Các tiêu chí đã từng được sử dụng ởở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp sử dụng lao động về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam (Trang 80)

b) Mối quan hệ giữa thời gian đáp ứng công việc với sự hài lòng

3.2.1.2.Các tiêu chí đã từng được sử dụng ởở Việt Nam

Ở nước ta, trong những năm gần đây, có khá nhiều hội nghị, hội thảo về đào tạo nhân lực DN, về hợp tác giữa trường ĐH và DN trong việc đào tạo theo nhu cầu xã hội, được tổ chức ở các trường ĐH như ĐH Bách khoa Hà Nội (2007), ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh (2012), …Phần lớn các ý kiến của các nhà nghiên cứu, các trường ĐH và đại diện các DN tại các hội nghị, hội thảo thường tập trung đưa ra những nhận định chung về chất lượng, các yêu cầu và mong muốn của DN, ít có các tiêu chí cụ thể. Một số yêu cầu được đề cập đến nhiều hơn cả là SVTN cần:

- Được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của công việc - Có tính sáng tạo và có khả năng tiếp thu kiến thức mới

- Có các kỹ năng mềm như làm việc theo nhóm, giao tiếp có hiệu quả, … - Có phẩm chất đạo đức tốt

Một số các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan đến nhân lực và việc làm như như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.Hồ Chí Minh, …. cũng tập hợp rất nhiều các ý kiến của các nhà tuyển dụng về các yêu cầu rất cụ thể đối với SVTN ĐH tìm việc làm. Tuy nhiên các ý kiến này mới chỉ mang tính chất đơn lẻ và mới chỉ dừng lại ở mức độ đưa ra các yêu cầu của nhà tuyển dụng chứ chưa tiến hành khảo sát cụ thể.

Cho đến nay, ở Việt Nam, mới có rất ít các cuộc khảo sát bài bản và có quy mô để đánh giá mức độ đáp ứng với yêu cầu công việc của SVTN cũng như sự hài lòng của người sử dụng lao động về chất lượng ĐTĐH. Tuy nhiên, cũng có một số các nghiên cứu, khảo sát hoặc đề xuất các tiêu chí đánh giá dựa trên các kỹ năng mà người lao động cần có và khả năng thực tế mà họ thể hiện qua công việc được giao. Có thể nêu ra đây 5 nghiên cứu có quy mô tương đối lớn sau:

81

1) Nghiên cứu 1 (NC1): Khảo sát của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối

hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) về thị trường lao động ở Việt Nam tiến hành năm 2003. Đối tượng khảo sát là những người được tuyển dụng có trình độ cao đẳng làm việc trong các DN ở khu vực Hà Nội và các vùng lân cận. Có 8 tiêu chí chủ yếu được đưa ra để khảo sát, đó là: (1) Kỹ năng chuyên môn cụ thể liên quan đến công việc, (2) Kỹ năng thực hành liên quan đến công nghệ sử dụng trong đơn vị, (3) Kiến thức lý thuyết về công nghệ sử dụng trong đơn vị, (4) Kỹ năng viết/nói, (5) Ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp, (6) Đúng giờ, (7) Có sáng kiến cá nhân và người làm việc trong nhóm tốt, (8) Có kinh nghiệm làm việc. Ngoài ra còn và 1 tiêu chí khác (dẫn theo World Bank, 2008: 193) 2) Nghiên cứu 2 (NC2): Điều tra của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tiến hành năm

2005 về đánh giá của các DN (798 DN được khảo sát) đối với lao động có trình độ ĐH-CĐ được đào tạo từ 3 khối trường: Kinh tế, Kỹ thuật và Khối các trường còn lại. Có 9 tiêu chí được đưa ra để đánh giá: (1) Kiến thức cơ bản về chuyên môn, (2) Khả năng ra quyết định, (3) Khả năng thích nghi, (4) Khả năng làm việc độc lập, (5) Khả năng làm việc theo nhóm, (6) Khả năng sử dụng ngoại ngữ, (7) Khả năng sử dụng vi tính, (8) Khả năng giao tiếp, (9) Kỹ thuật lao động (dẫn theo Nguyễn Hữu Châu, 2008: 552).

