Kiểm định các giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá chất lượng và sự hài lòng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp sử dụng lao động về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam (Trang 92)

x 100% Mong đợi (E)

3.4.2.Kiểm định các giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá chất lượng và sự hài lòng

thời gian đáp ứng công việc với sự hài lòng

Xuất phát từ khung mô hình nghiên cứu đề xuất trên, luận án đưa ra một số giả thuyết (Hypotheses - H) để kiểm định tính khoa học và tính khả thi của mô hình trong một lĩnh vực cụ thể là lĩnh vực đào tạo nhân lực trình độ ĐH.

Nhóm giả thuyết về mối quan hệ giữa Chất lƣợng và Sự hài lòng:

Giả thuyết 1 (H1): Chất lượng cảm nhận về các kỹ năng của SVTN có tác động cùng chiều đến Sự hài lòng về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH.

Chất lượng cảm nhận được hiểu là sự chênh lệch giữa mong đợi của các DN sử dụng lao động với cảm nhận thực tế của họ về các kỹ năng mà SVTN ĐH đã thể hiện trong quá trình làm việc tại DN.

Giả thuyết (H1) này bao gồm các giả thuyết nhỏ sau:

(H1a):Chất lượng cảm nhận về kỹ năng kỹ thuật có tác động cùng chiều đến Sự hài lòng về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH.

(H1b): Chất lượng cảm nhận về kỹ năng nhận thức có tác động cùng chiều đến Sự hài lòng về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH.

(H1c): Chất lượng cảm nhận về kỹ năng xã hội và hành vi có tác động cùng chiều đến Sự hài lòng về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH.

(H1d): Chất lượng tổng thể về các kỹ năng có tác động cùng chiều đến Sự hài lòng về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH.

(H1e): Chất lượng cảm nhận về kỹ năng quan trọng nhất có tác động cùng chiều đến Sự hài lòng về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH.

Giả thuyết về mối quan hệ giữa Thời gian đáp ứng công việc và Sự hài lòng:

Giả thuyết 2 (H2): Thời gian đáp ứng công việc có tác động không cùng chiều đến Sự hài lòng về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH.

3.4.2. Kiểm định các giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá chất lượng và sự hài lòng sự hài lòng

rᵢ = qᵢ /e ᵢ

R = ∑ⁿᵢ₌ ₁ rᵢ / n

rᵢ trọng số = qᵢ trọng số /e ᵢ

93

Các DN đánh giá sự hài lòng của mình về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH có thể khác nhau do ảnh hưởng của các nhân tố tác động. Phần phân tích trong chương 1 đã đưa ra 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc đánh giá:

(1)Nhóm nhân tố liên quan đến các DN đưa ra đánh giá, bao gồm:

o Địa bàn hoạt động của DN

o Loại hình DN

o Lĩnh vực hoạt động của DN

o Quy mô nhân lực của DN

o Tỷ lệ cán bộ có trình độ ĐH trong DN

(2)Nhóm nhân tố liên quan đến đối tượng được đánh giá, bao gồm:

o Khối ngành đào tạo của SVTN

o Loại hình đào tạo

o Loại hình trường và uy tín cơ sở đào tạo

Do phạm vi nghiên cứu của luận án không đi vào tìm hiểu sự hài lòng về chất lượng đào tạo của từng trường ĐH mà nghiên cứu chung cho tổng thể các trường ĐH ở VN. Mặt khác, tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay đã cho thấy số lượng SVTN được tuyển dụng vào làm việc trong các DN, đa phần được đào tạo từ các trường công lập và từ hệ đào tạo chính quy. Chính vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, người nghiên cứu không có điều kiện để mở rộng phạm vi nghiên cứu ra tất cả các nhân tố ảnh hưởng, mà chỉ có thể chọn lọc ra những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc đánh giá.

Trong nhóm nhân tố thứ nhất, cả 5 nhân tố liên quan đến DN đưa ra đánh giá, đều được lựa chọn. Trong nhóm nhân tố thứ hai liên quan đến đối tượng được đánh giá, luận án chỉ dừng lại ở nhân tố đầu tiên là khối ngành đào tạo của SVTN. Như vậy, trong nghiên cứu của luận án sẽ có 6 nhân tố tác động đến việc đánh giá sự hài lòng của DN về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Địa bàn hoạt động của DN - Loại hình DN

- Lĩnh vực hoạt động của DN - Quy mô nhân lực của DN

- Tỷ lệ cán bộ có trình độ ĐH trong DN - Khối ngành đào tạo của SVTN

Từ đó, luận án đưa ra các giả thuyết liên quan đến sự khác biệt trong đánh giá sự hài lòng về chất lượng như sau:

Giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá giữa các DN theo địa phƣơng

Thông thường, các DN đóng ở các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm thường có nhiều cơ hội để lựa chọn lao động hơn các DN ở các địa bàn khác. Với một nguồn cung lao động dồi dào như vậy, các DN đóng ở các địa bàn này có thể sẽ có những đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn về chất lượng đào tạo NNL trình độ ĐH, từ đó ảnh hưởng đến sự hài lòng của họ.

