Đặc điểm công tác tổ chức của BIDV Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 43)

a. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam là một ngân hàng chuyên doanh đƣợc thành lập theo Nghị định 177/TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tƣớng Chính phủ. Qua 56 năm hoạt động và trƣởng thành, có nhiều tên gọi khác nhau nhƣ sau: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957; Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981; Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam từ ngày 11/04/1990.

Tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng là Ngân hàng Kiến thiết Quảng Nam–Đà Nẵng đƣợc thành lập vào ngày 15/11/1976 với nhiệm vụ cấp phát tín dụng, thanh toán và quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.

Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam đƣợc thành lập thì Ngân hàng Kiến thiết Quảng Nam – Đà Nẵng cũng đƣợc đổi tên thành Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Quảng Nam – Đà Nẵng.

Ngày 20/11/1994, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Quảng Nam – Đà Nẵng hoạt động nhƣ một Ngân hàng thƣơng mại khi việc cấp phát vốn chuyển sang Cục Đầu tƣ và Phát triển.

Ngày 01/01/1997, do việc tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng trực thuộc Trung ƣơng, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Quảng Nam – Đà Nẵng đƣợc đổi tên thành Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển TP Đà Nẵng.

Ngày 01/05/2012, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng đƣợc thành lập trên cơ sở chuyển đổi mô hình hoạt động Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển TP Đà Nẵng, là đại diện pháp nhân của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, có con dấu riêng, hạch toán phụ thuộc hệ thống BIDV.

b. Chức năng, nhiệm vụ của BIDV Đà Nẵng

BIDV Đà Nẵng thực hiện toàn bộ các chức năng kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng và các qui định của Ngành, gồm:

- Nhận tiền gửi VNĐ và ngoại tệ

- Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn các doanh nghiệp và cá nhân. - Tín dụng tài trợ nhập khẩu, tín dụng hàng xuất khẩu

- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh các loại

- Thanh toán chuyển tiền trong nƣớc, thanh toán quốc tế - Mua bán ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ

- Dịch vụ chi trả kiều hối; phát hành thẻ ATM; POS...…

c. Bộ máy tổ chức và quản lý của BIDV Đà Nẵng

Cơ cấu tổ chức của BIDV Đà Nẵng đƣợc tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến (xem Phụ lục 2). Giám đốc chỉ đạo toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh và trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh trƣớc Chủ tịch Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Các phòng ban chức năng giúp việc cho Ban giám đốc chi nhánh về chuyên môn và lĩnh vực phụ trách, tham mƣu cho việc ra quyết định trong kinh doanh.

* Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng: - Khối Quan hệ khách hàng:

+ Phòng Khách hàng doanh nghiệp 1, Phòng Khách hàng doanh nghiệp 2: Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ đối với các khách hàng là Doanh nghiệp nhƣ công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng; công tác cấp tín dụng doanh nghiệp của BIDV.

+ Phòng Khách hàng cá nhân: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ đối với khách hàng là hộ kinh doanh, tƣ nhân cá thể nhƣ công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng; công tác cấp tín dụng cá nhân của BIDV.

- Khối Tác nghiệp:

+ Phòng giao dịch khách hàng doanh nghiệp, Phòng giao dịch khách hàng cá nhân và Phòng giao dịch khách hàng 3: Trực tiếp quản lý tài khoản và thực hiện giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân

+ Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh.

+ Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ về quản lý kho tiền và nghiệp vụ quỹ.

- Khối Quản lý rủi ro: Phòng quản lý rủi ro, thực hiện các công tác chính nhƣ quản lý tín dụng; quản lý rủi ro tín dụng; quản lý rủi ro tác nghiệp; phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lƣợng ISO, kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh.

- Khối Quản lý nội bộ:

+ Phòng Kế hoạch tổng hợp: Quản lý hoạt động cân đối nguồn vốn của chi nhánh. Đầu mối, tham mƣu, giúp việc Giám đốc về tổng hợp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển, giá mua, bán vốn của chi nhánh.

+ Phòng Tài chính kế toán: Thực hiện công tác kế toán, tài chính, hậu kiểm cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh

+ Phòng Tổ chức nhân sự: (1) Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lƣơng, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động, theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ƣớc lao động tập thể, theo dõi tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đảm bảo nhu cầu phát triển chi nhánh theo quy định. (2) Đầu mối đề xuất, tham mƣu với giám đốc chi nhánh về xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thể của chi nhánh (Tuyển dụng bố trí sắp xếp, quy hoạch, bồi dƣỡng đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm…) và các văn bản hƣớng dẫn quy trình về tổ chức cán bộ, chính sách đối với ngƣời lao động theo nội quy lao động, thoả ƣớc lao động tập thể, công tác thi đua khen thƣởng....

+ Văn phòng: Thực hiện mua sắm, quản lý, bảo quản tài sản của chi nhánh về mặt hiện vật, phối hợp với phòng tài chính kế toán trong việc quản lý tài sản đảm bảo sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm theo quy định.

- Khối Trực thuộc: gồm các Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, Hải Châu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Xuân Hà. Chức năng của các Phòng giao dịch: Thực hiện đầy đủ các chức năng liên quan đến công tác huy động vốn, tín dụng, dịch vụ trong phạm vi thẩm quyền đƣợc giao.

Theo mô hình quản lý trực tuyến nêu trên, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của BIDV Đà Nẵng đƣợc quyết định bởi Giám đốc với sự tham mƣu của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phòng Tổ chức Nhân sự. Việc phân công nhiệm vụ của từng phòng nghiệp vụ tạo điều kiện cho việc xác định nhu cầu đào tạo, dự kiến chi phí đào tạo một cách chính xác hơn. Với mô hình hoạt động rộng lớn, dàn trải nhƣ hiện nay thì việc triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực chỉ đƣợc tiến hành trên cơ sở tham mƣu trực tiếp của Phòng Tổ chức Nhân sự dƣới sự chỉ đạo và ra quyết định của Giám đốc chi nhánh là chƣa hiệu quả, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra ngày càng cao về công tác quản trị nguồn nhân lực tại một đơn vị nhƣ BIDV Đà Nẵng với số lƣợng lao động lớn so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Để hiểu rõ hơn nguồn lực của BIDV Đà Nẵng ta đi sâu vào tìm hiểu về thực trạng nguồn nhân lực hiện nay và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của BIDV Đà Nẵng trong thời gian đến.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 43)