định chất lượng đào tạo
Công việc đầu tiên cần phải tập trung giải quyết là hoàn thiện Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GDĐH. Bộ tiêu chuẩn này do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và sửa đổi năm 2007 gồm 10 tiêu chuẩn với 61 tiêu chí, được xây dựng trên quan niệm chất lượng đào tạo của trường ĐH là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, phù hợp với mục tiêu GDĐHđã được quy định trong Luật Giáo dục và yêu cầu đào tạo NNL của ngành, địa phương và của cả nước. Bộ tiêu chí này đã khái quát được hầu hết các khía cạnh liên quan đến các mặt hoạt động của trường ĐH cũng như cơ chế quản lý, cho phép đánh giá được chất lượng đào tạo của nhà trường.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng bộ tiêu chuẩn này còn khá chung chung, ít tiêu chí có thể định lượng được nên khó vận dụng. Hơn nữa, phần lớn các tiêu chí được xây dựng theo cách tiếp cận đánh giá tập trung vào “đầu vào” và “quá trình” hơn là “đầu ra”. Điều này chưa phù hợp với xu thế trong đánh giá hiện nay ở nhiều nước, đặc biệt là ở Mỹ và Tây Âu, chưa thể hiện được tư tưởng đổi mới trong giáo dục đại học ở nước ta là “đào tạo theo nhu cầu xã hội”. Bởi vì, vấn đề quan trọng và cấp bách hiện nay không phải chỉ là đánh giá xem sản phẩm của ĐTĐH đã đảm bảo
150
được khối lượng kiến thức, năng lực, phẩm chất mà mục tiêu giáo dục đặt ra hay chưa, mà phải là xem sản phẩm đào tạo đó đã thực sự đáp ứng nhu cầu xã hội hay chưa, giá trị gia tăng của sản phẩm đó đã được khai thác ở mức độ nào.
Vì vậy, bộ tiêu chí này nên được sửa đổi, bổ sung thêm để hoàn thiện theo các hướng sau:
- Quan tâm một cách đầy đủ hơn đến đánh giá đầu ra bằng cách quan tâm hơn đến các tiêu chuẩn tỷ lệ SVTN, tỷ lệ sinh viên có việc làm, sự hài lòng của DN và các cơ quan tuyển dụng, … Trong bộ tiêu chuẩn của chúng ta hiện nay, liên quan đến đầu ra mới chỉ có một tiêu chuẩn (Người học), trong đó tập trung chủ yếu vào tình hình việc làm của SVTN sau 1 năm ra trường. Các tiêu chí liên quan trực tiếp đến mức độ đáp ứng với nhu cầu của xã hội (sự hài lòng của người sử dụng lao động) gần như không có hoặc chỉ có rất ít các tiêu chí gián tiếp nằm trong các tiêu chuẩn về Chương trình đào tạo và Hoạt động đào tạo. Nhìn chung, nếu so trong tổng thể 61 tiêu chí, thì các tiêu chí liên quan đến đầu ra đáp ứng nhu cầu của xã hội còn rất ít.
- Hiện nay, việc đánh giá các tiêu chí mới chỉ ở 2 mức là “đạt” và “không đạt”. Nếu thang đánh giá được xây dựng ở nhiều mức hơn (3 đến 5 mức) hoặc sử dụng trọng số cho từng tiêu chí thì sẽ dễ hình dung ra chất lượng đào tạo của trường ĐH hơn và sẽ dễ đối chiếu, so sánh giữa các trường trong hệ thống.
- Cùng với việc hoàn thiện bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo của trường ĐH, cần khẩn trương xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo và hoàn chỉnh bộ tiêu chuẩn đánh giá giảng viên vì đây là 2 nhân tố quan trọng nhất tạo nên chất lượng đào tạo.
Ngoài ra, cần xúc tiến thành lập các tổ chức kiểm định chất lượng độc lập để triển khai việc đánh giá chất lượng đào tạo ở các trường ĐH. Hiện nay ở cấp quốc gia mới chỉ có một cơ quan duy nhất là Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ở cấp trường, có các bộ phận (trung tâm, phòng) chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng đào tạo. Với lực lượng còn mỏng như vậy thì sẽ rất khó để một mình đảm đương nhiệm vụ quan trọng này. Hơn nữa, tổ chức kiểm định lại chịu sự chi phối trực tiếp của cơ quan quản lý là chưa phù hợp với nguyên tắc của kiểm định là “độc lập, khách quan” . Vì vậy, cần khuyến khích và tạo điều kiện để hình thành các cơ quan kiểm định độc lập, phi chính phủ, với sự tham gia của các hiệp hội, tổ chức xã hội và tư nhân, như ở nhiều nước đã làm.
Cần đẩy nhanh tiến độ quá trình kiểm định và công nhận kết quả đánh giá chất lượng đào tạo. Có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng và đào tạo một cách chuyên nghiệp đối với đội ngũ nhân sự đảm bảo chất lượng và tiến hành cấp chứng chỉ cho các kiểm định viên chính thức.
Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm định, đánh giá chất lượng ĐH theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Hiện nay, 2 ĐH Quốc gia và trường ĐH Cần Thơ đang sử dụng chuẩn kiểm định chất lượng của mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á (AUN-QA) để đánh giá các chương trình đào tạo của mình. Việc làm này cần được khuyến khích và mở rộng để các trường ĐH khác của Việt Nam cùng tham gia nhằm giúp các trường biết chương trình đào tạo của mình đã đạt đến cấp độ nào trên thang đánh giá của các trường tiên tiến trong khu vực, từng bước thúc đẩy sự hợp tác và tiến tới công nhận văn bằng của nhau.
Cần ban hành các quy định cụ thể về trách nhiệm và quyền lợi của các trường được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng và có biện pháp xử lý với các
151
trường không đạt tiêu chuẩn kiểm định. Ngoài việc công bố công khai kết quả kiểm định cho xã hội biết, cần sử dụng kết quả này như một căn cứ để điều tiết việc phân bổ kinh phí, hỗ trợ đầu tư, giao chỉ tiêu tuyển sinh, mở ngành đào tạo. Có như vậy, việc kiểm định mới có tác dụng và tạo ra được động lực để các trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo.