Kinh phí cho đào tạo

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 30)

Kinh phí cho đào tạo là toàn bộ những chi phí phục vụ cho quá trình đào tạo và những chi phí khác liên quan đến quá trình đào tạo.

Việc xác định kinh phí đào tạo hết sức quan trọng, nó phản ánh mục tiêu đào tạo có đƣợc thực hiện hay không. Kinh phí này thƣờng do các doanh nghiệp đài thọ hoặc do ngƣời lao động tự đóng góp để đi học nhằm nâng cao trình độ cho mình. Do vậy, công tác đào tạo chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi xây dựng nguồn kinh phí cho đào tạo đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đối tƣợng.

Mặt khác, trong các doanh nghiệp, nguồn kinh phí này thƣờng hạn hẹp, nó ảnh hƣởng rất lớn đến công tác đào tạo, vì thế cần phải chú trọng khâu quản lý tài chính, phân bổ nó để đầu tƣ đúng chỗ và đem lại hiệu quả sử dụng cao. Vì đào tạo cũng là một hình thức đầu tƣ, do đó, khi thực hiện các chƣơng trình đào tạo, các doanh nghiệp nên có dự kiến đánh giá hiệu quả đào tạo về mặt định lƣợng và lợi ích đào tạo mang lại. Kinh phí đào tạo quyết định việc lựa chọn các phƣơng pháp đào tạo thích hợp.

Kinh phí đào tạo gồm:

- Chi phí cho việc học gồm: Chi phí mua sắm trang thiết bị học tập và giảng dạy, tài liệu, giáo trình...

- Chi phí cho việc giảng dạy gồm: Thuê địa điểm, thuê giáo viên, tiền lƣơng cho cán bộ quản lý, tiền trả cho các trung tâm đào tạo, hoặc tiền trả cho những khoản thù lao cho cố vấn ...

- Chi phí cơ hội nhƣ là chi phí trả lƣơng cho học viên trong quá trình học tập, chi phí cho các sản phẩm lỗi của học viên, giá trị kinh doanh bị bỏ lỡ do ngƣời lao động tham gia khoá đào tạo.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 30)