Phƣơng pháp đào tạo là cách thức truyền đạt kiến thức, kỹ năng đến ngƣời đƣợc đào tạo sao cho đạt đến mục tiêu của doanh nghiệp một cách phù hợp và hiệu quả nhất.
Do vậy, để chƣơng trình đào tạo có hiệu quả kinh tế cao thì việc lựa chọn đúng phƣơng pháp đào tạo có vai trò hết sức quan trọng. Phƣơng pháp đào tạo phải phù hợp với mục tiêu và đối tƣợng đào tạo. Nếu đúng phƣơng pháp đào tạo sẽ tiết kiệm đƣợc nhiều kinh phí đào tạo, thời gian và nâng cao chất lƣợng đào tạo.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phƣơng pháp đào tạo. Nhìn chung tên gọi mỗi phƣơng pháp có thể khác nhau, nhƣng cách đào tạo và nội dung đào tạo tƣơng đối giống nhau. Cơ sở của việc lựa chọn phƣơng pháp là dựa vào các chƣơng trình đào tạo. Các phƣơng pháp đào tạo đƣợc tiến hành không chỉ trong công việc mà cả ngoài công việc. Bao gồm 2 phƣơng pháp đào tạo sau đây:
* Đào tạo trong công việc:
Là phƣơng pháp đào tạo giúp học viên thực hiện công việc ngay trong quá trình làm việc. Ngƣời học sẽ đƣợc học những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc không qua thực tế thực hiện công việc và thƣờng là dƣới sự hƣớng dẫn của những ngƣời lành nghề hơn. Các dạng đào tạo trong công việc:
+ Kèm cặp hƣớng dẫn tại chỗ: Đây là phƣơng pháp phổ biến dùng để dạy các kỹ năng thực hiện công việc. Thông qua quá trình thực hiện công việc, ngƣời học sẽ đƣợc quan sát, ghi nhớ, học tập và thực hiện công việc theo sự chỉ bảo của ngƣời quản lý giỏi nhƣ ngƣời lãnh đạo trực tiếp, các cố vấn, những ngƣời quản lý có kinh nghiệm hơn. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng đào tạo cho nhân viên và nhà quản trị doanh nghiệp. (Trần Kim Dung, 2011)
+ Luân chuyển công việc: phƣơng pháp này giúp học viên đƣợc luân chuyển làm những công việc khách nhau nhằm cung cấp cho những kiến thức và kinh nghiệm rộng hơn. Qua đó ngƣời học sẽ nắm đƣợc những kỹ năng thực hiện công việc của các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp. Phƣơng pháp này giúp cho việc phân công công việc trong doanh nghiệp linh hoạt hơn, phối hợp hoạt động giữa các phòng ban hiệu quả hơn và nhân viên có cơ hội thăng tiến cao hơn. Ngoài ra, phƣơng pháp này này giúp ngƣời học kiểm tra, phát hiện ra các điểm mạnh, điểm yếu của mình và có kế hoạch đầu tƣ, phát triển nghề nghiệp phù hợp, tạo sự hứng thú cho nhân viên, tránh đƣợc sự nhàm chán, giúp họ trở thành ngƣời đa năng, đa dụng để đối phó mọi tình huống thay đổi sau này. Phƣơng pháp này áp dụng cho cả nhà quản trị lẫn lao động nghiệp vụ và cán bộ quản lý chuyên môn.
+ Đào tạo theo kiểu học nghề: Theo phƣơng pháp này, chƣơng trình đào tạo bắt đầu bằng việc học lý thuyết trên lớp, sau đó học viên đƣợc đƣa ra trực tiếp xuống nơi làm việc và thực hành cho tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng của nghề. Phƣơng pháp này áp dụng cho lao động nghiệp vụ, giúp họ có đƣợc một
nghề hoàn chỉnh.