3) Nghiên cứu 3 (NC3): Khảo sát của Ngân hàng Thế giới về mức độ thiếu hụt

các kỹ năng của SVTN ĐH so với các yêu cầu của nhà tuyển dụng tại 7 nước khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam. Số tiêu chí được đưa ra đánh giá cũng là 9 tiêu chí. Đó là: (1) Tư duy sáng tạo, (2) Kỹ năng công nghệ thông tin, (3) Trình độ tiếng Anh, (4) Kỹ năng lãnh đạo, (5) Kỹ năng giao tiếp, (6) Kỹ năng giải quyết vấn đề, (7) Thái độ làm việc, (8) Kỹ năng kỹ thuật và (9) Kỹ năng tính toán/viết (WB, 2012: 54).

4) Nghiên cứu 4 (NC4): Khảo sát của Dự án Giáo dục đại học 2 về xây dựng hệ

thống công cụ thông tin phản hồi kết quả GDĐH. Nghiên cứu này đã đưa ra 27 tiêu chí để các trường ĐH Việt Nam vận dụng khảo sát, đánh giá chất lượng đào tạo của trường mình theo đánh giá của người sử dụng lao động. Đó là: (1) Năng lực giao tiếp (Nói/Viết/Lắng nghe), (2) Năng lực ứng dụng kiến thức chuyên môn, (3) Kiến thức chuyên ngành, (4) Kỹ năng sử dụng máy tính, (5) Kỹ năng tư duy logic, (6) Khả năng khai thác sử dụng dữ liệu định lượng, (7) Khả năng phân tích, phê phán, (8) Năng lực nghiên cứu khoa học, (9) Năng lực ngoại ngữ, (10) Khả năng thích nghi với những thay đổi, (11) Tự tin vào khả năng bản thân, (12) Tính kỷ luật, (13) Tính độc lập, (14) Tính ham học hỏi, (15) Tính sáng tạo, (16) Động lực làm việc, (17) Kỹ năng quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên, (18) Hiểu biết về trách nhiệm nghề nghiệp, (19) Biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, (20) Năng lực tổ chức và điều phối nhiệm vụ, (21) Năng lực sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, (22) Năng lực nhận dạng, tổng hợp và xử lý vấn đề, (23) Năng lực lãnh đạo quản lý, (24) Kỹ năng thuyết trình, (25) Kỹ năng thương mại, (26) Tính chuyên nghiệp, (27) Tính chủ động (Dự án Giáo dục Đại học 2, 2012:173).

5) Nghiên cứu 5 (NC5): Đề tài cấp Nhà nước KX.01.04/11-15 do PGS.TS.

Nguyễn Bá Ngọc chủ trì năm 2013, đã đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng lao động chuyên môn kỹ thuật trình độ cao ở Việt Nam hiện nay, cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng chung (vĩ mô), cả về thể lực, trí lực và kết quả đầu ra. Liên quan đến đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án, có thể liệt kê

82

16 tiêu chí đánh giá chất lượng lao động liên quan đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng. Đó là: (1) Trình độ tin học và sử dụng máy tính, (2) Trình độ ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh), (3) Ý thức kỷ luật, tác phong trong lao động, (4) Lòng ham học hỏi, cầu tiến, (5) Động cơ / thái độ làm việc, (6) Tinh thần trách nhiệm, (7) Kỹ năng học và tự học, (8) Kỹ năng làm chủ bản thân, (9) Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm, (10) Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc, (11) Kỹ năng lắng nghe, (12) Kỹ năng thuyết trình, (13) Kỹ năng giao tiếp và ứng xử, (14) Kỹ năng giải quyết vấn đề, (15) Kỹ năng làm việc nhóm, (16) Kỹ năng đàm phán (Nguyễn Bá Ngọc, 2013: 50).

