Phân tích chi tiết các chỉ số chất lượng 1 Theo nhóm các tiêu chí

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp sử dụng lao động về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam (Trang 113)

x 100% Tổng số lần lựa chọn của tất cả các tiêu chí

4.3.2. Phân tích chi tiết các chỉ số chất lượng 1 Theo nhóm các tiêu chí

4.3.2.1. Theo nhóm các tiêu chí

Trong số 21 tiêu chí phản ánh kỹ năng, mặc dù đều bị đánh giá chất lượng còn thấp, cảm nhận thực tế đều nhỏ hơn kỳ vọng và đều thiếu hụt so với mong đợi, nhưng có thể nhận thấy có những kỹ năng được đánh giá thấp hơn.

Kết quả cụ thể đã được trình bày ở Phụ lục 12a, 12b và 3 kỹ năng được đánh giá thấp nhất trong mỗi nhóm được tổng hợp ở bảng 4.7 như sau:

Bảng 4.7: 3 tiêu chí kỹ năng bị đánh giá thấp nhất trong mỗi nhóm

STT Khối Kỹ thuật-Công nghệ STT Khối Kinh tế-Quản lý

Nhóm Kỹ năng kỹ thuật Nhóm Kỹ năng kỹ thuật

1. Khả năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế

1. Khả năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế

114

3. Khả năng tư duy logic 3. Khả năng cập nhật kiến thức mới

Nhóm Kỹ năng nhận thức Nhóm Kỹ năng nhận thức

1. Năng lực tổ chức, điều hành 1. Năng lực tổ chức, điều hành 2.

Khả năng chịu áp lực 2. Tính ham học và khả năng tự học 3. Tính ham học và khả năng tự học 3. Thái độ tích cực với tổ chức

Nhóm Kỹ năng xã hội và hành vi Nhóm Kỹ năng xã hội và hành vi

1. Tính kỷ luật 1. Kỹ năng đàm phán

2. Kỹ năng làm việc nhóm 2. Tính kỷ luật

3. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử 3. Kỹ năng làm việc nhóm Bảng trên đã cho phép rút ra một số nhận xét như sau:

 Đối với nhóm Kỹ năng kỹ thuật, là nhóm được đánh giá chất lượng thấp nhất trong 3 nhóm:

- Tiêu chí “Khả năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế” vẫn là tiêu chí kỹ năng bị đánh giá thấp nhất và thiếu hụt nhiều nhất so với mong đợi của các DN đối với cả 2 khối ngành.

- Hai tiêu chí bị đánh giá chất lượng thấp tiếp theo lại khác nhau đối với 2 khối ngành. Nếu SVTN khối ngành Kỹ thuật-Công nghệ bị đánh giá yếu hơn ở “Trình độ ngoại ngữ” và “Khả năng tư duy logic” thì SVTN khối ngành Kinh tế-Quản lý lại bị đánh giá yếu hơn ở “Kiến thức chuyên ngành” và “Khả năng cập nhật kiến thức mới”.

 Đối với nhóm Kỹ năng nhận thức:

- “Năng lực tổ chức, điều hành” đều bị đánh giá chất lượng thấp nhất trong nhóm đối với cả 2 khối ngành.

- Một kỹ năng khác cũng bị đánh giá thấp đối với cả 2 khối ngành, chính là “Tính ham học và khả năng tự học”.

- Tiêu chí thứ 3 trong 3 tiêu chí kỹ năng bị đánh giá thấp nhất đối với 2 khối ngành Kỹ thuật-Công nghệ là “Khả năng chịu áp lực” và đối với khối ngành Kinh tế-Quản lý là “Thái độ tích cực đối với tổ chức”.

 Đối với nhóm Kỹ năng nhận thức:

- Hai tiêu chí đều bị đánh giá thấp nhất trong nhóm đối với cả 2 khối ngành là “Tính kỷ luật” và “Kỹ năng làm việc nhóm”.

- Sự khác biệt giữa 2 khối ngành nằm ở tiêu chí thứ 3 trong nhóm là “Kỹ năng giao tiếp, ứng xử” đối với khối Kỹ thuật-Công nghệ và “Kỹ năng đàm phán” đối với khối Kinh tế-Quản lý.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp sử dụng lao động về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)