2.2.1 Địa điểm nghiên cứu
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển CN Đà Nẵng, 90 Nguyễn Chí Thanh, Quận Hải Châu TP. Đà Nẵng
2.2.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu: dự kiến từ tháng 9/2014 đến tháng 11/2014
2.3. Thiết kế nghiên cứu
2.3.1. Xác định vấn đề, hình thành mục tiêu nghiên cứu
- Xác định vấn đề nghiên cứu là : Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại NHTMCP Đầu tƣ và phát triển CN Đà Nẵng
- Hình thành mục tiêu nghiên cứu:
+ Tổng quan các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến việc đào tạo nguồn nhân lực (NNL) trong các doanh nghiệp.
+ Phân tích và đánh giá một cách trung thực và rõ ràng về thực trạng công tác đào tạo NNL tại NHTMCP Đầu tƣ và phát triển CN Đà Nẵng, từ đó làm rõ những tồn tại trong công tác này và sự cần thiết phải thay đổi nó.
+ Đề xuất các giải pháp phù hợp và khả thi nhằm nâng cao công tác đào tạo NNL tại NHTMCP Đầu tƣ và phát triển CN Đà Nẵng
2.3.2. Xây dựng khung lý thuyết kế hoạch thu thập thông tin:
- Xây dựng khung lý thuyết: Chọn những tài liệu có cơ sở lý thuyết cụ thể, rõ ràng, phù hợp với vấn đề nghiên cứu.
- Kế hoạch thu thập thông tin:
+ Các nguồn thông tin: thứ cấp, sơ cấp , lấy từ đâu hoặc từ đối tƣợng nào + Các công cụ: phiếu điều tra, dụng cụ ghi chép, lƣu giữ
+ Kế hoạch chọn mẫu: tính đại diện, quy mô, phƣơng pháp chọn
2.3.3 Thu thập thông tin
- Phƣơng thức tiếp cận đối tƣợng: Trực tiếp, qua thƣ, qua điện thoại, email… -Xử lý các trở ngại: không gặp đúng đối tƣợng, đối tƣợng từ chối hợp tác, thông tin thu đƣợc bị sai lệch.
2.3.4 Phân tích thông tin và đƣa ra các vấn đề tồn tại
- Xử lý dữ liệu: Mã hóa, loại bỏ các dữ liệu sai lệch, nhập dữ liệu. - Lựa chọn các kỹ thuật phân tích, thống kê.
- Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố (độc lập, phụ thuộc, ảnh hƣởng …) - Đƣa ra các vấn đề tồn tại của công tác đào tạo nguồn nhân lực tại NHTMCP Đầu tƣ và phát triển CN Đà Nẵng.
2.3.5. Đề xuất một số giải pháp:
Nhằm nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực tại NHTMCP Đầu tƣ và phát triển CN Đà Nẵng.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG
3.1. Tình hình cơ bản của BIDV Đà Nẵng ảnh hƣởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực nguồn nhân lực
3.1.1. Đặc điểm công tác tổ chức của BIDV Đà Nẵng a. Quá trình hình thành và phát triển a. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam là một ngân hàng chuyên doanh đƣợc thành lập theo Nghị định 177/TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tƣớng Chính phủ. Qua 56 năm hoạt động và trƣởng thành, có nhiều tên gọi khác nhau nhƣ sau: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957; Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981; Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam từ ngày 11/04/1990.
Tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng là Ngân hàng Kiến thiết Quảng Nam–Đà Nẵng đƣợc thành lập vào ngày 15/11/1976 với nhiệm vụ cấp phát tín dụng, thanh toán và quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam đƣợc thành lập thì Ngân hàng Kiến thiết Quảng Nam – Đà Nẵng cũng đƣợc đổi tên thành Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Quảng Nam – Đà Nẵng.
Ngày 20/11/1994, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Quảng Nam – Đà Nẵng hoạt động nhƣ một Ngân hàng thƣơng mại khi việc cấp phát vốn chuyển sang Cục Đầu tƣ và Phát triển.