Ngoài 5 nghiên cứu quy mô nêu trên, gần đây còn có một số nghiên cứu hoặc ở quy mô nhỏ hơn hoặc tiến hành khảo sát cho một tỉnh hoặc cho một trường ĐH cụ thể hoặc mới chỉ là đề xuất tiêu chí, chứ chưa tiến hành khảo sát, chẳng hạn như:

- Đánh giá mức độ đáp ứng chất lượng NNL bậc ĐH theo yêu cầu của DN Đồng bằng sông Cửu Long, với bộ tiêu chí gồm 23 kỹ năng, trong đó có một số tiêu chí đặc thù như hạnh kiểm, ý thức tuân thủ chủ trương, pháp luật của Nhà nước, tạo dựng được uy tín cho trường ĐH Cần Thơ (Quan Minh Nhựt và các tác giả (2012).

- Đánh giá chất lượng ĐTĐH từ phía người sử dụng lao động - trường hợp trường ĐH Kinh tế thuộc ĐH Huế (Trịnh Văn Sơn và các tác giả (2013). Ở đây các tác giả sử dụng bảng hỏi gồm 18 tiêu chí đánh giá năng lực của SVTN trường ĐH Kinh tế thuộc Đại học Huế, đang làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và trong các DN.

- Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của SVTN ĐH qua ý kiến của người sử dụng lao động (Ngô Thị Thanh Tùng, 2013), theo đó tác giả đề xuất 16 tiêu chí trong đó đa phần là các kỹ năng mềm.

- Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.Hồ Chí Minh, 10 kỹ năng DN mong muốn ở người lao động là: (1) Nhận thức về môi trường kinh doanh, (2) Tự tin, (3) Sáng kiến, (4) Óc tổ chức, (5) Trách nhiệm cao, (6) Giao tiếp hiệu quả, (7) Thành thật, (8) Biết lắng nghe, (9) Kỹ năng thương thuyết, (10) Kỹ năng làm việc nhóm (Trần Anh Tuấn, 2013). Một điểm dễ nhận thấy là các nghiên cứu, khảo sát, đề xuất trên, dù ở quy mô lớn hay nhỏ, đều đưa ra rất nhiều các tiêu chí đánh giá. Tuy nhiên, không phải nghiên cứu nào cũng phân các tiêu chí vào các nhóm. Lý do có thể là việc phân định tiêu chí vào các nhóm là khá trừu tượng và không phải lúc nào cũng thể rạch ròi giữa các nhóm. Chỉ có một số các khảo sát phân nhóm, chẳng hạn như:

- Nghiên cứu 4 của Dự án Giáo dục đại học 2 chia 27 tiêu chí đánh giá vào 3 nhóm lớn là: (a) Kiến thức, kỹ năng và năng lực nghiệp vụ (10 tiêu chí, từ tiêu chí 1 đên tiêu chí 10), (b) Phẩm chất cá nhân (9 tiêu chí, từ tiêu chí 11 đên tiêu chí 19), (c) Kỹ năng và năng lực kinh doanh (8 tiêu chí, từ tiêu chí 20 đên tiêu chí 27). Cách phân nhóm này tương tự như cách phân nhóm của trường ĐH Texas–Pan America (Mỹ)

- Hay như nghiên cứu của Trịnh Văn Sơn và các tác giả (2013) đã chia 18 tiêu chí tương ứng với ba nhóm tiêu chí: (a) Kỹ năng làm việc cá nhân, (b) Thái độ và động cơ làm việc, (c) Năng lực chuyên môn.

- Gần đây nhất, Ngân hàng Thế giới (2013) đã tiến hành dự án khảo sát đo lường kỹ năng của đội ngũ nhân lực Việt Nam (và một số nước khác) dưới góc độ của người sử dụng lao động với tên gọi Kỹ năng hướng đến Việc làm và Năng suất.

83

Mặc dùdự án này đang được tiến hành nên kết quả khảo sát và các tiêu chí cụ thể vẫn chưa được công bố, tuy nhiên Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra một bộ kỹ năng của người lao động trong xã hội hiện đại bao gồm 3 nhóm: (a) Kỹ năng nhận thức (Cognitive skills), (b) Kỹ năng kỹ thuật (Technical skills) và (c) Kỹ năng xã hội và hành vi (Social and Behavioral skills).

Bảng 3.1: Ba nhóm kỹ năng người lao động cần có hiện nay

(nguồn: WB, 2013:15)

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp sử dụng lao động về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam (Trang 80)