Điều này làm hình thành giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá giữa các DN đóng ở các địa bàn khác nhau. Do một số giới hạn về không gian và thời gian, khảo sát trong nghiên cứu của luận án tập trung nhiều vào địa bàn thủ đô Hà Nội. Chính vì vậy, người nghiên cứu đặt ra giả thuyết:

Giả thuyết 3 (H3): Có sự khác biệt trong đánh giá sự hài lòng về chất lượng đào tạo

nhân lực trình độ ĐH giữa các DN đóng ở các địa phương khác nhau.

94

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2005, các loại hình DN ở Việt Nam bao gồm: - Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành

viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) - Công ty cổ phần

- Công ty hợp danh - Doanh nghiệp tư nhân

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Ngoài ra, do đặc thù của nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, ở nước ta còn có 1 loại hình DN hay được nhắc đến là DNNN. Doanh nghiệp nhà nước là DN trong đó nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.

Các loại hình DN khác nhau sẽ có liên quan đến trình độ phát triển sản xuất, trình độ quản lý, cũng như văn hóa kinh doanh của DN, từ đó sẽ dẫn đến những sự khác biệt đánh giá về chất lượng và sự hài lòng. Chẳng hạn như, các DN nước ngoài, với ưu thế là sự tiếp cận dễ dàng hơn với các tiến bộ của khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý ở mức độ tiên tiến hơn, có thể sẽ có những mong đợi và yêu cầu cao hơn đối với các kỹ năng cần có của người lao động.

Điều này làm xuất hiện giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá giữa các DN thuộc các loại hình khác nhau:

Giả thuyết 4 (H4): Có sự khác biệt trong đánh giá sự hài lòng về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH giữa các DN thuộc các loại hình khác nhau.

Giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá giữa các DN theo lĩnh vực

Theo quyết định số 10/2007/QĐ-TTG ban hành ngày 23/01/2007 về Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, danh mục ngành nghề kinh tế ở nước ta được chia thành 21 ngành (Phụ lục 1).

Thông thường, người ta có thể nhóm các ngành nghề kinh doanh này thành 2 nhóm chính: (1) Sản xuất, chế biến, xây dựng và (2) Thương mại, dịch vụ, vận tải.

Do tính chất công việc, rõ ràng lao động trong các DN sản xuất sẽ phải có những đòi hỏi khác kỹ năng so với các DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Thông thường, trong các DN sản xuất hay sử dụng nhiều lao động kỹ thuật hơn. Còn DN thương mại, dịch vụ thường hay sử dụng nhiều lao động được đào tạo từ khối kinh tế hơn.

Mặt khác, ngay cả trong cùng lĩnh vực sản xuất hoặc thương mại, các DN thuộc lĩnh vực công nghệ cao như điện tử- viễn thông-công nghệ thông tin thường đòi hỏi lao động có trình độ cao nên việc đánh giá sự hài lòng về chất lượng đào tạo đối với các DN này cũng khác so với các DN sản xuất kinh doanh thông thường.

Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, ngoài 2 lĩnh vực sản xuất và thương mại, dịch vụ nói trên, các DN hoạt động trong lĩnh vực điện tử-viễn thông-công nghệ thông tin cũng được tách riêng ra để xem xét đánh giá sự hài lòng của họ về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH.

Người nghiên cứu thiết lập giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá giữa các DN thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau:

Giả thuyết 5 (H5): Có sự khác biệt trong đánh giá sự hài lòng về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH giữa các DN thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau.

Giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá giữa các DN có quy mô nhân lực khác nhau

95

Ở các DN có quy mô nhân lực lớn, số lượng lao động nhiều, đến từ nhiều cơ sở đào tạo khác nhau, họ sẽ có nhiều thông tin và kinh nghiệm hơn các DN có quy mô nhân lực nhỏ trong việc đánh giá xem các kỹ năng mà sinh viên được đào tạo ra có đáp ứng được yêu cầu của công việc hay không.

Việc phân chia quy mô nhân lực trong nghiên cứu này được dựa vào Chương 1, Điều 3, Nghị định 56-2009/NĐ-CP về phân loại doanh nghiệp (Phụ lục 2). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo đó, quy mô nhân lực của DN trong nghiên cứu này sẽ được chia 4 mức: - Dưới 10 người : Quy mô nhân lực siêu nhỏ

- Từ 10 đến 50 người : Quy mô nhân lực nhỏ - Từ 51 đến 200 người

:

Quy mô nhân lực vừa - Trên 200 người : Quy mô nhân lực lớn

Người nghiên cứu thiết lập giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá giữa các DN có quy mô nhân lực khác nhau:

Giả thuyết 6 (H6): Có sự khác biệt trong đánh giá sự hài lòng về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH giữa các DN có quy mô nhân lực khác nhau.

Giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá giữa các DN có tỷ lệ cán bộ có trình độ ĐH khác nhau

Trong nghiên cứu sự hài lòng về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH, việc đánh giá sẽ bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ cán bộ có trình độ ĐH trong DN.

Theo số liệu thống kê, (Tổng cục Thống kê, 2013b: 117, 118), tỷ lệ lao động có trình độ ĐH trong các DN bình quân của cả nước năm 2012 là 15,2%, trong đó lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ lệ thấp nhất (7%), lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm chiếm tỷ lệ cao nhất, gấp 10 lần lĩnh vực thấp nhất (70,8%).

Tỷ lệ cán bộ có trình độ ĐH trong nghiên cứu này được chia thành 4 mức: - Dưới 10% : Tỷ lệ cán bộ có trình độ ĐH ở mức thấp

- Từ 10 đến dưới 20% : Tỷ lệ cán bộ có trình độ ĐH ở mức trung bình

- Từ 20 đến dưới 30% : Tỷ lệ cán bộ có trình độ ĐH ở mức khá cao - Từ 30% trở lên: Tỷ lệ cán bộ có trình độ ĐH ở mức cao

Như vậy, nếu DN có số lượng nhân viên tốt nghiệp ĐH nhiều thì yêu cầu của họ về các kỹ năng cần có của người lao động cũng khác, đồng thời các đánh giá của họ về chất lượng ĐTĐH và sự hài lòng rõ ràng cũng sẽ đầy đủ và toàn diện hơn so với các DN có số lượng nhân viên tốt nghiệp ĐH ít.

Do đó, việc đưa tỷ lệ cán bộ có trình độ ĐH vào để xem xét sự khác biệt trong đánh giá sự hài lòng về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH là điều cần thiết. Từ đó, người nghiên cứu đặt ra giả thuyết:

Giả thuyết 7 (H7): Có sự khác biệt trong đánh giá sự hài lòng về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH giữa các DN có tỷ lệ cán bộ có trình độ ĐH khác nhau.

Giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá theo khối ngành đào tạo SVTN

Như trong phần phân tích ở chương 1, khối ngành đào tạo của SVTN cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến sự đánh giá sự hài lòng của DN về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH. Do tính chất của công việc, các yêu cầu về chất lượng đối với nhân lực được đào tạo từ các khối ngành khác nhau có thể khác nhau, từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của DN sử dụng lao động.

Thông thường, đội ngũ nhân lực làm việc trong các DN thường được đào tạo từ 2 khối ngành chủ yếu là Kỹ thuật-công nghệ và Kinh tế-Quản lý. Nghiên cứu định tính

96

thông qua các cuộc phỏng vấn sâu với một số DN đã cho thấy có sự khác biệt trong đánh giá. Chẳng hạn như kỹ năng thuyết trình hay đàm phán đối với nhân lực được đào tạo từ khối ngành Kinh tế-Quản lý có thể được coi là quan trọng hơn so với khối kỹ thuật- công nghệ. Trong khi đó, tính kỷ luật trong công việc đối với khối ngành Kỹ thuật-Công nghệ thường được đánh giá quan trọng hơn với khối ngành Kinh tế-Quản lý bởi kỹ năng này có liên quan trực tiếp đến kỷ luật, an toàn lao động.

Chính vì vậy, người nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá liên quan đến khối ngành đào tạo của SVTN như sau:

Giả thuyết 8 (H8): Có sự khác biệt trong đánh giá sự hài lòng của DN về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH giữa 2 khối ngành Kỹ thuật-Công nghệ và khối ngành Kinh tế-Quản lý.

Có thể tóm tắt các giả thuyết về sự khác biệt về đánh giá trong mô hình nghiên cứu của luận án trong bảng sau:

Bảng 3.5: Các giả thuyết về sự khác biệt trong đánh giá sự hài lòng về chất lượng Có sự khác biệt

trong đánh giá sự hài lòng của DN về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ ĐH

• giữa các DN đóng ở các địa phương khác nhau (H3) • giữa các DN thuộc các loại hình khác nhau (H4)

• giữa các DN thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau (H5) • giữa các DN có quy mô nhân lực khác nhau (H6)

• giữa các DN có tỷ lệ cán bộ có trình độ ĐH khác nhau (H7) • giữa khối ngành Kỹ thuật-Công nghệ và khối ngành Kinh

tế-Quản lý (H8)

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp sử dụng lao động về chất lượng đào tạo nhân lực trình độ đại học ở việt nam (Trang 92)