5. Phương pháp nghiên cứu
2.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội
a) Thực trạng phát triển kinh tế -Tăng trƣởng kinh tế
Từ khi thành lập quận đến nay, nền kinh tế quận đã có những bƣớc chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng, thƣơng mại và dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành công nghiệp.
Năm 2011, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn quận là 14.549 tỷ đồng, Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của quận hàng năm liên tục tăng, trung bình tăng trƣởng trên 10%
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chiếm tới 57,1 %, ngành thƣơng mại dịch vụ chiếm 39,2% và ngành nông nghiệp chỉ có 3,7% cơ cấu nền kinh tế, điều đó cho thấy nền kinh tế quận chủ đạo là phát triên công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mai dịch vụ.
52
Hình 7 : Cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn quận Hoàng Mai năm 2011
(Nguồn : Phòng Tài nguyên và Môi Trƣờng quận Hoàng Mai)
-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế quận đã có sự chuyển dịch tích cực, nhóm ngành nông nghiệp giảm tỷ trọng tƣơng đối trong khi các nhóm ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại dich vụ ngày càng tăng lên. Cụ thể :
Năm 2004, tổng giá trị sản xuất chỉ đạt 6.919 tỷ đồng, năm 2011 tăng lên 14.049 tỷ đồng, tăng 79%
Thu ngân sách năm 2011 đạt 793,53 tỷ đồng, so với năm 2004 tăng gấp 8,8 lần.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, tăng tỉ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại – dịch vụ. Năm 2004, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 653,6 tỷ đồng, đến năm 2011 tăng gấp 2,4 lần đạt 1.568,64 tỷ đồng. Giá trị thƣơng mại – dịch vụ năm 2004 từ 445,6 tỷ đồng lên thành 901,4 tỷ đồng vào năm 2011.
Hiện nay, trên địa bàn quận Hoàng Mai có hơn 4.612 doanh nghiệp đang hoạt động trong sản xuất kinh doanh, trong đó có 41 doanh nghiệp nhà nƣớc, 4.214 doanh nghiệp ngoài nƣớc, 23 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và một số loại hình doanh nghiệp khác.
53
Bƣớc vào thời kỳ hội nhập kinh tế, Hoàng Mai hƣớng tới mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung tăng trƣởng kinh tế theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại – dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp. Giá trị sản xuất trên địa bàn có tốc độ tăng trƣởng khá, tăng bình quân 17,81%/năm.
-Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
+Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn quận đã từng bƣớc thích ứng với cơ chế thị trƣờng.Nhiều doanh nghiệp tập thể và tƣ nhâ đƣợc thành lập, ổn định sản xuất và đã mạnh dạn đầu tƣ trang thiết bị công nghệ, máy móc mới vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp.
Các doanh nghiệp do Trung ƣơng, thành phố quản lý trên địa bàn quận có sự phát triển mạnh, tập trung chủ yếu ở khu vực Trƣơng Định – Giát Bát với ngành nghề chính là thực phẩm, cơ khí.
Các doanh nghiệp tƣ nhân hiện đang phát triển rất mạnh, cho đến nay quận có 182 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với diện tích khoảng 177,24 ha. Sự phát triển của thành phần kinh tế này đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế theo hƣớng hiệu quả.
+Khu vực kinh tế dịch vụ và thƣơng mại
Trên địa bàn quận, dịch vụ tập thể và quốc doanh ít phát triển, chủ yếu tham gia hoạt động ngành là các cá thể hộ kinh doanh, mặt hàng chủ yếu là thực phẩm, vải sợi, may mặc, xe máy, điện máy, điện tử. Hiện nay, trên địa bàn quận chỉ có một số cơ sở thƣơng nghiệp lớn nhƣ chợ Trƣơng Định, chợ Mai Động, khu vực dịch vụ Linh Đàm.Các cơ sở thƣơng mại dịch vụ, chợ đang hoạt động còn lại còn thiếu nhiều, cơ sở vật chất mang tính tạm bợ.
+Khu vực kinh tế nông nghiệp
Nhìn chung, nền kinh tế nông nghiệp của quận phát triển tập trung vào một số phƣờng phía nam nhƣ Yên Sở, Trần Phú, Lĩnh Nam, Thanh Trì và một số phƣờng phía tây nhƣ Đại Kim, Định Công. Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu vào trồng lúa, rau hoa quả màu, nuôi trồng thủy sản và gia súc.
b) Dân số, lao động, việc làm và thu nhập -Dân số :
54
Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số quận Hoàng Mai là 340.801 ngƣời, tổng số hộ của phƣờng là 65.348 hộ.
Mật độ dân cƣ trung bình trong toàn quận không đồng đều.Một số phƣờng thuộc quận Hai Bà Trƣng cũ có mật độ tƣơng đối cao 300 – 400 ngƣời/ha, các phƣờng thuộc huyện Thanh Trì cũ có mật độ thấp hơn, khoảng 180 – 200 ngƣời/ha.Ngoài ra mật độ dân số còn phụ thuộc vào mức độ thuận lợi giao thông của từng vùng.
-Lao động, thu nhập và việc làm :
Theo số liệu thống kê, số lƣợng lao động trong toàn quận phân bố không đều giữa các phƣờng, dao động từ mức 45 – 50% tổng dân số. Nhìn chung, nguồn nhân lực quận Hoàng Mai tƣơng đối dồi dào, trình độ lao động khá.
Số dân trong độ tuổi lao động làm việc trong các ngành kinh tế đƣợc phân bố theo tỷ lệ tƣơng đối chênh lệch.
