Trên các bằng chứng kiểm toán thu được, KTV sẽ đánh giá và ghi vào mục 43 - Kiện tụng và bồi thường; Tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết. Nếu khả năng xảy ra các khoản nợ này là thấp hoặc không trọng yếu thì KTV sẽ không trình bày trên báo cáo tài chính, ngược lại, nếu khả năng xảy ra các khoản nợ này là tương đối hoặc quy mô được ước lượng là tương đối thì KTV sẽ trình bày các khoản nợ này trên báo cáo tài chính.
1.2.3.2. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính. chính.
Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán và lập báo cáo tài chính được hiểu llaf những sự kiện có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày khóa sổ lập báo cáo tài chonhs để kiểm toán, đến ngày ký báo cáo kiểm toán; và những sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán. Các kỹ thuật kiểm toán viên áp dụng trong bước công việc này như sau:
Xem xét tài liệu: Xem xét các giấy tờ, thủ tục mà đơn vị quy định về đánh giá các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán và các báo cáo nội bộ về vấn đề này. Rà soát các biên bản họp của Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính, kế cả những vấn đề chưa được ghi vào biên bản. Xem xét sổ sách kế toán sau ngày khóa sổ.
Phỏng vấn: Phỏng vấn ban giám đốc, luật sư của công ty để biết những sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán.
Nếu các bằng chứng kiểm toán cho thấy các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ đến trước ngày ký báo cáo kiểm toán có khả năng ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, KTV của DFK sẽ thảo luận vấn đề này với Ban giám đốc và yêu cầu điều chỉnh báo cáo tài chính. Trong trường hợp đơn vị không chấp nhận sửa đổi báo cáo tài chính
hoặc không công bố thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính thì DFK sẽ phát hành báo cáo kiểm toán với ý kiến “chấp nhận từng phần” hoặc “không chấp nhận”.
Kết quả đánh giá các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán sẽ được trình bày trong hồ sơ kiểm toán tại mục 46 của hồ sơ kiểm toán.