Ngày 01/01/1997, do việc tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng trực thuộc Trung ƣơng, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Quảng Nam – Đà Nẵng đƣợc đổi tên thành Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển TP Đà Nẵng.
Ngày 01/05/2012, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng đƣợc thành lập trên cơ sở chuyển đổi mô hình hoạt động Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển TP Đà Nẵng, là đại diện pháp nhân của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, có con dấu riêng, hạch toán phụ thuộc hệ thống BIDV.
b. Chức năng, nhiệm vụ của BIDV Đà Nẵng
BIDV Đà Nẵng thực hiện toàn bộ các chức năng kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng và các qui định của Ngành, gồm:
- Nhận tiền gửi VNĐ và ngoại tệ
- Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn các doanh nghiệp và cá nhân. - Tín dụng tài trợ nhập khẩu, tín dụng hàng xuất khẩu
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh các loại
- Thanh toán chuyển tiền trong nƣớc, thanh toán quốc tế - Mua bán ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ
- Dịch vụ chi trả kiều hối; phát hành thẻ ATM; POS...…
c. Bộ máy tổ chức và quản lý của BIDV Đà Nẵng
Cơ cấu tổ chức của BIDV Đà Nẵng đƣợc tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến (xem Phụ lục 2). Giám đốc chỉ đạo toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh và trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh trƣớc Chủ tịch Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Các phòng ban chức năng giúp việc cho Ban giám đốc chi nhánh về chuyên môn và lĩnh vực phụ trách, tham mƣu cho việc ra quyết định trong kinh doanh.
* Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng: - Khối Quan hệ khách hàng:
+ Phòng Khách hàng doanh nghiệp 1, Phòng Khách hàng doanh nghiệp 2: Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ đối với các khách hàng là Doanh nghiệp nhƣ công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng; công tác cấp tín dụng doanh nghiệp của BIDV.
+ Phòng Khách hàng cá nhân: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ đối với khách hàng là hộ kinh doanh, tƣ nhân cá thể nhƣ công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng; công tác cấp tín dụng cá nhân của BIDV.
- Khối Tác nghiệp:
+ Phòng giao dịch khách hàng doanh nghiệp, Phòng giao dịch khách hàng cá nhân và Phòng giao dịch khách hàng 3: Trực tiếp quản lý tài khoản và thực hiện giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân
+ Phòng Quản trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh.
+ Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ về quản lý kho tiền và nghiệp vụ quỹ.
- Khối Quản lý rủi ro: Phòng quản lý rủi ro, thực hiện các công tác chính nhƣ quản lý tín dụng; quản lý rủi ro tín dụng; quản lý rủi ro tác nghiệp; phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lƣợng ISO, kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh.
- Khối Quản lý nội bộ:
+ Phòng Kế hoạch tổng hợp: Quản lý hoạt động cân đối nguồn vốn của chi nhánh. Đầu mối, tham mƣu, giúp việc Giám đốc về tổng hợp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển, giá mua, bán vốn của chi nhánh.
+ Phòng Tài chính kế toán: Thực hiện công tác kế toán, tài chính, hậu kiểm cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh
+ Phòng Tổ chức nhân sự: (1) Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lƣơng, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động, theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ƣớc lao động tập thể, theo dõi tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực đảm bảo nhu cầu phát triển chi nhánh theo quy định. (2) Đầu mối đề xuất, tham mƣu với giám đốc chi nhánh về xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thể của chi nhánh (Tuyển dụng bố trí sắp xếp, quy hoạch, bồi dƣỡng đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm…) và các văn bản hƣớng dẫn quy trình về tổ chức cán bộ, chính sách đối với ngƣời lao động theo nội quy lao động, thoả ƣớc lao động tập thể, công tác thi đua khen thƣởng....
+ Văn phòng: Thực hiện mua sắm, quản lý, bảo quản tài sản của chi nhánh về mặt hiện vật, phối hợp với phòng tài chính kế toán trong việc quản lý tài sản đảm bảo sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm theo quy định.
