c) Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH
4.6. Kết luận chung về mô hình
Thông qua việc tính toán và phân tích các chỉ số đánh giá chất lượng và việc kiểm định các giả thuyết của mô hình, có thể rút ra một số kết luận về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH ở Việt Nam và mối quan hệ với sự hài lòng của DN sử dụng lao động, cụ thể như sau:
Mong đợi của các DN sử dụng lao động về các kỹ năng của SVTN hiện đang lớn hơn khá nhiều so với thực tế mà họ cảm nhận được. Điều đó dẫn tới các chỉ số chất lượng đều âm và mức độ thiếu hụt chất lượng tổng thể trung bình khoảng gần 20%.
Chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH khối Kỹ thuật-Công nghệ được đánh giá cao hơn khối Kinh tế-Quan lý, thể hiện ở chỉ số chất lượng cao hơn và mức độ thiếu hụt chất lượng thấp hơn. Lý do chủ yếu do kỳ vọng của các DN đối với SVTN khối ngành Kinh tế-Quản lý thường cao hơn so với khối ngành Kỹ thuật- Công nghệ.
Kỹ năng được đánh giá chất lượng yếu nhất là khả năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế, với mức độ thiếu hụt chất lượng lên tới 37,04% đối với SVTN khối ngành Kỹ thuật-Công nghệ và 35,66% đối với SVTN khối ngành Kinh tế-Quản lý . Đây cũng là kỹ năng có trọng số về tầm quan trọng cao nhất trong số các kỹ năng được đưa ra trong nghiên cứu (trọng số khoảng 30%).
Các kỹ năng khác được đánh giá chất lượng thấp tiếp theo là trình độ ngoại ngữ, khả năng tư duy logic. Riêng đối với SVTN khối Kinh tế-Quản lý, còn có cả kiến
137
thức chuyên ngành và khả năng cập nhật kiến thức mới cũng được đánh giá là còn thiếu hụt nhiều so với mong đợi của các DN sử dụng lao động.
Các DN sau thường có đánh giá về mức độ thiếu hụt chất lượng so với mong đợi lớn hơn so với các DN loại khác:
- các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Hà Nội - các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, CNTT - các doanh nghiệp có quy mô nhân lực trên 200 người
- các doanh nghiệp có tỷ lệ cán bộ có trình độ ĐH trên 30%
Mức độ hài lòng tổng thể của các DN về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH đều cao hơn mức trung bình, với giá trị trung bình khoảng gần 3,5/5 điểm. Tuy nhiên, mức độ hài lòng đối với SVTN khối Kỹ thuật-Công nghệ cao hơn so với khối Kinh tế-Quản lý.
Về thời gian đáp ứng công việc, đa phần các SVTN chỉ có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc sau khi nhận việc từ 1 đến 3 tháng (chiếm khoảng 1/3 số mẫu được hỏi). Điều đáng lưu ý là vẫn có đến gần 20% số DN thuộc mẫu nghiên cứu cho rằng phải cần đến hơn 1 năm, thậm chí là lâu hơn, SVTN mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Về mối quan hệ giữa mong đợi, cảm nhận thực tế, chất lượng với sự hài lòng, kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình đã cho thấy:
- Có mối quan hệ tương quan cùng chiều giữa chất lượng cảm nhận và sự hài lòng, nghĩa là chất lượng cảm nhận về các kỹ năng của SVTN càng cao thì sự hài lòng về chất lượng đào tạo càng cao và ngược lại
- Có mối quan hệ tương quan cùng chiều giữa thời gian đáp ứng công việc và sự hài lòng của DN sử dụng lao động
Về sự khác biệt trong đánh giá chất lượng và sự hài lòng, kết quả kiểm định thống kê đã cho thấy:
- Các DN ở Hà Nội đánh giá chất lượng và sự hài lòng thấp hơn các DN ở miền Trung và Nam Bộ
- Các DNNN và các DN FDI đánh giá chất lượng và sự hài lòng thấp hơn công ty TNHH và DN tư nhân đối với SVTN khối ngành Kỹ thuật-Công nghệ. - Các DN ĐTVT-CNTT đánh giá chất lượng và sự hài lòng thấp hơn các DN
thuộc lĩnh vực SX-CB-XD và DN TM-DV-VT.
- Có sự khác biệt trong đánh giá chất lượng và sự hài lòng theo quy mô nhân lực đối với SVTN khối ngành Kỹ thuật-Công nghệ, nhưng không có sự khác biệt đối với khối ngành Kinh tế-Quản lý
- Các DN có tỷ lệ cán bộ có trình độ ĐH từ 30% trở lên có đánh giá chất lượng thấp hơn các DN có tỷ lệ này từ 20% đến 30% đối với khối ngành Kỹ thuật- Công nghệ và thấp hơn các DN có tỷ lệ này dưới 20% đối với khối ngành Kinh tế-Quản lý
- Chất lượng và sự hài lòng đối với SVTN khối ngành Kinh tế-Quản lý được đánh giá thấp hơn khối ngành Kỹ thuật-Công nghệ.
Như vậy mô hình nghiên cứu đã định lượng được các chỉ số đánh giá chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH, đồng thời kiểm định được các giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố đến chất lượng và sự hài lòng, cũng như kiểm định được sự khác biệt trong đánh giá chất lượng và sự hài lòng giữa các DN sử dụng lao động.
138
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Chương 4 đã đánh giá được cụ thể về mặt định lượng chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH bằng cách điều tra khảo sát các DN sử dụng lao động đóng trên lãnh thổ Việt Nam để lấy ý kiến của họ về năng lực SVTN ĐH. Từ 386 ý kiến phản hồi, các chỉ số phản ánh chất lượng như chỉ số chất lượng không có trọng số, chỉ số chất lượng có trọng số, mức độ đáp ứng chất lượng so với mong đợi đã được tính toán cụ thể bằng cách so sánh giữa mong đợi với cảm nhận thực thực tế của DN về các tiêu chí đánh giá kỹ năng của SVTN.
Kết quả đã cho thấy, đối với cả 2 khối ngành Kỹ thuật - Công nghệ và Kinh tế- Quản lý, kỹ năng quan trọng nhất nhưng cũng được đánh giá là yếu nhất là khả năng ứng dụng các kiến thức chuyên ngành vào thực tế. Các chỉ số chất lượng đều âm, phản ánh mong đợi của các DN sử dụng lao động về các kỹ năng của SVTN hiện đang lớn hơn khá nhiều so với thực tế mà họ cảm nhận được. Mức độ thiếu hụt trung bình về chất lượng tổng thể so với mong đợi khoảng 15-18%.
Chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH khối Kỹ thuật-Công nghệ được đánh giá cao hơn khối Kinh tế-Quản lý. Lý do chủ yếu do kỳ vọng của các DN đối với SVTN khối ngành Kinh tế-Quản lý thường cao hơn so với khối ngành Kỹ thuật-Công nghệ.
Chương 4 của luận án cũng đi vào kiểm định các giả thuyết của mô hình về mối quan hệ giữa chất lượng và thời gian đáp ứng công việc với sự hài lòng của DN. Kết quả kiểm định đã cho thấy có mối quan hệ tương quan cùng chiều giữa chất lượng cảm nhận với sự hài lòng và giữa thời gian đáp ứng công việc với sự hài lòng.
Kết quả nghiên cứu của chương 4 sẽ cho phép luận án có những căn cứ thực tế để đề xuất những kiến nghị nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH ở Việt Nam, nhằm làm cho DN sử dụng lao động hài lòng, từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần vào sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập và phát triển.
Chƣơng 5