Các DN lớn (tập đoàn, tổng công ty) nên thành lập các Trung tâm bồi dưỡng liên tục (hay bồi dưỡng sau đào tạo)

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp sử dụng lao động về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam (Trang 153)

liên tục (hay bồi dưỡng sau đào tạo)

Nên coi đây là một công đoạn cần có của quá trình đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động, đặc biệt đối với SVTN mới được tuyển dụng, nhằm tạo ra chất lượng hoàn chỉnh theo yêu cầu của DN. Các DN này cũng nên thành lập các phòng thí nghiệm chuyên ngành, kể cả các Viện nghiên cứu, để các cử nhân, kỹ sư có điều kiện nghiên cứu, sáng tạo.

154

5.2.4. Đối với sinh viên

Thứ nhất, sinh viên cần có động cơ, tinh thần và thái độ học tập đúng đắn. Để có

được kết quả học tập tốt và đặc biệt là để có đủ năng lực đáp ứng được những đòi hỏi của thực tế sản xuất và đời sống, sinh viên cần xác định rõ mục tiêu là học cho mình, học để làm việc, để có được cuộc sống tốt đẹp trong tương lai và đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Cần khắc phục ngay tình trạng học tập mang tính đối phó, học để thi, học để có tấm bằng, …, đang khá phổ biến hiện nay. Điều này sẽ góp phần tạo nên một nền giáo dục “thực học”, có chất lượng, thay cho một nền giáo dục kém thực chất và xa rời thực tế.

Sinh viên cũng cần thay đổi phương pháp học tập chuyển từ việc tiếp thu kiến thức một cách thụ động sang tiếp thu một cách sáng tạo, có phân tích, phê phán và chọn lọc. Chuyển dần quá trình “được đào tạo” sang quá trình “tự học, tự đào tạo”. Có như vậy, những đổi mới về muc tiêu, nội dung, chương trình đào tạo mới có hiệu quả và chất lượng đào tạo mới được nâng cao.

Thứ hai, thực tế cho thấy, những kiến thức và kỹ năng mà các trường ĐH cung

cấp cho sinh viên mới chỉ mang tính chất nền tảng, ban đầu và rất khó có thể đầy đủ, đáp ứng được mọi nhu cầu. Trong khi đó, yêu cầu thực tế tại DN lại rất đa dạng và không ngừng thay đổi. Vì vậy, trong quá trình học tập tại nhà trường và ngay cả sau khi được tuyển dụng vào làm việc trong DN, sinh viên cần phải liên tục tự học tập, tự rèn luyện, bồi dưỡng để nâng cao trình độ và năng lực của mình theo phương châm “học liên tục, học suốt đời”. Chẳng hạn đối với trình độ ngoại ngữ và kỹ năng công nghệ thông tin, mặc dù đã được đưa vào chương trình đào tạo của các trường ĐH, nhưng yêu cầu của các DN trong một số loại hình, lĩnh vực là rất cao (như DN FDI, DN trong lĩnh vực ĐTVT-CNTT, …) Điều này đã được phản ánh qua kết quả đánh giá đã được trình bày trong chương 4. Do bị giới hạn bởi khung chương trình và thời gian đào tạo, các trường ĐH khó có thể tăng liều lượng các môn học này lên một cách đáng kể. Do đó, sinh viên cần phải tự học, tự chuẩn bị thêm cho mình các kiến thức kỹ năng về ngoại ngữ và công nghệ thông tin ngoài những gì mà nhà trường đã trang bị. Điều này là hoàn toàn có thể thực hiện đượcvà cũng là yêu cầu mà tất cả các DN đều đặt ra cho người lao động. Nếu không có được kỹ năng này (tính ham học và khả năng tự học) thì người lao động không thể đáp ứng được yêu cầu của DN và rất dễ bị đào thải.

Thứ ba, hiện nay nhiều kỹ năng “mềm” mà DN yêu cầu (làm việc nhóm, giao tiếp, ứng xử, đàm phán, thuyết trình, …) chưa được đưa vào các chương trình đào tạo chính khóa hoặc mới chỉ được đề cập đến ở mức rất hạn chế. Để rèn luyện các kỹ năng này, sinh viên cần tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, các chương trình ngoại khóa, các hoạt động xã hội, … Điều này cũng làm phong phú thêm đời sống học đường và tăng thêm sự hiểu biết của sinh viên về các vấn đề xã hội và hỗ trợ cho họ trong việc nâng cao hiệu quả làm việc trong DN.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 5

Chương 5 đã tổng kết lại kết quả nghiên cứu của luận án và ý nghĩa của nó về mặt lý luận và thực tiễn. Vì đây là một nghiên cứu cá nhân nên sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế trong nghiên cứu. Từ việc nhận thức được các hạn chế, luận án cũng đã đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

155

Dựa trên thực trạng chất lượng đào tạo đại học và chất lượng NNL ở chương 2 và kết quả điều tra khảo sát các DN sử dụng lao động ở chương 4, chương 5 của luận án cũng đã đưa ra một số các khuyến nghị với các bên có liên quan như Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường ĐH, các DN và bản thân người học và người lao động làm việc trong DN, nhằm nâng cao chất nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH đáp ứng yêu cầu của DN sử dụng lao động ở Việt Nam và làm cho họ hài lòng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp sử dụng lao động về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam (Trang 153)