Mô hình đánh giá chất lượng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp sử dụng lao động về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam (Trang 33)

d) Chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng

1.2.5. Mô hình đánh giá chất lượng

Để đánh giá chất lượng dịch vụ thường có một số mô hình nổi bật, hay được nhắc đến trong các nghiên cứu trong và ngoài nước, chẳng hạn như mô hình của Grönroos, mô hình SERVQUAL, mô hình SERVPERF. Tuy nhiên, 2 mô hình SERVQUAL và SERVPERF chủ yếu được sử dụng để đánh giá quá trình cung cấp dịch vụ chứ không phải sản phẩm đầu ra của dịch vụ nên chưa phù hợp để đánh giá chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH dưới góc độ của DN sử dụng lao động. Khách hàng thụ hưởng trực tiếp dịch vụ ĐTĐH chính lá các sinh viên và họ (cùng với các cơ sở đào tạo) mới có đầy đủ thông tin để có thể đánh giá về chất lượng quá trình đào tạo. Còn các DN sử dụng lao động chỉ là người sử dụng các sản phẩm đầu ra của ĐTĐH, chứ không phải quá trình đào tạo, nên xét dưới góc độ này, mô hình của Grönroos là tương đối phù hợp để đánh giá chất lượng.

Mô hình của Grönroos (1984) chỉ ra rằng nhận thức của khách hàng về chất lượng dịch vụ dựa trên 3 yếu tố chính: chất lượng kỹ thuật, chất lượng chức năng và hình ảnh của tổ chức, DN:

- Chất lượng kỹ thuật liên quan đến những gì khách hàng nhận được (nhận được cái gì, “What”).

- Chất lượng chức năng liên quan đến việc khách hàng nhận được sản phẩm, dịch vụ như thế nào. Nó thể hiện quá trình thực hiện dịch vụ của DN, phản ánh việc dịch vụ được cung cấp như thế nào (nhận như thế nào, “How”).

- Hình ảnh liên quan đến danh tiếng của tổ chức, DN. Hình ảnh DN được hiểu là cảm nhận hay ấn tượng chung của khách hàng về DN. Nếu DN tạo được hình ảnh tốt trong lòng khách hàng thì họ dễ dàng bỏ qua những thiếu sót xảy ra trong quá trình sử dụng dịch vụ. Grönroos cũng chỉ ra rằng hình ảnh DN là tài sản vô giá của DN và có tác động tích cực đến đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ, giá trị sản phẩm và sự hài lòng của họ.

Dựa trên các yếu tố này, sẽ hình thành nên cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Nó được đo bằng mối liên hệ giữa cảm nhận thực tế về dịch vụ với những mong đợi của họ về dịch vụ.

Dịch vụ mong đợi Cảm nhận về Dịch vụ cảm nhận chất lượng dịch vụ

Hình ảnh Truyền miệng

Nhu cầu cá nhân Kinh nghiệm Truyền thông Marketing

34

Hình 1.2: Mô hình của Grönroos (nguồn: John A. Dotchin, John S. Oakland, 1994)

Sự kỳ vọng hay sự mong đợi của khách hàng được hình thành từ 4 nguồn: thông tin truyền miệng, nhu cầu cá nhân, kinh nghiệm đã trải qua và quảng cáo, khuyếch trương (truyền thông Marketing). Trong 4 nguồn trên chỉ có nguồn thứ tư là nằm trong tầm kiểm soát của cơ sở cung cấp dịch vụ.

Sự cảm nhận khách hàng về chất lượng được chia thành 3 mức độ cơ bản: - Chất lượng tốt: Dịch vụ cảm nhận vượt quá sự trông đợi của khách hàng . - Chất lượng thoả mãn: Dịch vụ cảm nhận phù hợp với sự trông đợi của khách. - Chất lượng tồi: Dịch vụ cảm nhận dưới mức trông đợi của khách hàng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp sử dụng lao động về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)