Thúc đẩy mối liên kết giữa các trường ĐH với DN

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp sử dụng lao động về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam (Trang 151)

Hiện nay số lượng SVTN được tuyển dụng vào làm việc tại khu vực DN đã chiếm khoảng 50% tổng số SVTN có việc làm. Tỷ lệ này được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. DN đã thực sự trở thành khách hàng lớn nhất của các trường ĐH và ngày càng có vai trò chi phối với sự phát triển của GDĐH. Vì vậy, việc hợp tác, liên kết với các DN cần được các trường ĐH đặt ra như một vấn đề cơ bản, lâu dài trong chiến lược phát triển của nhà trường và cần có các giải pháp để thiết lập phát triển mối quan hệ này cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Đối với lĩnh vực hợp tác về đào tạo, các trường cần thực hiện một số công việc như sau:

- Khi thiết kế mục tiêu, xây dựng nội dung chương trình đào tạo, các trường cần đặc biệt quan tâm đến các yêu cầu cụ thể của DN với từng loại kỹ năng. Các chương trình đào tạo cần mềm dẻo, đa dạng, linh hoạt và phải sát với thực tế SXKD với các mục tiêu và cấp độ chất lượng khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của DN. Các trường nên chủ động mời các chuyên gia từ DN tham gia xây dựng chương trình, đóng góp ý kiến phản biện, tham gia giảng dạy, hướng dẫn sinh viên thực tập, làm luận văn, đồ án tốt nghiệp, …

- Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo theo đơn đặt hàng của các DN. Đào tạo nhân lực phục vụ cho các dự án lớn của quốc gia.

- Phối hợp với DN tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ (tại DN). Chú trọng các khóa đào tạo ngắn hạn, đào tạo bổ sung hoặc nâng cao kỹ năng. Đứng trước thực tế hiện nay là phần lớn SVTN đều thiếu hụt ở các mức độ khác nhau những kỹ năng làm việc mà DN yêu cầu, thì bên cạnh việc sửa đổi chương trình đào tạo cho phù hợp, các trường ĐH cần đặc biệt quan tâm đến các khóa đòa tạo này. Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy các khóa đào tạo như vậy (thường được gọi là đào tạo DN hay đào tạo các kỹ năng chuyên nghiệp-Professional Skills Training-PST) rất có hiệu quả và được các DN rất ủng hộ. Các kỹ năng được quan tâm nhiều hơn cả là các kỹ năng mềm như kỹ năng đàm phán, giao tiếp, thuyết trình, quản lý, …. Các khóa đào tạo này cần ngắn gọn, thiết thực, thường là một vài ngày đối với đào tạo ngắn hạn và 1,2 tháng đối với đào tạo online, với đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm thực tiễn.

Để tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường với DN và thị trường lao động, các trường ĐH có thể mời đại diện DN tham gia quản trị nhà trường như kinh nghiệm của nhiều trường ĐH lớn trên thế giới. Sự tham gia của người thành đạt, có tiếng nói và có hiểu biết trong các DN vào Hội đồng Trường, các hội đồng tư vấn, hội đồng chuyên môn sẽ giúp cho các trường trong việc hoạch định chiến lược phát triển, gắn nhà trường với cộng đồng DN, vì hơn ai hết họ là những người nắm được nhu cầu của DN trong hiện tại và tương lai.

Ý kiến của các thành viên đại diện cho DN trong các hội đồng cũng sẽ rất có giá trị trong việc thiết kế nội dung, chương trình đào tạo, xác định quy mô tuyển sinh, trong việc khai thác các nguồn lực từ xã hội, trong đó có nguồn lực từ chính các DN, để phục vụ cho công tác đào tạo nói riêng và sự phát triển của nhà trường nói chung.

152

Khi các trường ĐH đã xác định DN là khách hàng lớn của mình thì cũng cần đầu tư nhân lực và kinh phí một cách tương xứng cho các hoạt động liên kết giống như DN đầu tư cho nghiên cứu thị trường, marketing. Trong các trường ĐH, cần thành lập bộ phận chuyên trách (phòng, ban, trung tâm) để nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của DN, vừa làm cầu nối, vừa điều phối các hoạt động hợp tác với DN.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp sử dụng lao động về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam (Trang 151)