Tính toán và phân tích sơ bộ các chỉ số chất lượng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp sử dụng lao động về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam (Trang 106)

x 100% Tổng số lần lựa chọn của tất cả các tiêu chí

4.2.3. Tính toán và phân tích sơ bộ các chỉ số chất lượng

Như đã trình bày ở trên, chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH có thể được phản ánh thông qua các chỉ tiêu tuyệt đối (Chỉ số chất lượng và Chỉ số chất lượng có trọng số) và cả chỉ tiêu tương đối (Mức độ đáp ứng chất lượng so với mong đợi). Trên cơ sở phân tích và xử lý dữ liệu mà luận án đã thu thập được từ 386 mẫu, kết quả thu được về các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sẽ được trình bày cụ thể như sau:

Đối với khối ngành Kỹ thuật-Công nghệ

Để đánh giá về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH khối ngành Kỹ thuật- Công nghệ, các chỉ số chất lượng, chỉ số chất lượng có trọng số, mức độ đáp ứng chất lượng so với mong đợi) đã cho thấy một số nhận xét sau (Phụ lục 9a):

Trước hết, chỉ số chất lượng của các kỹ năng đều âm, có nghĩa là mong đợi (kỳ vọng) của các DN về các kỹ năng cần phải có của SVTN ĐH đều lớn hơn cảm nhận của họ về năng lực thực tế mà các sinh viên này thể hiện trong quá trình làm việc.

Trong số các kỹ năng này, kỹ năng được đánh giá có chất lượng thấp hơn cả chính là khả năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế với chỉ số chất lượng khi chưa có trọng số là -1,4 điểm. Do kỹ năng này được đánh giá là quan trọng nhất (có trọng số về tầm quan trọng là 31,26%) nên chỉ số chất lượng có trọng số của tiêu chí trở nên trầm trọng hơn, là -1,84 điểm, tương ứng với mức độ thiếu hụt của chất lượng so với yêu cầu là 37,04%.

Hình 4.6a: Mức độ đáp ứng chất lượng so với mong đợi – Khối Kỹ thuật-Công nghệ

-15.38 -37.04 -37.04 -17.79 -10.08 -21.64 -19.27 -20.53 -17.55 -12.29 -5.79 -11.74 -13.68 -13.46 -12.73 -17.43 -13.49 -10.60 -10.00 -13.90 -7.77 -5.60 -4.17 Kiến thức chuyên ngành

Ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế

Khả năng cập nhật kiến thức mới Kỹ năng CNTT

Trình độ ngoại ngữ

Năng lực nghiên cứu, sáng tạo Khả năng tư duy logic

Năng lực tổ chức, điều hành Khả năng ra quyết định Khả năng phân tích, phê phán Kỹ năng quản lý thời gian Khả năng tự học

Hiểu biết về môi trường DN Kỹ năng giao tiếp, ứng xử

Tính kỷ luật Kỹ năng làm việc nhóm Kỹ năng thuyết trình Kỹ năng đàm phán Khả năng chịu áp lực Khả năng thích nghi Kỹ năng kiểm soát bản thân Thái độ tích cực với tổ chức

107

Các kỹ năng còn lại đều được đánh giá chất lượng còn thiếu hụt so với mong đợi của DN sử dụng lao động, với mức thiếu hụt dao động trong khoảng từ 4% đến 22%.

Hai kỹ năng được đánh giá là thiếu hụt ít nhất so với yêu cầu chính là thái độ tích cực đóng góp cho tổ chức (như việc tham gia vào các hoạt động chung của doanh nghiệp, của xã hội) và kỹ năng kiểm soát bản thân (như kiên nhẫn, tự tin, biết kiềm chế).

Nếu xét về nhóm kỹ năng thì nhóm Kỹ năng kỹ thuật có sự thiếu hụt về chất lượng nhiều nhất so với yêu cầu, với mức độ thiếu hụt lên tới 22,71%. Nhóm kỹ năng xã hội và hành vi có mức độ thiếu hụt chất lượng ít, là 12,84%.

