d) Chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng
1.3.3.2. Nhóm nhân tố liên quan đến đối tượng được đánh giá
Khối ngành đào tạo của sinh viên tốt nghiệp
NNL trình độ ĐH trong DN được tuyển dụng từ nhiều cơ sở đào tạo khác nhau, thuộc nhiều ngành đào tạo khác nhau, tùy theo nhu cầu về công việc trong DN. Nhưng nhìn chung, người ta có thể nhóm nhân lực chủ yếu trong DN thành 2 khối ngành đào tạo chủ yếu: (1) Kỹ thuật-công nghệ và (2) Kinh tế-quản lý.
Đánh giá của các DN về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH cũng như sự hài lòng của họ chịu sự tác động, ảnh hưởng của ngành đào tạo. Chẳng hạn như kỹ năng thuyết trình hay đàm phán đối với nhân lực được đào tạo từ khối ngành kinh tế có thể được coi là quan trọng hơn so với nhân lực được đào tạo từ khối Kỹ thuật- công nghệ. Hay như tính kỷ luật trong công việc đối với khối ngành Kỹ thuật-Công nghệ thường được đánh giá quan trọng hơn với khối ngành Kinh tế-quản lý bởi kỹ năng này có liên quan trực tiếp đến kỷ luật, an toàn lao động.
Sự khác biệt trong yêu cầu đối với các kỹ năng được đào tạo của SVTN ĐH theo các khối ngành đào tạo khác nhau sẽ sẽ dẫn đến những sự khác biệt trong đánh giá chất lượng, cũng như sự hài lòng.
Tuy nhiên, cũng có một thực tế cần lưu ý, không phải lúc nào ngành nghề đào tạo cũng trùng với yêu cầu chuyên môn của vị trí công việc mà người lao động được phân công đảm nhận trong các doanh nghiệp. Đối với không ít các trường hợp, do yêu cầu của công việc, do năng lực và nguyện vọng của SVTN, …, họ có thể được bố trí vào các vị trí khác với chuyên ngành được đào tạo (ví dụ như SVTN ngành kiểm toán được giao công việc hành chính, kỹ sư tốt nghiệp ngành cơ khí sau một thời gian làm việc được phân công làm quản lý, …). Khi đó, yêu cầu về từng loại kỹ năng sẽ thay đổi và đi kèm theo đó là sự đánh giá của DN đối với SVTN cũng sẽ thay đổi.
Loại hình đào tạo
Trước kia, nhân lực trình độ ĐH có thể được đào tạo từ 2 loại hình đào tạo truyền thống là: tập trung và không tập trung. Hình thức đào tạo tập trung (hay còn gọi là đào tạo chính quy). Hình thức đào tạo không tập trung (còn gọi hệ tại chức, vừa làm vừa học). Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, đã xuất hiện thêm các hình thức đào tạo mới như đào tạo từ xa, đào tạo online.
Theo các quy định hiện hành, văn bằng của các hệ đào tạo này đều có giá trị pháp lý như nhau và không có sự phân biệt đối xử trong tuyển dụng, bố trí công việc và đánh gía giữa SVTN hệ tập trung và các hệ khác.
Tuy vậy, trên thực tế, các DN thường đánh giá cao chất lượng đào tạo của hệ chính quy hơn các hệ đào tạo khác như hệ tại chức, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa. Gần đây, một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đã đưa ra các yêu cầu khắt khe hơn trong việc tuyển dụng SVTN các hệ đào tạo không chính quy, thậm chí không tuyển dụng SVTN các hệ đào tạo này. Điều này không phải không có cơ sở và nó sẽ có tác động về mặt tâm lý không nhỏ đến việc đánh giá sự hài lòng của DN đối với SVTN các hệ đào tạo khác nhau.
Loại hình trƣờng và uy tín của cơ sở đào tạo
Trong những năm gần đây, bên cạnh các trường ĐH-CĐ công lập, hệ thống các trường ngoài công lập (dân lập, tư thục) cũng đã được hình thành và phát triển, tạo ra sự thay đổi về cơ cấu nhân lực trình độ ĐH. Số lượng SVTN các trường ngoài công lập được tuyển dụng vào làm việc tại các DN cũng tăng lên, đặc biệt là trong các DN ở
41
các địa phương và đối với một số ngành nghề mà các trường công lập chưa đào tạo hoặc đào tạo còn ít so với nhu cầu.
Mặc dù vậy, trong xã hội nói chung và trong các DN nói riêng, đang tồn tại một đánh giá khá phổ biến là chất lượng đào tạo ở phần lớn các trường ngoài công lập còn thấp, do chất lượng đầu vào còn thấp, sự bất cập về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, …. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến khác biệt trong việc đánh giá sự hài lòng của DN đối với chất lượng SVTN từ các trường ĐH-CĐ công lập và ngoài công lập.
Mặt khác, cho dù SVTN trường công lập hay ngoài công lập, các DN đều quan tâm đến uy tín của cơ sở đào tạo cụ thể trong đánh giá sự hài lòng về chất lượng đào tạo nhân lực. Theo một số tác giả (Ngô Thị Thanh Tùng, 2013; Nguyễn Kim Dung, 2005), điều này vừa là yếu tố tâm lý, vừa là kinh nghiệm thực tiễn của nhiều DN và có tác động đến việc đánh giá của DN về chất lượng và sự hài lòng.
Ở một số nước, điển hình là ở Nhật Bản, các DN đã đưa thứ hạng học tập của SVTN và uy tín của cơ sở đào tạo thành một tiêu chí trong việc tuyển dụng và đánh giá chất lượng lao động. Điều này cũng gần giống với tâm lý của các nhà tuyển dụng lao động ở Việt Nam, mặc dù mức độ ảnh hưởng của nhân tố này có hạn chế hơn.