Lực lƣợng lao động nông nghiệp chiếm khoảng 24,3%, trong đó số lao động nông nghiệp làm việc tại các phƣờng phía nam chiếm tỷ lệ khoảng 35 – 65% tổng dân số, các phƣờng còn lại tỷ lệ lao động thấp hơn do một phần lớn đất nông nghiệp đã đƣợc chuyển chức năng sang đất xây dựng đô thị.
Lực lƣợng lao động công chức nhà nƣớc trên địa bàn quận chiếm khoảng 48,5%, còn lại là lao động tự do, chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ.
55
Hình 8 : Cơ cấu lực lượng lao động trên địa bàn quận Hoàng Mai
(Nguồn : Phòng Tài nguyên và Môi Trƣờng quận Hoàng Mai)
Về thu nhập, hiện nay thu nhập trung bình của quận Hoàng Mai nhìn chung mới đạt ở mức trung bình khá so với toàn thành phố.
-Thực trạng phát triển khu dân cƣ đô thị :
Quận Hoàng Mai đƣợc chia làm 14 phƣờng, trong đó có 5 phƣờng đƣợc tách ra từ quận Hai Bà Trƣng và 9 phƣờng đƣợc thành lập từ các xã thuộc huyện Thanh Trì. Các phƣờng thuộc quận Hai Bà Trƣng trƣớc đây có hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ hơn, khu đo thị phát triển đồng đều tập trung hơn so với các phƣờng của huyện Thanh Trì trƣớc đây. Nhìn chung, do quận mới thành lập nên hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở kỹ thuật đô thị còn nhiều bất cập, nhiều phƣờng còn thiết diện tích các công trình công cộng phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày của ngƣời dân đô thị nhƣ : trụ sở Ủy ban nhân dân, công an phƣờng, trạm y tế, nhà trẻ, trƣờng học, chợ, cơ sở dịch vụ xã hội …
Trên địa bàn quận có khá nhiều khu đô thị mới đã và đang xây dựng nhƣ : Định Công, Linh Đàm, Đại Kim, Đền Lừ, Pháp Vân – Tứ Hiệp…
c) Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. -Giao thông
Hệ thống giao thông của quận Hoàng Mai tƣơng đối thuận lợi đƣợc chia làm 3 loại hình chính là đƣờng thủy, đƣờng sắt, đƣờng bộ. Các tuyến đƣờng này đƣợc xây dựng chủ yếu phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại, giao lƣu trao đổi hàng hóa của nhân dân không những trong quận mà toàn thành phố
+Đƣờng thủy
Trên địa bàn quận có cảng Khuyến Lƣơng với diện tích khoảng 5ha, là một cầu cảng với khả năng thông qua 200.000 tấn hàng hóa/năm, bênh cạnh đó, dọc theo tuyến sông Hồng là một số bến, bãi, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho ngƣời dân.
+Đƣờng sắt
Trên địa bàn quận có ga Giát Bát, vừa là ga hành khách vừa là ga hàng của tuyến đƣờng sắt Bắc – Năm với diện tích khoảng 11ha, chiều dài 800m đáp ứng tƣơng đối tốt nhu vận chuyển trên địa bàn.
56
Hiện tại, trên địa bàn phƣờng có nhiều tuyến đƣờng bộ, chạy qua nhƣ tuyến quốc lộ 1A với chiều dài khoảng 3,5km, tuyến đƣờng Lĩnh Nam với chiều dài 3,2km, đƣờng trên đê sông hồng có chiều dài khoảng 7,5km.
Bên cạnh đó, trên địa bàn quận còn nhiều hệ thông các điểm bãi đỗ xe không những của quận mà còn của cả thành phố nhƣ : bến xe liên tỉnh phía Nam (trên đƣờng Giải Phóng) với quy mô 3,75ha, bến xe tải Yên Sở trên đƣờng Pháp Vân – Khuyến Lƣơng diện tích 1,5ha…
+Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi trên địa bàn quận đƣợc xây dựng khá hoàn chỉnh, tuy nhiên sau nhiều năm sử dụng, lại nằm trong vùng đô thị hóa nhanh, không đƣợc nạo vét thƣờng xuyên cùng với nƣớc thải sinh hoạt và công nghiệp chƣa đƣợc xử lý nên một số công trình hiện đang xuống xấp và bị chia cắt, nhất là trong vấn đề tiêu nƣớc, đồng thời ảnh hƣởng đến cả môi trƣờng xung quanh.
Trên địa bàn quận, hệ thống tiêu thoát nƣớc qua các sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngƣu với tổng chiều dài trên 22km cùng với hệ thống hồ Yên Sở (130 ha), Linh Đàm (75 ha), Định Công (25 ha), Đền Lừ (4 ha) làm nhiệm vụ điều hòa lƣu lƣợng nƣớc và trạm bơm Yên Sở
+Điện
Hệ thống lƣới điện quận Hoàng Mai nằm trong hệ thống lƣới điện chung của toàn thành phố Hà Nội đƣợc cung cấp từ hệ thống lƣới điện miền Bắc (nguồn từ nhà máy thủy điện Hòa Bình và nhiệt điện Phả Lại)
+Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn quận đƣợc cung cấp từ tổng đài điều khiển Giát Bát và Trƣơng Định phân phối qua 11 tổng đài vệ tinh (dung lƣợng 3.000 – 20.000 số) với hệ thống cáp quang 21,2 km. Một số khu vực đô thị xây dựng mới, hệ thống điện thoại đƣợc thuê bao ngầm dƣới đất.