Các giải pháp hoàn thiện vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán DFK Việt Nam

Một phần của tài liệu Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam chi nhánh Hà Nội thực hiện (Trang 91)

- Xây dựng nhà xưởng cho thuê và cung cấp các dịch vụ liên quan (Hoạt động A); và Tư vấn quản lý, tư vấn đầu tư, nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận (Hoạt động B).

3.2.Các giải pháp hoàn thiện vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán DFK Việt Nam

5. Xác nhận của Ban Giám đốc

3.2.Các giải pháp hoàn thiện vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán DFK Việt Nam

toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán DFK Việt Nam thực hiện.

Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán:

Khắc phục nhược điểm của đánh giá rủi ro bằng cách xây dựng hàm ước tính rủi ro: Hiện tại, khi DFK đang đánh giá mức độ rủi ro bằng kinh nghiệm của KTV, theo ý kiến đề xuất của tôi, công ty có thể xây dựng một hàm ước tính rủi ro theo giá trị, sau đó sẽ quy các mức giá trị đó thành mức độ rủi ro cao, trung bình hay thấp. Trên thực tế, xây dựng hàm ước tính rủi ro là một điều rất khó khăn, tuy nhiên nếu xây dựng được, thì kết quả đánh giá rủi ro sẽ sát với thực tế hơn, từ đó KTV có những quyết định đúng đắn hơn.

Xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê để khắc phục nhược điểm về thông tin cho phân tích: Đây là cách duy nhất để ta có được những thông tin sử dụng trong phân tích xu hướng ngành. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê đã được áp dụng ở một số nước trên thế giới, tuy nhiên việc này thực sự khó khăn ở Việt Nam, khi mà các doanh nghiệp không muốn công bố những thông tin về công ty mình. Tuy nhiên chỉ có cách xây dựng một kho dữ liệu thống kê làm cơ sở, thì KTV mới có dữ liệu để đánh giá xu hướng phát triển của công ty so với ngành, khắc phục được nhược điểm về phân tích xu hướng trong kiểm toán.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán:

Thực hiện đầy đủ và chặt chẽ các thủ tục đánh giá hệ thống KSNB: KTV có thể dành nhiều thời gian hơn để thực hiện các thủ tục này, vì đánh giá hệ thống KSNB là một công việc rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến những thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết sau này.

Khắc phục nhược điểm của thủ tục kiểm kê: Dùng nhãn đánh dấu trong kiểm kê và thực hiện kiểm kê lại 2 đến 3 lần đối với những đối tượng kiểm kê có nguy cơ sai số cao như nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang,…

Khắc phục nhược điểm của thủ tục phỏng vấn: Sử dụng bảng câu hỏi đa dạng, đan xen giữa những câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Đối với những vấn đề có tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, KTV nên đặt những câu hỏi mở dể người được phỏng vấn có thể thoải mái đưa ra câu trả lời.

Chẳng hạn như trong quá trình phỏng vấn về hệ thống KSNB của công ty ABC, hầu như KTV chỉ đặt ra những câu hỏi đóng như: “Công ty có lập sổ đăng ký tài sản cố định theo nguyên giá và hao mòn lũy kế không?” “Sổ đăng ký này có được kiểm tra và phê duyệt bởi người có thẩm quyền không?” “TSCĐ có được đánh số và dán nhãn thứ tự để tiện cho việc theo dõi và quản lý không?”… chủ yếu những câu hỏi KTV đưa ra đều là những câu hỏi trả lời “Có” hay “Không”. Theo đề xuất khắc phục của tôi, DFK nên kết hợp những câu hỏi mở như sau: “Công ty theo dõi giá trị của TSCĐ như thế nào?” hay “Khi có TSCĐ mới, công ty thực hiện theo dõi tài sản này ra sao?”… Những câu hỏi này không hướng người trả lời theo 1 đáp án nhất định nào, mà người được phỏng vấn sẽ phải trả lời toàn bộ những nội dung liên quan trong thực tế. Từ đó, lượng thông tin mà KTV thu thập được sẽ nhiều hơn và giúp cho kết luận của KTV sát thực hơn.