- Khối Trực thuộc: gồm các Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, Hải Châu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Xuân Hà. Chức năng của các Phòng giao dịch: Thực hiện đầy đủ các chức năng liên quan đến công tác huy động vốn, tín dụng, dịch vụ trong phạm vi thẩm quyền đƣợc giao.
Theo mô hình quản lý trực tuyến nêu trên, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của BIDV Đà Nẵng đƣợc quyết định bởi Giám đốc với sự tham mƣu của
Phòng Tổ chức Nhân sự. Việc phân công nhiệm vụ của từng phòng nghiệp vụ tạo điều kiện cho việc xác định nhu cầu đào tạo, dự kiến chi phí đào tạo một cách chính xác hơn. Với mô hình hoạt động rộng lớn, dàn trải nhƣ hiện nay thì việc triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực chỉ đƣợc tiến hành trên cơ sở tham mƣu trực tiếp của Phòng Tổ chức Nhân sự dƣới sự chỉ đạo và ra quyết định của Giám đốc chi nhánh là chƣa hiệu quả, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra ngày càng cao về công tác quản trị nguồn nhân lực tại một đơn vị nhƣ BIDV Đà Nẵng với số lƣợng lao động lớn so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Để hiểu rõ hơn nguồn lực của BIDV Đà Nẵng ta đi sâu vào tìm hiểu về thực trạng nguồn nhân lực hiện nay và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của BIDV Đà Nẵng trong thời gian đến.
3.1.2. Đặc điểm các nguồn lực của BIDV Đà Nẵng
a. Nguồn nhân lực
Phạm vi hoạt động của chi nhánh chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng và các qui định của Ngành. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển liên tục và bền vững thì vấn đề nguồn nhân lực của chi nhánh đóng vai trò quyết định. Vì thế, số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ lao động có ý nghĩa quan trọng, ảnh hƣởng đến hình ảnh, thƣơng hiệu của chi nhánh nói riêng và Ngành nói chung trong suy nghĩ của khách hàng, đến chất của dịch vụ và khả năng đến giao dịch lần tiếp theo của khách hàng. Do đó, BIDV Đà Nẵng cần phải phân tích tình hình biến động về số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực. Để thấy đƣợc tình hình nguồn nhân lực của BIDV Đà Nẵng ảnh hƣởng đến công tác đào tạo nhƣ thế nào, ta cần đi sâu phân tích thực trạng lao động theo số lƣợng và chất lƣợng, cụ thể nhƣ:
* Số lƣợng nguồn nhân lực
Trong những năm qua, đội ngũ nhân viên của BIDV Đà Nẵng không có biến động đáng kể. Điều này đƣợc thể hiện qua Bảng 3.1:
Bảng 3.1: Số lƣợng lao động của BIDV Đà Nẵng qua các năm
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tống số lao động Ngƣời 179 184 183
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
- Tốc độ tăng % 2,79 - 0,05
(Nguồn: Phòng Tổ chức-Nhân sự)
Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, số lƣợng lao động của BIDV Đà Nẵng 3 năm qua tƣơng đối ổn định, không có sự biến động lớn, từ 179 ngƣời năm 2011 tăng lên 184 ngƣời năm 2012 (tăng 2,79% so với năm 2011). Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2011-2013 là 1,37% nhƣng không đồng đều qua các năm. Nếu năm 2012 so với năm 2011 tăng lên đƣợc 2,79% thì năm 2013 giảm đi 1 ngƣời (giảm 0,05%) so với năm 2012.
