Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp đào tạo

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp sử dụng lao động về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam (Trang 145)

Đây là yêu cầu được phần lớn các DN đặt ra trong quá trình khảo sát và cũng là ý kiến của nhiều chuyên gia. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng “nói chung các trường đại học đã không làm tốt việc cập nhật chương trình giảng dạy của mình. Các trường vẫn đào tạo theo chương trình cũ, lạc hậu. Cần phải có một sự thay đổi to lớn” (Dự án Giáo dục đại học 2, 2012: 97).

Phân tích các kết quả thu được ở chương 4 cũng cho thấy, hầu hết các kỹ năng mà DN yêu cầu với SVTN chưa được các cơ sở đào tạo quan tâm đúng mức khi xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo. Trong đó, bất cập lớn nhất đối với SVTN của cả 2 khối ngành Kỹ thuật-Công nghệ và Kinh tế-Quản lý, chính là khả năng vận dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế.

Để khắc phục yếu kém này, cần xuất phát từ mục tiêu đào tạo là cung cấp nhân lực phục vụ yêu cầu SXKD của DN. Vì vậy, các chương trình đào tạo cần được xây dựng theo hướng tập trung giúp cho người học hình thành và phát triển các kỹ năng nghề nghiệp, nhanh chóng thích ứng được với những yêu cầu của công việc trong DN

146

hiện nay và những thay đổi trong tương lai. Ở đây, có 2 nhóm công việc cần phải thực hiện:

Trước mắt, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần khẩn trương chỉ đạo các trường rà soát lại các chương trình khung, chương trình môn học, các học phần để loại bỏ các nội dung lạc hậu, ít thiết thực đối với hoạt động nghề nghiệp của người học sau này. Giảm tỷ lệ lý thuyết, tăng tỷ lệ thực hành, chú trọng các kiến thức chuyên ngành và liên ngành. Đặc biệt, trong chương trình đào tạo, cần dành thời gian thích đáng cho việc rèn luyện khả năng ứng dụng thực tế bằng việc cung cấp cho sinh viên nhiều hơn những kinh nghiệm và kỹ năng thực hành, ứng dụng, thông qua các bài tập, thí nghiệm, thiết kế và thực hiện dự án, thực tập tại DN.

Cùng với việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, khả năng tư duy logic, sinh viên khối ngành Kỹ thuật-Công nghệ cũng cần được rèn luyện nhiều hơn để nâng cao năng lực nghiên cứu, sáng tạo, tính kỷ luật trong công việc. Đối với khối ngành Kinh tế-Quản lý, cũng cần dành thời lượng nhiều hơn trong chương trình đào tạo cho việc cung cấp các kiến thức chuyên ngành và rèn luyện các kỹ năng “mềm” mà DN yêu cầu (năng lực tổ chức điều hành, kỹ năng đàm phán, khả năng làm việc nhóm, …).

Về lâu dài, cần thay đổi một cách căn bản cách tiếp cận trong việc xây dựng chương trình đào tạo ở cả cấp độ chương trình khung (do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định) và cấp độ chương trình cụ thể (do các trường ĐH xây dựng và thực hiện). Cần chuyển từ cách tiếp cận nội dung (Content Approach) hiện nay với với mục tiêu truyền thụ kiến thức tối đa cho người học sang cách tiếp cận mới. Đó là cách tiếp cận mục tiêu (Objective Approach), hay cao hơn là cách tiếp cận phát triển (Developmental Approach). Trong 2 cách tiếp cận mới này, vấn đề quan trọng không phải khối lượng kiến thức truyền thụ mà là năng lực hành động thực tiễn của người học do quá trình đào tạo mang lại sau khi kết thúc khóa học. Cụ thể là họ sẽ làm được gì sau khi tốt nghiệp và do đó họ cần được trang bị các kiến thức và kỹ năng gì để có thể hành nghề. Các chương trình đào tạo cũng cần được thiết kế với nhiều hình thức linh hoạt và đa dạng, tạo cơ hội cho sinh viên chủ động tìm kiếm, thu thập thông tin, phát huy được một cách tối đa năng lực cá nhân, nhanh chóng thích ứng được với các nhu cầu đa dạng và không ngừng biến đổi của thị trường lao động. Để làm được việc này, các trường ĐH cần hết sức coi trọng ý kiến của các DN. Các thông tin phản hồi từ DN, từ các cựu sinh viên về nội dung, chương trình đào tạo, về mức độ hữu ích hoặc sự thiếu hụt của các kỹ năng, …, cần được các trường tiếp thu và xử lý kịp thời để có những sửa đổi, bổ sung cần thiết.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tăng quyền chủ động và khuyến khích các trường xây dựng các chương trình đào tạo khác nhau đối với cùng một ngành nghề đào tạo để tạo ra sự đa dạng và thúc đẩy cạnh tranh giữa các trường trong việc cung cấp cho DN các sản phẩm đa dạng, mang tính đặc thù của từng cơ sở đào tạo. Khi đó, cả sinh viên và DN đều có nhiều cơ hội để lựa chọn và đánh giá các chương trình cũng như chất lượng đào tạo.

Các chương trình đào tạo chất lượng cao như Chương trình tiên tiến, Chương trình cử nhân và kỹ sư tài năng đã được triển khai ở một số trường trong 10 năm vừa qua cần được tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để có thể được nhân rộng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, cần đầu tư để nhập và biên dịch một số giáo trình nước ngoài. Tổ chức liên kết các trường để khai thác nguồn tư liệu mở (Open Educational Resssources – OER) là các giáo trình của một số trường ĐH lớn trên thế giới đã được UNESCO khuyến cáo các nước khai thác, sử dụng. Đây là một trong những giải pháp

147

quan trọng để các trường ĐH của Việt Nam tiếp cận được với chương trình đào tạo của các trường ĐH lớn trên thế giới theo các chuẩn mực quốc tế và đào tạo được đội ngũ nhân lực có trình độ cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động khu vực và trên thế giới.

Cùng với việc đổi mới chương trình, các trường ĐH cũng cần nhanh chóng đổi mới phương pháp giảng dạy. Việc đổi mới này cần tiến hành đồng thời với các nội dung:

- Chuyển từ dạy kiến thức sang dạy cách học, phương pháp tư duy, giải quyết vấn đề - Phát huy tính chủ động của người học, khắc phục lối truyền thụ kiến thức một

chiều

- Sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông.

- Tạo ra sự tương tác giữa người dạy và người học thông qua các trao đổi, xêmina. - Khuyến khích và tạo điều kiện để sinh viên tham gia đánh giá môn học, chương

trình và giảng viên như một hoạt động bình thường trong quá trình đổi mới phương pháp dạy và học.

Việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo cần phải được tiến hành một cách đồng bộ và gắn liền với việc xây dựng đội ngũ giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, thư viện, …, phục vụ cho việc dạy và học và đổi mới công tác quản lý GDĐH. Có như vậy, việc đổi mới này mới đem lại hiệu quả, nâng cao được chất lượng đào tạo và đáp ứng được nhu cầu của các DN.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp sử dụng lao động về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam (Trang 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)