Nhóm giải pháp về tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng giải pháp phát triển thị trường căn hộ chung cư tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 100)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.4.5Nhóm giải pháp về tín dụng

Vốn là điều kiện quan trọng đối với sự sống còn của một doanh nghiệp. Hiện nay, kênh huy động vốn chủ yếu cho các dự án là từ ngân hàng. Nhƣng với tình hình hiện nay, các ngân hàng siết chặt tín dụng làm cho các doanh nghiệp lại càng thêm khốn đốn. Vì vậy, để thị trƣờng bất động sản hoạt động ổn định và lâu dài thì cần phải có nguồn vốn lớn.

Các ngân hàng và tổ chức tín dụng sở hữu một khối lƣợng vốn dồi dào. Nó trở thành kênh huy động vốn của đại đa số các doanh nghiệp. Để huy động nguồn vốn theo kênh này hiệu quả hơn thì cần phải tăng cƣờng huy động vốn trung và dài hạn của các ngân hàng kết hợp với nâng tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.Đồng thời, cần phải thiết lập và nâng cao chất lƣợng các kênh thông tin về thị trƣờng bất động sản để làm cơ sở cho các ngân hàng thẩm định dự án, đánh giá khả năng chi trả của các chủ đầu tƣ.

Lãi vay ngân hàng hiện nay nếu vay đƣợc cho dự án cũng phải từ 20 - 24%/năm (vay dài hạn), chủ đầu tƣ thƣờng chỉ vay khoảng 20 - 30% vốn. Hiện nay chủ đầu tƣ hầu nhƣ không còn trông đợi vào các nguồn vốn khác mà chỉ phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng nhƣng ngân hàng đã siết chặt cho vay và lãi suất vay quá cao. Nếu vay vốn ngân hàng để xây dựng một chung cƣ trong vòng 3 - 4 năm thì chắc chắn giá thành sản phẩm sẽ càng cao hơn nhiều.

Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, nhà chung cƣ tồn đọng, nợ xấu ngày cành nhiều các ngân hàng cần phải có quyết định đúng đắn để cứu bất động sản và cứu cả chính mình. Đó là giảm lãi suất ngân hàng đối với những khoản nợ cũ xuống dƣới 15% hoặc ngân hàng cùng với nhà đầu tƣ tự bàn bạc với nhau để có mức giảm tốt nhất. Để thị trƣờng bất động sản có thể ấm dần, cần một giải pháp hỗ trợ về vốn và lãi suất cho ngƣời mua nhà. Gói hỗ trợ 30000 tỷ và chính thức triển khai từ 15/4/2013 để hỗ trợ ngƣời có thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lƣợng vũ trang vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội; doanh nghiệp xây nhà xã hội hoặc từ nhà thƣơng mại chuyển sang nhà xã hội đã đƣợc triển khai nhƣng cần phải có các

95

chính sách nới lỏng yêu cầu cho vay, tăng khả năng tiếp cận của ngƣời dân nhất là những ngƣời có thu nhập thấp, khó chứng minh đƣợc thu nhập….

Nhà nƣớc cần triển khai gói hỗ trợ tín dụng mua nhà lớn hơn. Nếu gói hỗ trợ này còn đƣợc giành cho cả doanh nghiệp thì 30000 tỷ tƣơng ứng với 1,5 triệu USD là con số quá nhỏ. Bởi lẽ, chỉ tính riêng tại Hà Nội, để hoàn thành các dự án còn dang dở thì phải mất đến 45 tỷ USD.

Cần có quy định rõ hơn về lãi suất nhằm tạo sự tin tƣởng cho ngƣời dân mua nhà. : lãi xuất 6%/ năm là khá hấp dẫn. Tuy nhiên lãi xuất này chỉ đƣợc áp dụng cho 3 năm đầu tiên. Trong khi đó, thởi hạn cho vay tối thiểu là 10 năm, vậy những năm còn lại lãi xuất là bao nhiêu. Khi ngƣời dân đã vay và mua đƣợc nhà, sau 3 năm, lãi xuất tăng mạnh, vƣợt quá khả năng chi trả thì sẽ là vấn đề khó giải quyết .

Một phần của tài liệu Thực trạng giải pháp phát triển thị trường căn hộ chung cư tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 100)