* Đào tạo ngoài công việc
Là phƣơng pháp đào tạo mà ngƣời học đƣợc tách khỏi công việc thực tế để tham gia vào các hoạt động học tập. Có những phƣơng pháp sau:
+ Phƣơng pháp tình huống: Phƣơng pháp này dựa trên việc sử dụng bản mô tả các tình huống về vấn đề tổ chức, quản lý. Mỗi học viên sẽ tự nghiên cứu tình huống để nhận diện, phân tích các vấn đề, đề xuất các giải pháp và chọn lựa giải pháp tốt nhất. Phƣơng pháp này tạo khả năng thu hút mọi ngƣời tham gia, phát biểu các quản điểm khác nhau và đề ra quyết định, giúp học viên làm quen với các phân tích, giải quyết các vấn đề thực tiễn. Phƣơng pháp này thƣờng áp dụng để đào tạo nâng cao năng lực quản trị. (Trần Kim Dung, 2011)
+ Tổ chức ra các lớp cạnh doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể tổ chức các lớp đào tạo với các phƣơng tiện và trang thiết bị dành riêng cho học tập. Trong phƣơng pháp này chƣơng trình đào tạo bao gồm cả lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết đƣợc giảng dạy tập trung do các cấp quản lý phụ trách. Phần thực hành đƣợc tiến hành ngay ở các xƣởng do các quản lý hoặc nhân viên lành nghề hƣớng dẫn ở các điểm thực tập.
+ Phƣơng pháp cử đi học ở những trƣờng chính quy: phƣơng pháp này học viên tập trung theo lớp với một chƣơng trình đào tạo đƣợc xây dựng công phu, học viên phải theo sự giảng dạy của giảng viên chuyên trách và chịu sự giám sát chặt chẽ của nhà trƣờng.
+ Phƣơng pháp đào tạo thông qua bài giảng, hội nghị, hội thảo: doanh nghiệp có thể tổ chức tại doanh nghiệp hoặc cơ sở bên ngoài nhằm cập nhật những thông tin thảo luận đi sâu vấn đề để trao đổi kiến thức kinh nghiệm cho nhau. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng cho cả lao động nghiệp vụ và lao động quản lý.
+ Phƣơng pháp nhập vai: Phƣơng pháp này nhà quản trị sử dụng các tình huống hoặc các vấn đề nan giải có thực đã xãy ra trong doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp khác tƣơng tự hay hƣ cấu, sau đó phân vai một cách tự nhiên cho các học viên nhập vai để giải quyết các vấn đề.
+ Phƣơng pháp huấn luyện theo mô hình mẫu: Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng để huấn luyện cho những ngƣời quản lý cấp dƣới cách thức điều khiển,
quản lý nhân viên. Huấn luyện cho những ngƣời quản lý cấp trung về cách thức thực hiện giao tiếp, sửa đổi các thói quen xấu trong công việc. Huấn luyện cho các nhân viên và những ngƣời quản lý trực tiếp của họ cách thức trình bày các khó khăn, thiết lập mối quan hệ tin tƣởng song phƣơng. Với phƣơng pháp này, ngƣời học đƣợc xem phim, video, trong đó có trình bày mẫu cách thức thực hiện một vấn đề nhất định cần nghiên cứu, sau đó họ làm theo cách chỉ dẫn. Ngƣời hƣớng dẫn cung cấp các thông tin phản hồi về cách thức thực hiện của học viên, kích thích và động viên để học viên áp dụng bài học vào trong thực tiễn giải quyết, xử lý công việc hàng ngày. (Trần Kim Dung, 2011)
+ Sử dụng các chƣơng trình hóa với sự trợ giúp của máy tính: là cách thức ngƣời học sử dụng các chƣơng trình đào tạo đƣợc ghi sẵn trên đĩa mềm của máy tính ngƣời học và chỉ cần học theo hƣớng dẫn của máy tính. Đây là phƣơng pháp hiện đại đã đƣợc nhiều nƣớc áp dụng.