Kinh nghiệm của Singapore

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp sử dụng lao động về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam (Trang 46)

d) Chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng

1.4.3. Kinh nghiệm của Singapore

Đây là một quốc gia nhỏ, chỉ có 5 trường ĐH và khoảng 60 trường cao đẳng, trong đó ĐH Quốc gia Singapore là lớn nhất và tiêu biểu nhất, sau đó là ĐH Công nghệ Nanyang. Nhưng chất lượng ĐTĐH ở Singapore được đánh giá rất cao, tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho nền kinh tế nước này.

Tại ĐH Quốc gia Singapore, mục tiêu, sứ mạng của nhà trường được đặt ra rất rõ ràng. Đó là duy trì mối quan hệ cân bằng giữa bề rộng và chiều sâu của khối lượng kiến thức và kỹ năng mà sinh viên cần phải đạt được sau khóa học để đáp ứng được những yêu cầu rất đặt ra khi tham gia vào thị trường lao động trong nước và quốc tế. Muốn vậy, sinh viên phải có thói quen và lòng nhiệt tình tự học và học tập suốt đời, luôn say mê sáng tạo, khám phá và ứng dụng tri thức vào cuộc sống.

Với quan điểm sinh viên luôn là lý do đầu tiên để đảm bảo sự tồn tại của trường, ĐH Quốc gia Singapore nêu trọng tâm vấn đề trong đánh giá và đảm bảo chất lượng là

47

ý kiến phản hồi của sinh viên về nội dung, chương trình đào tạo thông qua các cuộc khảo sát do các Khoa, Viện tiến hành (đánh giá sự hài lòng của sinh viên). Việc lấy ý kiến được tiến hành thường xuyên với cả hai đối tượng là sinh viên đang theo học và sinh viên đã tốt nghiệp. Ngoài các bảng câu hỏi như ở các nước, ĐH Quốc gia Singapore còn khuyến khích sinh viên phát biểu suy nghĩ của mình về khóa học, về trách nhiệm của từng giảng viên mà họ tiếp xúc, đồng thời đề xuất các sáng kiến để đảm bảo việc giảng dạy trong nhà trường có được chất lượng và hiệu quả cao hơn. Các hình thức đánh giá khác cũng được sử dụng rộng rãi như đánh giá của đồng nghiệp, thu hình bài giảng, lấy ý kiến của Ban tư vấn hoặc Ban thanh tra đối với từng ngành đào tạo, thu thập thông tin phản hồi từ người sử dụng lao động.

Để đảm bảo tính khách quan và các chuẩn mực quốc tế trong việc đánh giá, ĐH Quốc gia Singapore và ĐH Công nghệ Nanyang thường mời các chuyên gia, các tổ chức quốc tế thuộc lĩnh vực chuyên môn tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo hoặc hợp tác với các trường ĐH, các hiệp hội, công ty lớn của Mỹ, Anh để có được các ý kiến tư vấn trong thiết kế nội dung, chương trình, tham gia chấm thi, đánh giá luận văn, luận án. Chẳng hạn, chương trình đào tạo của ngành Máy tính được Hiệp hội Máy tính của Mỹ tư vấn, giúp đỡ kiểm định. Các ngành đào tạo kỹ sư Hóa, Kết cấu, Điện, Cơ khí được các cơ quan kiểm định của Anh đánh giá. Việc đào tạo Y khoa, Nha khoa cũng thường xuyên được Hội đồng Y tế và Hội đồng Nha khoa Anh giúp xem xét đánh giá chương trình và chất lượng sinh viên. Chính vì vậy mà 2 trường ĐH này luôn được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu và sinh viên của họ thực sự là NNL chất lượng cao theo đúng các chuẩn mực quốc tế.

Qua việc xử lý thông tin từ các chủ DN và người sử dụng lao động, Cục Phát triển lao động của Singapore cũng đã thiết lập được hệ thống các kỹ năng hành nghề với 10 nhóm kỹ năng.

Mặc dù các kỹ năng này hướng nhiều hơn vào hệ thống đào tạo nghề nghiệp nhưng cũng đặt ra cho các trường ĐH, kể cả ĐH Quốc gia Singapore và ĐH Công nghệ Nanyang, các yêu cầu cụ thể trong việc thiết kế chương trình đào tạo nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp sử dụng lao động về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)