Bên cạnh đó, tình hình phân chia lao động theo tính chất công việc đƣợc thể hiện ở Bảng 3.2:
Bảng 3.2: Số lƣợng lao động phân theo tính chất công việc
Tính chất công việc
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ % Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ % Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ % Lao động nghiệp vụ 138 77,09 140 76,09 139 75,96 Lao động quản lý 41 22,91 44 23,91 44 24,04 Tổng số 179 184 183 (Nguồn: Phòng Tổ chức –Nhân sự)
Số lƣợng nguồn nhân lực của BIDV Đà Nẵng tƣơng đối lớn, tỷ lệ lao động nghiệp vụ hàng năm đều chiếm trên 75% trong tổng số lao động là phù hợp với ngành ngân hàng và đòi hỏi BIDV Đà Nẵng. Tỷ lệ trung bình qua 3 năm giữa lao động nghiệp vụ so với lao động quản lý khoảng 30,09% là tƣơng đối hợp lý. Vì vậy, số lƣợng, cơ cấu lao động của BIDV Đà Nẵng phải đào tạo phù hợp với hoạt động kinh doanh và định hƣớng.
Chất lượng lao động
Chất lƣợng nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng phản ánh giá trị vốn có của con ngƣời hay vốn nhân lực của BIDV Đà Nẵng. Việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh mà còn làm tăng giá trị tài sản vô hình của BIDV Đà Nẵng. Chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc đánh giá qua nhiều tiêu chí khác nhau. Trƣớc hết, chúng ta tìm hiểu qua cơ cấu
phản ánh chất lƣợng qua thể chất và sức khỏe nguồn nhân lực thể hiện ở Bảng 3.3:
Bảng 3.3: Số lƣợng và cơ cấu lao động theo độ tuổi, giới tính của BIDV Đà Nẵng qua các năm
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ % Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ % Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ % Tổng số lao động 179 184 183
1.Phân theo giới tính
- Lao động nam 77 43,58 83 45,10 83 45,36
- Lao động nữ 102 56,42 101 54,90 100 54,64
2. Phân theo độ tuổi
-Dƣới 30 tuổi 84 46,93 70 38,04 69 37,70
-Từ 31-50 tuổi 59 32,96 77 41,85 77 42,08
-Trên 50 tuổi 36 20,11 37 20,11 37 20,22
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Nhân sự)
Từ bảng số liệu cho thấy đội ngũ nhân viên có độ tuổi từ 31-50 có cơ cấu tăng dần từ 32,96% năm 2011 lên 42,08% năm 2013 và độ tuổi trên 50 ít có sự biến động (chiếm khoảng 20%), tuổi đời từ 30 trở xuống có cơ cấu giảm dần qua các năm từ 46,93% năm 2011 xuống còn 37,70% năm 2013. Số lao động trẻ (30 tuổi trở xuống) chiếm tỉ trọng bình quân trên 40%, đây là lực lƣợng đƣợc đào tạo bài bản, có khả năng tiếp thu kiến thức mới. Điều nay rất thuận lợi cho việc khai thác sức trẻ và sự năng động của nhân viên đồng thời tạo môi trƣờng làm việc trẻ trung và khoa học cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, vì là nhân viên trẻ nên họ thiếu kinh nghiệp thực tế, vì vậy cần đƣợc đào tạo thêm về nghiệp vụ và các kỹ năng thực tế.
Qua đó, chúng ta có thể thấy tƣ duy đổi mới trong sử dụng nhân lực và thuận lợi cho việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng cho ngƣời lao động. Số nhân viên trẻ này có trình độ chuyên môn đều là đại học, điều đó cũng làm tăng số lao động có trình độ đại học trong Chi nhánh.
Tỷ trọng nam, nữ qua các năm nhìn chung ổn định, nữ chiếm tỷ trọng cao hơn, luôn ở mức trên 54% so với tổng số. Về tỷ lệ lực lƣợng lao động nữ nhiều hơn nam là phù hợp với tính chất công việc của ngành ngân hàng nói chung,
BIDV Đà Nẵng nói riêng. Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hƣớng giảm dần trong những năm gần đây, BIDV Đà Nẵng chủ yếu tập trung tuyển dụng nam khi vào làm việc. Cùng với độ tuổi và giới tính, chất lƣợng lao động trình độ chuyên môn của ngƣời lao động có ý nghĩa đến hiệu quả trong công việc. Năng lực lao động phụ