Khắc phục nhược điểm của thủ tục gửi thư xác nhận: Yêu cầu khách hàng gửi thư xác nhận sớm nhất có thể, và càng gần thời điểm 31 tháng 12 càng tốt. Đồng thời, yêu cầu khách hàng liên tục cập nhật những thông tin về thư xác nhận để có thể lập tức gửi thư xác nhận lần 2 hoặc liên lạc trực tiếp hoặc có những thủ tục khác để thực hiện thay thế.

Khắc phục nhược điểm về thiếu sự tham gia của chuyên gia: Xem xét kỹ về nhu cầu sử dụng chuyên gia và sớm bổ sung chuyên gia vào đội ngũ kiểm toán viên: Chẳng hạn như TSCĐ, TSCĐ là khoản mục có giá trị lớn với thời gian sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, do những thay đổi của tiến bộ khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị của DN có thể bị giảm giá trị và lạc hậu rất nhanh, đặc biệt là những ngành kỹ thuật cao, chu kỳ sản phẩm ngắn hoặc TSCĐ vô hình. Việc đánh giá giá trị TSCĐ đối với các KTV là khó khăn, độ chính xác không cao do KTV không có được những kiến thức chuyên sâu cần thiết. Do đó, để đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tìm hiểu về khách hàng, KTV cần cân nhắc việc sử dụng ý kiến của chuyên gia nhằm đảm bảo chất lượng của các ý kiến đánh giá. Việc thuê chuyên gia tư vấn cần được tính toán để đảm bảo chi phí kiểm toán được hợp lý.

Giai đoạn kết thúc kiểm toán:

Khắc phục nhược điểm về phân tích: Nhóm trưởng nên giám sát và trực tiếp thực hiện thủ tục phân tích vào giai đoạn kết thúc kiểm toán. Như đã đề cập, thủ tục phân tích ở giai đoạn cuối này rất quan trọng và nó sẽ là chìa khóa để tìm ra những bằng chứng kiểm toán cuối cùng trong quá trình kiểm toán. Do đó, theo đề xuất của tôi, DFK nên

giao cho trưởng nhóm trực tiếp thực hiện thủ tục này và cần thực hiện đầy đủ trong các cuộc kiểm toán.

KẾT LUẬN

Bằng chứng kiểm toán là nhân tố quan trọng nhất giúp kiểm toán viên đưa ra được kết luận kiểm toán một cách trung thực và hợp lý. Để có được những bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao và có tính thuyết phục lớn, các kiểm toán viên cần nắm được các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán và cách vận dụng của chúng trong các trường hợp cụ thể. Việc am hiểu và vận dụng các kỹ thuật một cách linh hoạt có tính chất quyết định đối cới chất lượng và sự thành công của cuộc kiểm toán. Chính vì thế, trong quá trình thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên cần biết lựa chọn các kỹ thuật này một cách thích hợp và vận dụng chúng một cách linh hoạt.

Chuyên đề đã đề cập đến cách vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong thực tế tại công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam. Thực tế cho thấy, việc vận dụng các kỹ thuật là vô cùng đa dạng và phong phú. Chuyên đề cũng đã cố gắng chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm và cách khắc phục đối với thực trạng của công ty.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Giáo viên hướng dẫn của em, TS.

Nguyễn Thị Mỹ, cô đã giúp đỡ rất nhiệt tình và hướng dẫn rất tỉ mỉ cho em trong suốt thời gian thực hiện Chuyên đề này.

Cuối cùng, mặc dù đã rất cố gắng trải nghiệm và thể hiện trên Chuyên đề thực tập, tuy nhiên do hạn chế về kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân, nên bài viết của em chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Em kính mong cô giáo và các thầy cô trong Viện góp ý để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Công ty Kiểm toán DFK Việt Nam.

CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN

Khách hàng: A0

Kỳ kế toán:

Tiền

Một phần của tài liệu Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam chi nhánh Hà Nội thực hiện (Trang 91)