang sức, vàng mỹ nghệ, vàng miếng, vàng nguyên liệu; sản xuất, gia công vàng trang sức mỹ nghệ”.

Từ đó, Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ra đời đã quy định phạm vi điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng tại Điều 1, bao gồm: Hoạt động sản xuất gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng và các hoạt động kinh danh vàng khác, bao gồm cả hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản và hoạt động phái sinh về vàng.

Căn cứ theo những văn bản pháp luật đã ban hành trong thời gian qua, có thể nhận thấy mục tiêu của pháp luật trong việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng là:

Thứ nhất, quản lý tốt hoạt động kinh doanh vàng nhằm từ đó tạo nên một thị trường vàng ổn định, từng bước thiết lập nên một thị trường vàng mới. Để làm được điều này,

ngoài việc ban hành đủ khung pháp lý còn cần phải có một chiến lược dài hơi, không ban hành chính sách theo kiểu “chữa cháy”, liên tục thay đổi hay có sự mâu thuẫn.

Thứ hai, phải ngăn chặn ảnh hưởng từ hoạt động kinh doanh vàng đến biến động giá vàng, không để vàng ảnh hưởng đến tỷ giá, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Các cơ quan chức năng cần áp dụng đúng quy định pháp luật, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Ngoài ra, mục tiêu này còn đòi hỏi yêu cầu cao từ cơ quan quản lý (trách nhiệm chính là NHNNVN) trong việc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, bởi lẽ vàng và nền kinh tế có một sự tương tác nhất định, khi kinh tế vĩ mô ổn định thì tự nhiên kênh đầu tư vào vàng sẽ kém hấp dẫn, không còn biến động nhiều.

Thứ ba, đảm bảo và bảo vệ quyền sở hữu vàng hợp pháp của người dân. Điều này phù hợp với Hiến pháp cũng như các Nghị định trước đây về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Đảm bảo và bảo vệ quyền sở hữu vàng hợp pháp của người dân còn là cách để tạo niềm tin của người dân đối với nhà nước, qua đó giúp cho công tác thực thi chính sách được thuận lợi, có sự đồng thuận cao. Khi người dân đã có lòng tin đối với Nhà nước thì việc giải quyết bài toán huy động vàng trong dân thành nguồn lực phát triển kinh tế cũng dễ hơn.

Cuối cùng, pháp luật phải là công cụ để nhà nước thực hiện việc tăng cường vai trò quản lý và điều tiết thị trường vàng. Pháp luật có phải là công cụ hiệu quả hay không, bên cạnh việc vào cuộc mạnh mẽ, quyết tâm từ các cơ quan thi hành pháp luật thì không thể không kể đến tính tự giác của người dân. Người dân không được làm những điều mà pháp luật cấm. Trong một xã hội mà mọi người đều có ý thức chấp hành pháp luật thì tự nhiên, vai trò của pháp luật, của nhà nước trong quản lý và điều tiết thị trường vàng sẽ được đề cao.

Một phần của tài liệu pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Trang 26)