Các nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 35)

a. Nguồn lực của doanh nghiệp

Nguồn lực cơ sở vật chất, tài chính: Nếu doanh nghiệp đƣợc trang bị đầu tƣ cơ sở vật chất đầy đủ và có nguồn lực tài chính mạnh thì công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng sẽ rất thuận lợi, đƣợc chú trọng nhiều hơn.

Nguồn lao động: Nếu lao động đƣợc tuyển dụng vào doanh nghiệp đã đƣợc trang bị cơ bản về kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc thì công tác đào tạo sẽ thuận lợi hơn và giảm chi phí hơn; chỉ cần hƣớng dẫn, bổ sung thêm để nâng cao.

b. Tầm nhìn, chiến lược của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm, mục tiêu kinh doanh khác nhau và từng thời điểm cụ thể sẽ có định hƣớng khác nhau để đạt mục tiêu chung. Các doanh nghiệp luôn mong muốn nguồn nhân lực có chất lƣợng đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao thì phải gắn kết chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực với chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp. Nói cách khác, chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp quyết định và ảnh hƣởng đến quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực trong tƣơng lai, qua đó việc chuyển dịch quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực và phân công lao động sao cho phù hợp, đáp ứng với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp.

Tóm lại, chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp định hƣớng quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực trong tƣơng lai, vì thế nó ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

c. Chính sách sử dụng người lao động

Chính sách sử dụng lao động, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt là yếu tố đặc trƣng quan trọng ảnh hƣớng đến công tác quản trị nguồn nhân lực nói chung và công tác đào tạo nguồn nhân lực nói riêng.

Mỗi đối tƣợng lao động trong doanh nghiệp có nhu cầu về công việc, đời sống vật chất, tinh thần khác nhau, do vậy nếu doanh nghiệp có chính sách sử dụng nguồn nhân lực hợp lý, linh hoạt phù hợp với thực tế từng thời kỳ đặc biệt là chính sách sử dụng cán bộ đã qua đào tạo, có trình độ, chuyên môn cao thì sẽ là tác nhân kích thích sự đóng góp của ngƣời lao động, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Chất lƣợng ngƣời lao động là yếu tố then chốt tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trƣờng, những ngƣời lao động có học vấn và trình độ cao, kỹ năng nghề nghiệp tốt có khả năng đóng góp nhiều cho doanh nghiệp là những ngƣời có giá trị; sẽ có rất nhiều doanh nghiệp muốn tuyển dụng và trả lƣơng cao. Do đó chính sách tiền lƣơng là động lực thúc đẩy quá trình đào tạo nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả công việc cao hơn.

d. Môi trường làm việc và tính chất công việc

Môi trƣờng làm việc năng động, môi trƣờng làm việc yên tỉnh hay tính chất công việc cũng tác động đến công tác đào tạo. Nó đòi hỏi công tác đào tạo phải phù hợp với môi trƣờng và tính chất công việc của doanh nghiệp để sau quá trình đào tạo ngƣời lao động có thể phát huy hết kỹ năng họ đƣợc trang bị.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 35)