- Xây dựng nhà xưởng cho thuê và cung cấp các dịch vụ liên quan (Hoạt động A); và Tư vấn quản lý, tư vấn đầu tư, nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận (Hoạt động B).
5. Xác nhận của Ban Giám đốc
2.3.2. Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn kết thúc kiểm toán tại khách hàng XYZ.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV tiến hành tổng hợp các điều chỉnh và chốt lại số liệu trên báo cáo tài chính được kiểm toán. KTV đã thực hiện những bước công việc và đánh giá cuối cùng bao gồm: Xem xét các khoản nợ không chắc chắn; xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính; đánh giá giả định hoạt động liên tục; tích lũy bằng chứng cuối cùng; đánh giá các phát hiện kiểm toán; thảo luận lần cuối với ban quản trị và ủy ban kiểm soát của đơn vị được kiểm toán.
Phỏng vấn: Cũng giống như ABC, KTV cũng có 1 buổi gặp mặt và trao đổi với ban giám đốc công ty XYZ.
Xem xét các khoản nợ không chắc chắn: KTV đã phỏng vấn ban giám đốc công ty về Sự tồn tại của các tranh chấp đang hoặc có thể xảy ra; Những vi phạm luật pháp hoặc quy định đang hoặc có thể xảy ra;Các cam kết mua tài sản lớn;Những khoản lỗ ước tính của hợp đồng dài hạn; Bảo lãnh; Sự tồn tại hoặc tiềm tàng của các khoản nợ liên quan đến cải tạo môi trường; Các cam kết về tiền thưởng và lợi ích (nếu có) của BGĐ dựa trên kết quả hoạt động của DN. Các câu trả lời KTV nhận được đều là không, tuy nhiên XYZ thừa nhận, có những khoản lỗ ước tính của hợp đồng dài hạn, điều này xuất phát từ việc khách hàng chủ yếu và duy nhất của XYZ là công ty mẹ, và giá trị hợp đồng kinh tế đều do công ty mẹ quyết định, do công ty mẹ áp giá thấp nên XYZ thường xuyên rơi vào tình trạng bị lỗ, đây là một cảnh báo đối với nguy cơ hoạt động liên tục của công ty. Ngoài ra, kết quả kiểm toán cho thấy, XYZ đang có một khoản xử lý công nợ trị giá khoảng 12 tỷ đồng chưa rõ nguyên nhân.
Phân tích: KTV tập trung vào phân tích, đánh giá giả định hoạt động liên tục của XYZ. KTV thực hiện thủ tục phân tích tỷ suất đối với các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính sau khi đã tổng hợp được các điều chỉnh. Theo như kết quả kiểm toán báo cáo tài chỉnh, nợ phải trả năm 2013 là 660.272.208.119 đồng trong khi đó, vốn chủ sở hữu đã ở mức âm (64.422.520.207) đồng. Đây là tình trạng đáng báo động về tài chính. Lỗ lũy kế của công ty ở mức (112.668.320.207) đồng trong khi, lỗ chuyển sang từ năm 2012 là (110.617.367.170) đồng. Các khoản vay ngắn hạn chiếm một giá trị tương đối lớn trong tổng nguồn vốn 161.629.268.278 đồng. Trong khi tổng tài sản là 595.849.687.912 đồng. kết quả phân tích cho thấy những dấu hiệu đáng nghi ngờ cho khả năng hoạt động liên tục khi tỷ suất nợ phải trả trên tổng tài sản ở mức lớn hơn 1. Ngoài tình trạng nợ phải trả lớn hơn tài sản, công ty còn có nhiều khoản nợ không có khả năng thanh toán và đến hạn trả, tổng khoản nợ dài hạn đến hạn trả là 67.903.268.278 đồng. Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh âm với giá trị là (113.189.648.185) đồng. Các chỉ số tài chính của công ty đều xấu dưới mức bình thường. Tuy nhiên, vì hoạt động để phục vụ chủ yếu cho công ty mẹ, nên khách hàng của XYZ tức là công ty mẹ vấn giữ quan hệ mua bán với XYZ. Ngược lại với những dấu hiệu suy kém về mặt tài chính, dấu hiệu về mặt hoạt động của công ty
thị trường vì thị trường của công ty XYZ chủ yếu là công ty mẹ, công ty không gặp khó khăn về nhà cung cấp vì có sự bảo lãnh từ công ty mẹ ở Nhật Bản. Tuy nhiên, công ty đang gặp khó khăn về tuyển dụng lao động, số lao động của công ty có nguy cơ giảm đi, vì hiện tại công ty đang mắc phải tình trạng nợ lương người lao động rất nhiều. Con số nợ lương lên đến 8.782.393.855 đồng.
Thu thập thư giải trình: Khi KTV trao đổi với ban giám đốc về khả năng hoạt động liên tục, ban giám đốc công ty cũng đồng ý với những ý kiến kết luận của kiểm toán viên. KTV cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tài chính của công ty trở nên báo động như vậy là do: khách hàng chủ yếu, chiếm đến 99,99% của XYZ là công ty mẹ, công ty mẹ tự áp giá mua của XYZ, đồng thời KTV cũng không có giá thị trường tương ứng với sản phẩm của XYZ để so sánh. Do đó, KTV yêu cầu ban giám đốc của XYZ yêu cầu công ty mẹ cung cấp thư hỗ trợ hoạt động của công ty (“Support Letter”). Đồng thời, KTV cũng thu thập thư giải trình của ban giám đốc công ty XYZ. KTV của DFK đã soạn thảo thư giải trình để gửi đến ban giám đốc công ty XYZ. Nội dung chính của thư giải trình nói lên những cam kết về trách nhiệm của ban giám đốc công ty XYZ với tính trung thực và hợp lý của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Nội dung cụ thể của thư giải trình với công ty XYZ được trình bày tại phụ lục 4.
Từ những bằng chứng KTV thu thập được, kết luận kiểm toán về khả năng hoạt động liên tục là: “Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012, khoản lỗ lũy kế của Công ty là khoảng 112,7 tỷ đồng và tổng công nợ phải trả của Công ty vượt tổng giá trị tài sản là khoảng 64,4 tỷ đồng. Khả năng tiếp tục hoạt động của Công ty theo khái niệm hoạt động liên tục phụ thuộc vào việc hoạt động có lãi trong tương lai và sự hỗ trợ từ công ty mẹ.” Kết luận này của KTV được đưa ra trong phần ý kiến kiểm toán.
Thảo luận: KTV tiến hành thảo luận với ban giám đốc công ty XYZ lần cuối và xác nhận có sự bất đồng về chênh lệch 12 tỷ trong khoản mục công nợ phải trả. KTV đã đưa vấn đề này vào mục “Hạn chế kiểm toán” trong phần “Báo cáo kiểm toán độc lập” của báo cáo kiểm toán. Và ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính của công ty XYZ là ý kiến ngoại trừ.