phát triển của NHTMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam đến năm 2020.
a. Sự biến động của các yếu tố môi trƣờng bên ngoài
Hiện nay, trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sâu rộng ở quy mô toàn cầu; tạo cơ hội thuận lợi tiếp cận những dịch vụ, sản phẩm tài chính mới. Tiếp cận đƣợc những công nghệ tài chính hiện đại kinh nghiệm, kiến thức quản lý từ các định chế tài chính nƣớc ngoài. Góp phần vào việc ổn định thị trƣờng tài chính, phòng ngừa rủi ro, phát triển hệ thống ngân hàng an toàn và hiệu quả. Vì vậy, sẽ có sự thay đổi cơ bản về chất lƣợng của mục tiêu và tính chất NNL.
Đầu tiên, lao động chất lƣợng cao đƣợc ƣu tiên trong chính sách tuyển dụng của doanh nghiệp. khi đó, yếu tố nguồn nhân lực chất lƣợng cao sẽ đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, việc tái cấu trúc để hệ thống ngân hàng ngày một hoàn thiện và vững mạnh đòi hỏi về khả năng quản lý, quản trị… ngày càng cao. Bên cạnh đó, thì việc có đƣợc nguồn nhân lực vừa có đạo đức nghề nghiệp, lại giỏi chuyên môn nghiệp vụ là vô cùng quan trọng.
Tiếp theo, yêu cầu và tính chất công việc thay đổi ngày một nhanh, nhiều công việc đòi hỏi kỹ năng, trình độ cao và rủi ro mất việc làm cũng tăng thêm. Do đó, đội ngũ nhân sự phải linh hoạt, cơ động và chấp nhận sự thay đổi. Vì vậy, vấn đề đào tạo đặt ra những thách thức và yêu cầu mới.
Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ cộng với sự xuất hiện nền kinh tế tri thức vừa là thách thức, đồng thời là cơ hội để BIDV Đà Nẵng tận dụng phát triển nguồn nhân lực, từng bƣớc hội nhập với trình độ phát triển kinh tế thế
giới, đó cũng là xu thế tất yếu, những yêu cầu mới mà chi nhánh phải tính đến trong công tác đào tạo nguồn nhân lực.
- Chiến lƣợc của đối thủ cạnh tranh
Nguồn nhân lực chất lƣợng cao là tài sản của doanh nghiệp, nhƣng đó là tài sản có tính cạnh tranh cao, luôn có xu hƣớng dịch chuyển trong cơ chế thị trƣờng. Tài sản này có thể từ bỏ doanh nghiệp, thậm chí có thể bị “đánh cắp” bất cứ lúc nào, nếu doanh nghiệp không có một chính sách phù hợp.
Để thành công trong kinh doanh, doanh nghiệp luôn phải tìm cho mình một lối đi riêng, khác biệt – không chỉ trong chiến lƣợc kinh doanh mà còn trong chiến lƣợc con ngƣời. Nếu không có chiến lƣợc nhân sự đúng đắn, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với tình trạng “chảy máu chất xám” vì đối thủ cạnh tranh có thể dùng các chính sách hấp dẫn để thu hút nhân viên của mình.
Đối với nguồn nhân lực chất lƣợng cao, bên cạnh mức lƣơng, các đối tƣợng này rất chú trọng đến các yếu tố khác nhƣ: cơ hội học hỏi và lộ trình thăng tiến trong tƣơng lai, môi trƣờng làm việc, văn hóa doanh nghiệp… Nếu không đƣợc thỏa mãn, thì họ cũng có thể bỏ đi. Điều này cũng là yếu tố thúc đẩy BIDV Đà Nẵng phải có chính sách đào tạo NNL hợp lý.
b. Chiến lƣợc phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đến năm 2020
- Nội dung cơ bản của chiến lƣợc phát triển đến năm 2020
* Sứ mệnh: BIDV luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính – ngân hàng hiện đại, tốt nhất cho khách hàng; cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho
các cổ đông; tạo lập môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên; và là ngân hàng tiên phong trong hoạt động phát triển cộng đồng.
* Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng có chất lƣợng, hiệu quả, uy tín hàng đầu tại Việt Nam; Là một trong 5 ngân hàng hiệu quả hàng đầu Đông Nam Á.
* Giá trị cốt lõi: “Hƣớng đến khách hàng – Đổi mới Phát triển – Chuyên nghiệp Sáng tạo – Trách nhiệm xã hội – Chất lƣợng, Tin cậy”
* Định hướng giá trị sản phẩm dịch vụ: Dẫn đầu về giải pháp toàn diện để tạo sự khác biệt thu hút khách hàng mục tiêu thay vì chỉ cung cấp các sản phẩm thông thƣờng nhƣ các ngân hàng khác trên thị trƣờng.
* Mười mục tiêu ưu tiên:
i) Hoàn tất quá trình chuyển đổi BIDV thành NHTMCP đại chúng niêm yết; hoàn thành kế hoạch Cổ phần hóa BIDV (cấu phần bán chiến lƣợc) và hƣớng đến xây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị, tăng cƣờng năng lực điều hành các cấp tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.
ii) Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lƣợng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trƣởng bền vững;
iii) Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết; cơ cấu lại danh mục đầu tƣ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính;
iv) Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hƣởng của BIDV trên thị trƣờng tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia;
v) Nâng cao năng lực Quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam;
vi) Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn thứ 2 trên thị trƣờng về dƣ nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ;
vii) Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động;
viii) Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lƣợng cao, lực lƣợng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động;
ix) Phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng đƣợc xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế;
x) Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi; Xây dựng văn hóa Doanh nghiệp và phát triển thƣơng hiệu BIDV;
Các chỉ tiêu chiến lƣợc đƣợc xây dựng trên cơ sở lƣợng hóa các mục tiêu chiến lƣợc theo 04 phƣơng diện gồm Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ, Đào tạo và Phát triển:
* Phương diện tài chính bao gồm 05 nội dung: Chủ động cải thiện các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, cải thiện mức độ và sự ổn định của thu nhập, đa dạng hóa và mở rộng đầu tƣ, kiểm soát rủi ro và tỷ lệ rủi ro theo quy định; nâng cao khả năng tiếp cận thị trƣờng vốn.
* Phương diện khách hàng bao gồm 05 nội dung: Tăng trƣởng doanh thu từ khách hàng, tăng thị phần, phát triển thị trƣờng và sản phẩm, phát triển thƣơng hiệu và dịch vụ chất lƣợng cao, tăng cƣờng bán chéo.
* Phương diện quy trình nội bộ bao gồm 05 nội dung: Tăng cƣờng quản lý rủi ro, tăng năng suất lao động, hoàn thiện mô hình tổ chức, cải tiến quy trình kinh doanh, phát triển hệ thống thông tin quản lý.
* Phương diện Đào tạo và Phát triển bao gồm 04 nội dung: Tăng cƣờng kỹ
năng chuyên môn của cán bộ nhân viên, tăng cƣờng động lực và sự hài lòng về công việc, Sự gắn kết của chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực với kế hoạchchiến lƣợc, phát triển văn hóa bán hàng và cung cấp dịch vụ.