5. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Quận Hoàng Mai đƣợc thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các Quận Long Biên, Hoàng Mai và thành lập các phƣờng trực thuộc các quận Long Biên, Hoàng Mai. Quận có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.981,4 ha trên cơ sở chuyển toàn bộ diện tích đất đai 9 xã của huyện Thanh Trì gồm : Thanh Trì, Lĩnh Nam, Vĩnh Tuy, Trần Phú, Yên Sở, Thịnh Liệt, Định Công, Hoàng Liệt, Đại Kim, 5 phƣờng của quận Hai Bà Trƣng gồm : Giáp Bát, Tƣơng Mai, Tân Mai, Mai Động, Hoàng Văn Thụ. Ngoài ra Quận còn đƣợc bổ sung thêm 50,5 ha đất của xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, đƣa vào 2 phƣờng là Yên Sở và Hoàng Liệt, trong đó : phƣờng Yên Sở đƣợc bổ sung thêm 30,5 ha và phƣờng Hoàng Liệt đƣợc bổ sung thêm 20 ha.
Về địa lý, quận Hoàng Mai nằm ở phía Nam nội thành Hà Nội, cách trung tâm Thành phố khoảng 8 km.
Phía Bắc giáp quận Hai Bà Trƣng.
Phía Tây giáp quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì. Phía Đông giáp quận Long Biên và huyện Gia Lâm. Phía Nam giáp huyện Thanh Trì.
48
Hình 6 : Sơ đồ vịtrí quận Hoàng Mai –Hà Nội
b) Địa hình, địa mạo.
Quận Hoàng Mai có địa hình dốc nghiêng theo hƣớng từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Toàn bộ lãnh thổ đƣợc chia làm 3 vùng :
Vùng ngoài đê (bãi ven sông)
Vùng trong đê thuộc các phƣờng của huyện Thanh Trì cũ. Vùng trong đê thuộc các phƣờng của quận Hai Bà Trƣng cũ. c) Khí hậu.
Quận Hoàng Mai có khí hậu chung của thành phố Hà Nội là nhiệt đới gió mùa với 2 mùa chủ yếu trong năm là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 23,90C. Tổng số giờ chiếu nắng trung bình năm là 1.640 giờ. Tổng lƣợng mƣa trung bình năm là 1.600 – 1.700mm.
Do chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa nên khí hậu trong vùng biến động thất thƣờng, ảnh hƣởng lớn đến mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ quá trình sinh trƣởng, phát triển của các loại cây trồng.
d) Thủy văn.
Sông Hồng có lƣu lƣợng dòng chảy bình quân khi qua Hà Nội là 2.945m3/s, mực nƣớc sông lên xuống có biên độ dao động 9 – 12m, trong đó mùa lũ nƣớc sông
49
lên rất to, lƣu lƣợng nƣớc chiếm tới 72,5% cả năm, có nơi mặt sông rộng 2 – 3km, ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống ngƣời dân.
Các sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngƣu đều là những sông nội thành phố, làm nhiệm vụ tiêu thoát nƣớc, hiện đang bị ô nhiễm và đang trong quá trình cải tạo thuộc dự án thoát nƣớc thành phố Hà Nội.
Do chịu ảnh hƣởng của sông Hồng nên chế độ thủy văn của các sông trong quận đƣợc chia thành 2 mùa khá rõ rệt là mùa lũ (từ tháng 6 đến tháng 10) và mùa cạn (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau).
Quận Hoàng Mai là khu vực đầu mối thoát nƣớc của cả thành phố nhƣng do đặc điểm thủy chế nên vào mùa lũ, hệ thống thủy văn tiêu thoát nƣớc không kịp gây ngập lụt một số khu vực.
e) Các nguồn tài nguyên. -Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra, tổng diện tích tự nhiên toàn quận là 4.032,38 ha, đƣợc chia thành các loại đất chính sau :
Đất phù sa không đƣợc bồi, không glây hoặc glây yếu. Đất phù sa không đƣợc bồi glây mạnh.
Đất phù sa ít đƣợc bồi trung tính kiềm yếu.
Đất phù sa đƣợc bồi hàng năm trung tính kiềm yếu.
Đất cồn cát, bãi cát ven sông.
-Tài nguyên nƣớc
+Nguồn nƣớc mặt : Đƣợc cung cấp chủ yếu do mƣa và hệ thống sông, hồ đầm trong quận. Lƣợng mƣa trung bình trong năm khá lớn, nhƣng phân bố không đồng đều trong năm, tập trung đến 80% lƣợng mƣa vào mùa hè nên dễ gây ngập úng trong khi mùa đông lƣợng nƣớc cung cấp không đủ.
