Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp sử dụng lao động về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam (Trang 47)

d) Chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng

1.4.4. Kinh nghiệm của Thái Lan

Tại Thái Lan, để đánh giá chất lượng đào tạo ở các trường ĐH, năm 1996, Bộ Đại học đã xây dựng bộ tiêu chí gồm 9 lĩnh vực với 26 tiêu chí. Đó là: (1) sứ mệnh, mục tiêu, kế hoạch, (2) giảng dạy và học tập, (3) hoạt động vui chơi giải trí của sinh viên, (4) hoạt động nghiên cứu, (5) dịch vụ giáo dục phục vụ xã hội, (6) giữ gìn văn hóa và nghệ thuật, (7) quản lý hành chính, (8) tài chính, (9) đảm bảo và nâng cao chất lượng. Bộ tiêu chí này có một số chỉ tiêu tương đồng với bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng các trường ĐH ở Việt Nam.

Thời gian đầu, chỉ có một số trường ĐH tham gia đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo theo bộ tiêu chí trên. Đến nay, hầu hết các trường ĐH ở Thái Lan đã thực hiện công việc này một cách định kỳ.

Thái Lan đã đưa ra 2 mức đánh giá và đảm bảo chất lượng: bên trong và bên ngoài. Các trường trong giai đoạn đầu mới chỉ chú trọng đến đánh giá bên trong (tương tự như tình hình ở Việt Nam hiện nay). Nhưng đến năm 2003, Thái Lan đã có cải tổ lớn về cơ cấu tổ chức Nhà nước về GDĐH với sự thành lập Bộ Giáo dục, Tôn giáo và Văn hóa, trong đó có Ủy ban GDĐH, đồng thời thành lập một cơ quan độc lập không thuộc Bộ này là Cơ quan tiêu chuẩn giáo dục quốc gia và đánh giá chất lượng

48

để thực hiện việc đánh giá bên ngoài và cấp chứng chỉ do các chuyên gia của cơ quan này thực hiện (Trần Khánh Đức, 2004).

Các trường ĐH của Thái Lan cũng nhận thức được đầy đủ hơn tầm quan trọng của việc kiểm định và đánh giá chất lượng đào tạo cả từ bên trong lẫn bên ngoài, xem đây là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng và củng cố vị thế của GDĐH Thái Lan trong cuộc cạnh tranh khu vực và toàn cầu. Tại trường ĐH Chulalongkorn đã thành lập Ban Đảm bảo chất lượng cấp trường và các Hội đồng Đảm bảo chất lượng cấp Khoa để chủ động định kỳ thực hiện việc kiểm định bên trong và mời chuyên gia thực hiện kiểm định bên ngoài. Trên cơ sở đó, trường đã xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng đào tạo nói riêng và kế hoạch phát triển trường nói chung. Đến nay, Đại học Chulalongkorn đã có thứ hạng cao trong khu vực và trên thế giới (xếp thứ 19 trong khu vực Đông Á và thứ 138 trên thế giới – theo xếp hạng của Tạp chí The World University Ranking năm 2009).

Một kênh quan trọng khác trong đánh giá ngoài là ý kiến phản hồi của các cựu sinh viên và người sử dụng lao động. Chẳng hạn, Đại học Assumption cứ 2 năm/lần lại tiến hành khảo sát tình hình việc làm của SVTN và lấy ý kiến của người sử dụng lao động (Assumption University of Thailand, 2013).

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp sử dụng lao động về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)