Xét về tổng thể tất cả các kỹ năng của SVTN khối Kỹ thuật-Công nghệ, chỉ số chất lượng tổng thể có trọng số là 0,67 điểm, với mức độ thiếu hụt chất lượng so với mong đợi của DN sử dụng lao động là 14,18%.

Bảng 4.3a: Các chỉ sô chất lượng tổng thể và từng nhóm khối Kỹ thuật-Công nghệ

Khối Kỹ thuật-Công nghệ Chỉ số chất lượng (điểm) Chỉ số chất lượng có trọng số (điểm) Mức độ đáp ứng chất lượng so với mong đợi

(%)

Chất lượng nhóm Kỹ năng kỹ thuật -0,86 -0,99 -22,71 Chất lượng nhóm Kỹ năng nhận thức -0,59 -0,64 -16,38 Chất lượng nhóm Kỹ năng XH và

hành vi -0,52 -0,53 -12,84

Chất lượng tổng thể -0,63 -0,67 -14,18

Đối với khối ngành Kinh tế-Quản lý

Các xu hướng trên cũng xảy ra tương tự khi đánh giá chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH khối ngành Kinh tế- Quản lý (Phụ lục 9b).

Ở tất cả các tiêu chí đánh giá kỹ năng của SVTN khối Kinh tế- Quản lý , cảm nhận thực tế đều thấp hơn mong đợi (kỳ vọng).

Hình 4.6b: Mức độ đáp ứng chất lượng so với mong đợi-Khối Kinh tế-Quản lý (%)

-22.43 -35.66 -35.66 -22.53 -18.09 -21.24 -18.82 -20.83 -13.95 -12.81 -6.92 -13.08 -12.62 -11.82 -9.23 -15.03 -15.01 -11.81 -15.82 -10.71 -7.63 -11.59 -11.97 Kiến thức chuyên ngành

Ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế

Khả năng cập nhật kiến thức mới Kỹ năng CNTT

Trình độ ngoại ngữ

Năng lực nghiên cứu, sáng tạo Khả năng tư duy logic

Năng lực tổ chức, điều hành Khả năng ra quyết định Khả năng phân tích, phê phán Kỹ năng quản lý thời gian Khả năng tự học

Hiểu biết về môi trường DN Kỹ năng giao tiếp, ứng xử

Tính kỷ luật Kỹ năng làm việc nhóm Kỹ năng thuyết trình Kỹ năng đàm phán Khả năng chịu áp lực Khả năng thích nghi Kỹ năng kiểm soát bản thân Thái độ tích cực với tổ chức

108

Chất lượng được đánh giá thấp nhất vẫn là khả năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế, có chỉ số chất lượng là -1,37 điểm, chỉ số chất lượng có trọng số là - 1,76 điểm và có mức độ thiếu hụt về chất lượng so với mong đợi của DN là 35,66%. Mặc dù vẫn thiếu hụt nhiều nhất trong số 22 kỹ năng, song có thể nhận thấy mức độ thiếu hụt này (35,66%) vẫn ít hơn so với mức độ thiếu hụt của khối Kỹ thuật-Công nghệ (37,04%).

Cũng giống như khối Kỹ thuật-Công nghệ, trình độ ngoại ngữ và khả năng tư duy logic cũng được đánh giá không cao về chất lượng, và đều có mức độ thiếu hụt khoảng hơn 20%-21% so với mong đợi của DN.

Tuy nhiên, khác với khối Kỹ thuật-Công nghệ, 2 tiêu chí kỹ năng này vẫn còn được đánh giá cao hơn 2 tiêu chí khác là kiến thức chuyên ngành và khả năng cập nhật kiến thức mới, đều có mức độ thiếu hụt chất lượng so với mong đợi tới hơn 22%.