+Bên cạnh đó, hệ thống sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngƣu cùng hệ thống hồ đầm rất lớn nhƣ Yên Sở, Linh Đàm, Định Công có chức năng tiêu thoát nƣớc nhƣng do lƣợng nƣớc thải của thành phố hầu hết chƣa đƣợc xử lý nên hiện đang ô nhiễm, không sử dụng đƣợc cho sản xuất.
+Nguồn nƣớc ngầm : Qua thằm dò khảo sát và đánh giá cho thấy trữ lƣợng nƣớc ngầm trên địa bàn quận rất phong phú, có thể khai thác thỏa mãn nhu cầu
50
nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân. Nƣớc có trong tầng cuội sỏi đệ tứ, tầng chứa nƣớc cách mặt đất tự nhiên từ 30-40 m, tuy nhiên nguồn nƣớc ngầm vẫn còn chứa nhiều sắt.
-Tài nguyên khoáng sản
Dọc theo ven sông Hồng thuộc địa phận các phƣờng Thanh Trì và Lĩnh Nam có các bãi cát tự nhiên bồi tụ, hàng năm có thể khai thác hàng vạn m3 phục vụ nhu cầu xây dựng trong quận.
Than bùn có rác rác ở các vùng hồ đầm Yên Sở và Linh Đàm với trữ lƣợng không nhiều, tâng dày lớp than có thể khai thác rất mỏng, than có hiệu suất tỏa nhiệt không cao nên việc khai thác than bùn ít mang lại hiệu quả kinh tế.
Ngoài ra, trong quá trình thăm dò địa tầng đã phát hiện trên địa bàn phƣờng Định Công có mỏ nƣớc khoáng, hiện nay đã đƣa vào khai thác song hàm lƣợng các nguyên tố vi lƣợng không cao và trữ lƣợng lƣu trữ không lớn.
f) Cảnh quan và môi trƣờng.
Quận Hoàng Mai với hệ thống sông, hồ tạo cho quận có diện tích mặt nƣớc lớn, cảnh quan đẹp, thích hợp cho điều kiện phát triển các khu vực công viên xanh, phục vụ cho việc nghỉ ngơi, giải trí và các hoạt động văn hóa.
Tuy nhiên, do là khu vực tiêu thoát nƣớc của thành phố trong khi nƣớc thải chƣa đƣợc xử lý triệt để nên vấn đề ô nhiễm đang là mối quan tâm hàng đầu trên địa bàn quận. Nguồn nƣớc thải đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trƣờng đất đai, không khí và nguồn nƣớc, ảnh hƣởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp và sức khỏe của ngƣời dân. Do vậy, trong giai đoạn tới, cần tập trung xử lý triệt để vấn đề này.
g) Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên Những lợi thế
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện cho quận có thể phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với nhiều chủng loại cây trồng.
Với cơ chế mới vừa phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế vừa khai thác tốt các yếu tố tích cực từ bên ngoài, quận Hoàng Mai có thể phát triển nhanh, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội.
51
+Về địa hình : Do đặc điểm cấu tạo địa hình, địa chất nên trên địa bàn quận có nhiều vũng đất trũng, thấp, nền móng yếu lại là nơi tiêu thoát nƣớc của thành phố gây ảnh hƣởng rất lớn trong vấn đề xây dựng, bảo vệ môi trƣờng.
+Về khí hậu : khí hậu vài năm gần đây biến đổi thất thƣờng do tác động của gió mùa, nhiều năm bị gió bão, úng lụt, nóng ẩm mƣa nhiều tạo điều kiện cho sâu bệnh phá hoại mùa màng, ảnh hƣởng lớn đến sản xuất nông nghiệp cộng với độ ẩm cao gây ảnh hƣởng xấu đến các công trình xây dựng.
+Do quận mới thành lập nên hệ thống kết cấu hạ tầng còn hạn chế đặc biệt mạng lƣới dao thông, cơ quan, điện nƣớc, dịch vụ tài chính ngân hàng … là những cản trở từ bên trong hạn chế hấp dẫn đầu tƣ từ bên ngoài.
+Một khó khăn đối với đời sống của nhân dân Hoàng Mai là chịu ảnh hƣởng của thủy chế sông Hồng, ảnh hƣởng lớn đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của ngƣời dân.
Để khắc phục đƣợc những hạn chế, khai thác tiềm năng thế mạnh, quận cần phải có những chính sách đầu tƣ, quản lý thích hợp, phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi và hạ tầng cơ sở, tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ các ngành kinh tế - xã hội nhất là những ngành có lợi thế. Có nhƣ vậy mới tạo điều kiện cho quận có một nền kinh tế xã hội ổn định và phát triển.