Hai kỹ năng được đánh giá là thiếu hụt ít nhất so với yêu cầu, khác hoàn toàn với khối Kỹ thuật-Công nghệ, lại là khả năng phân tích, phản biện và khả năng thích nghi với những thay đổi.

Nếu xét về chất lượng của từng nhóm thì nhóm Kỹ năng kỹ thuật vẫn được đánh đánh giá là có chất lượng thiếu hụt nhiều hơn trong 3 nhóm, với mức độ thiếu hụt lên tới 25,7% so với yêu cầu của DN. Thiếu hụt ít nhất vẫn là nhóm Kỹ năng xã hội và hành vi. Xu hướng này cũng giống như đối với khối ngành Kỹ thuật-Công nghệ.

Tuy nhiên ở cả 3 nhóm kỹ năng, có thể dễ dàng nhận thấy điểm chỉ số chất lượng đều thấp hơn và mức độ thiếu hụt cũng lớn hơn so với khối Kỹ thuật-Công nghệ, đặc biệt là ở 2 nhóm Kỹ năng kỹ thuật và Kỹ năng xã hội và hành vi. Điều này đã dẫn đến việc chỉ số chất lượng tổng thể của khối Kinh tế sẽ thấp hơn khối Kỹ thuật-Công nghệ và mức độ thiếu hụt về chất lượng so với mong đợi cũng sẽ nhiều hơn khối ngành kia. Hay nói một cách ngắn gọn, chất lượng đào tạo khối ngành Kinh tế- Quản lý bị đánh giá thấp hơn so với khối ngành Kỹ thuật-Công nghệ.

Bảng 4.3b: Các chỉ số chất lượng tổng thể và của từng nhóm khối Kinh tế-Quản lý

Khối Kinh tế-Quản lý

Chỉ số chất lượng (điểm) Chỉ số chất lượng có trọng số (điểm) Mức độ đáp ứng chất lượng so với mong đợi

(%)

Chất lượng nhóm Kỹ năng kỹ thuật -,98 -1,12 -25,70 Chất lượng nhóm Kỹ năng nhận thức -,64 -,66 -16,08 Chất lượng nhóm Kỹ năng XH và

hành vi

-,55 -,56 -13,55

Chất lượng tổng thể -,68 -,72 -17,94

Điều này có thể được giải thích bởi mong đợi của DN về nhóm Kỹ năng kỹ thuật của khối Kinh tế-Quản lý lớn hơn khối Kỹ thuật-Công nghệ, nhưng cảm nhận thực tế của doanh nghiệp về các kỹ năng này lại thấp hơn (Hình 4.7).

109

Hình 4.7: Sự khác biệt về mong đợi và cảm nhận thực tế giữa 2 khối ngành đào tạo

Còn đối với 2 nhóm kỹ năng còn lại, mặc dù mong đợi đối với khối Kinh tế- Quản lý vẫn cao hơn so với khối Kỹ thuật-Công nghệ, nhưng cảm nhận thực tế lại cao hơn, dẫn đến việc chất lượng của 2 nhóm này đã được đánh giá tốt hơn. Tuy nhiên, do trọng số về tầm quan trọng của các kỹ năng của 2 nhóm này trong tổng số vẫn thấp hơn nhiều so với nhóm Kỹ năng kỹ thuật nên chất lượng tổng thể các kỹ năng khối ngành Kinh tế vẫn thấp hơn.

Mặt khác, xã hội thường coi các cử nhân Kinh tế-Quản lý là các nhà quản lý, còn các kỹ sư khối Kỹ thuật –Công nghệ là các nhà chuyên môn thuần túy, nên mong đợi đối với các kỹ năng của khối Kinh tế- Quản lý luôn cao hơn khối Kỹ thuật-Công nghệ. Vì vậy, mức độ thiếu hụt chất lượng của khối Kinh tế-Quản lý so với mong đợi vẫn cao hơn khối Kỹ thuật-Công nghệ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp sử dụng lao động về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)